loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-12-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con mới có duyên với đạo Phật chỉ gần đây thôi, nên con xin trình pháp Thầy những chiêm nghiệm của con theo một cách hiểu giản đơn về "vô thường, khổ, vô ngã" trong chuyện của con với mấy cây hoa lan. Con mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con kính chúc thầy sức khoẻ ạ.

Bữa nay con chiêm nghiệm ra một việc: có sở hữu tức là đã dính mắc rồi, là mầm mống của khổ đau rồi.

Con liên hệ với việc có mấy chậu lan ở nhà. Con bắt đầu thích thú chơi lan, nên có sưu tập vài cây để chơi. Vui vì sở hữu lan đó, nhưng rồi lo lắng thời gian sắp tới phải đi xa, không thể chăm tưới cho lan được. Vậy là lan trở thành gánh nặng cho con, bớt là niềm vui rồi. Mà gửi người khác thì là mình lại mang nợ người ta, mà họ chăm sóc giúp mình thì còn gì là thú chơi lan nữa nhỉ? Tâm bất an chỉ vì sở hữu là vậy. Bởi vậy bây giờ mà có nhà cửa, có quần áo đẹp, có công việc lí tưởng, có người chồng yêu thương... những cái đó là sướng đó, nhưng cũng là những tiềm ẩn của khổ đau một khi những cái đó bị mất đi, bị xa lià hay bị hư hại. Hưởng thụ những điều đó, nhưng không bám chấp vào nó để bớt khổ một khi điều không lành xảy ra. Không dựa vào bên ngoài vì những cái đó mang tính chất hên xui, tưởng của mình đó nhưng lại không phải của mình, tưởng là mình đó nhưng lại không phải là mình. Chỉ nên quay vào bên trong và đó là chỗ dựa vững chắc nhất-không bao giờ từ bỏ mình.

Ồ quay lại chuyện cây lan, thêm một cái khổ nữa con mới phát hiện ra là tâm bất an chỉ vì lo lắng cho tương lai, tâm không còn ở trong hiện tại. Con nhận ra cái tâm lăng xăng và mỉm cười. Pháp đến lặng lẽ, pháp đi lặng lẽ.

Con kính ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Mỗi khi con nhận được thư hồi đáp của Thầy tâm con hoan hỷ vì những gút mắc trong quá trình thực hành được Thầy chỉ dạy để con thấy ra mà điều chỉnh. Tuy con không được ở gần Thầy để lui tới nghe Thầy chỉ dạy một cách trực tiếp, mặc dù con đang ở nơi đất khách quê người chưa có dịp để về viếng thăm Thầy nhưng trong lòng con có cảm giác như Thầy đang ở rất gần con vậy! Chắc là vì mỗi ngày con đều nghe Thầy giảng pháp và rong ruổi đến chùa online vào thư viện hoặc vào mục thư hỏi đáp... nên con học được rất nhiều điều lợi lạc cho bản thân. Con thầm nói lời sadhu đến Thầy và tất cả các đạo hữu đã bỏ thời gian và công sức thành lập trang web thật sự hữu ích đến với ai đang tầm cầu học đạo hoặc những ai có nhiều nỗi khổ để mà thấy ra.
Thưa Thầy, khi tâm quan sát thân, thọ, tâm và pháp qua mọi động tác, mọi lúc, mọi nơi thì đó là tánh biết quan sát mà có thể cũng được gọi là tâm rỗng lặng trong sáng đang quan sát phải không thưa Thầy? Và sự quan sát như một máy camera đang làm việc mà không có bản ngã làm, khi bị gián đoạn vì một nguyên nhân nào đó thì liền bị bản ngã chen vào khuấy động, tâm liền nhận diện có sự đột nhập của một thành phần bất hảo nên nó quay trở về trực nhận và tiếp tục với công việc đang bỏ lỡ. Kính xin tri ân Thầy cho con được biết làm như vậy có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2020

Câu hỏi:

Kính trình thầy:

Ai tu, ai chứng, ai cầu
Ôm chi chấp trước ưu sầu đeo mang
Tâm không tỉnh giác thênh thang
Nụ cười vi tiếu vẫn đang trêu người.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Sư Ông!
Lời dạy của sư ông trên hỏi đáp: "...Cho nên không bao giờ có niềm vui thật sự trong gia đình hay trong xã hội, vì trong những bối cảnh lệ thuộc vào nhau đó, niềm vui của người này có thể là nỗi đau của người khác, con không thấy thế sao?..."
Những bài học mà con trải qua đã giúp con cảm nhận được thực sự lời chỉ dạy này. Con đã trải qua những thống khổ, tủi nhục mà trong đó cũng gồm rất rất nhiều lần con luôn là kẻ thua cuộc, Chính những lần thua cuộc, đau khổ trong tủi nhục con đã cảm nhận được sự cảm thông khi con hơn một ai đó, khi gặp những người bất hạnh và kém may mắn hơn mình. Và khi bản ngã bất lực, tuyệt vọng buông xuống mọi thứ thì bên trong con có một sự nhẹ nhàng mà trong đó con cảm nhận được có một sự bao dung với chính những người đã gây ra cho con những tổn thương. Và cũng giúp con thấy ra: hơn người, chiến thắng người không còn là điều hạnh phúc nữa. Sự hả hê trên chiến thắng một ai đó, đạt được một điều gì đó quá mong manh giữa 7,8 tỷ người vì "quả quýt dày thì có móng tay nhọn". Luôn cố gắng phấn đấu để hơn người thì sẽ là một cuộc đua không có hồi kết và nếu có hồi kết thì cũng chỉ là một bản ngã dày đặc tham sân si và đầy tổn thương.
Niềm vui đạt được điều gì đó rồi sẽ mau chóng trở nên nhàm chán. Không biết tại sao nhưng con là một người "cả thèm chóng chán" vì vậy con cảm nhận điều này rất nhanh. Lời khen, sự tán thưởng của người khác rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng một cách nhanh chóng.
Thực sự con chưa trở về một cách trọn vẹn thực sự để có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc sư ông chỉ dạy chỉ có khi nào thực sự tại đây và bây giờ. Nhưng con hiểu ra những hạnh phúc tục đế mà con người ta mong muốn và nghĩ đó là hạnh phúc chỉ là những niềm vui thỏa mãn nhất thời.
Nên con cũng hiểu tại sao Đức Phật lại chỉ dạy: “Như núi đá không bị gió lay, bậc trí không động trước những lời bình phẩm khen chê"
Con xin kính tri ân Sư Ông! Mong sư ông bình an và giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn dịch bệnh trở lại này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Học pháp của Thầy, con dần thấy ra mọi sự ngày càng trở nên giản dị.
Trong công việc, cuộc sống, các mối quan hệ gia đình, xã hội trở nên đơn giản và nhẹ nhàng đối với con. Mọi thứ đều hài hoà theo nguyên lý của Pháp, mọi sự thuận theo tự nhiên.
Khi thấy rõ mình hơn thì cũng thấy rõ tâm, tính người khác hơn.
Con sống thấy mình vui vẻ, vị tha, tuỳ duyên thuận pháp hơn và mọi thứ xung quanh cũng tốt hơn.
Hôm nay con đang đọc cuốn “Thực tại hiện tiền” và đến đoạn có câu “Quán Tự Tại” rất hay, con thấy chính là quán pháp, là Tánh biết thấy Tướng biết, thấy pháp. Thấy ra thực tại hiện tiền nơi chính mình.
Con thấy như vậy có đầy đủ chưa thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con được trực tiếp nghe Thầy giảng 3 buổi ở Hà Nội mà con tự thấy thay đổi rất nhiều. Những lời khai thị của Thầy thực sự giản dị mà uyên thâm, giúp con trở về với tâm rỗng lặng trong sáng, hồn nhiên, vô tư, không sợ hãi. Hôm nay trong lúc thân thể mệt mỏi rã rời, tâm vẫn rỗng lặng trong sáng, tự thấy biết nổi lên toàn bộ cảm giác, xúc chạm, suy nghĩ, màu sắc, âm thanh, con đã ngộ ra điều thầy hay nói "vô chiêu thắng hữu chiêu" như thế nào. Hoá ra mọi thứ vốn sẵn đủ nơi con, khi cần tự ứng ra tâm phù hợp với hoàn cảnh.
Con biết ơn Thầy nhiều lắm! Con cầu mong thật nhiều chúng sinh được thầy khai thị bằng cả thân giáo. Con cầu mong pháp Phật nhiệm màu toả khắp nhân gian và tất cả chúng sinh đều được lợi lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2020

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Con chợt nhận ra rằng: Chữ TU nghe có vẻ to tát, thật ra ai ai cũng vẫn đều đang tu, đang trên hành trình giác ngộ, giải thoát. Cho dù người đó có biết đến Đạo Phật hay không là tín đồ của Đạo Phật thì cũng vẫn vậy mà thôi. Con đường dẫn đến giác ngộ ở mỗi người là khác nhau, vì mỗi người có nghiệp khác nhau, có hoàn cảnh, điều kiện và đều cần học ra những bài học dành cho riêng mình. Kinh điển cũng không do Đức Phật viết và Ngài cũng không bảo ai viết lại. Vì khi đã ngộ ra thì Ngài hiểu thật ra thì chẳng ai dạy được ai điều gì, vì mỗi người họ cần học bài học của họ. Có cố tránh bài học đó lần này thì rồi sẽ phải gặp lại bài học đó vào một lúc nào khác và phải học cho ra bài học đó một cách rốt ráo thì rồi nó mới không quay trở lại nữa. Trong muôn thỉ kiếp luân hồi, chúng ta phải học rất rất nhiều các bài học khác nhau. Học cho đến khi nào hết không còn bài học nào để học nữa thì người đó đã giác ngộ hoàn toàn và giải thoát đúng không ạ, thưa Thầy?

Người ta sẽ chỉ học được ra bài học (ngộ ra) khi người ta dám sống, dám dấn thân, dám trung thực đến tận cùng với chính mình và tự do thật sự trong mọi suy nghĩ, hành động, việc làm của mình. Chỉ cần đúng với chính mình, mình tin tưởng và tự tin về điều đó là hành động thôi. Thậm chí cũng không tự tin lắm nhưng thấy đây là việc mình nên làm thì cứ làm thôi. Tất cả đều giúp cho ta học ra bài học. Khi mình còn nghĩ quá nhiều và luôn lo sợ bị người khác phán xét, đánh giá, cười chê hoặc dính mắc vào sự khen ngơi, tán dương,... thì mình còn loay hoay học đi học lại bài học đó. Chỉ có các bậc đã giác ngộ hoặc đã chứng đắc vào dòng Thánh thì mới nhìn thấy được căn cơ, điều kiện của từng người để có cách giúp họ tự ngộ ra bài học của mình. Người biết đến Đạo Phật chỉ khác người chưa biết đến Đạo là hiểu và chấp nhận mọi sự đến với mình trong hiện tại. Rằng khổ luôn luôn là người bạn song hành với mình trên mọi nẻo đường đời. Song nếu hiểu được thì sẽ vẫn thấy chấp nhận được khổ và an vui ngay trong khổ mà không cần chạy trốn đi đâu hoặc cầu cứu ai. Luật nhân quả không trừ một ai, nên chỉ cần chánh niệm (chú tâm quan sát) mỗi sự việc đến với mình để hiểu được đây là quả, vậy nhân đâu và điều kiện để có quả hôm nay là gì? Biết sống có chánh niệm và biết suy xét thì cơ hội học được ra bài học sẽ cao hơn, đúng không ạ, thưa Thầy? Khi tâm xúc chạm với 8 ngọn gió đời, nếu thấy biết rõ ràng thì sẽ giảm dần tham, sân, si.
Con kính bạch Thầy! Nếu một Phật tử hiểu sâu về nhân quả thì họ có thể chia sẻ cho học sinh, anh em bạn bè, đồng nghiệp, doanh nghiệp để giúp mọi người có được sự hiểu biết sâu sắc về nhân quả để tránh được các việc xấu ác trong cuộc sống thì có bị gọi là "Dùng Đạo tạo đời" không ạ? Con thiết nghĩ việc gì có lợi cho người và có lợi cho người thì mình làm ạ. Con hiểu như vậy có đúng không, thưa Thầy? Xin Thầy chỉ dạy cho con được sáng ạ.
Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2020

Câu hỏi:

con xin chào Sư,
con thì hiểu tu như sau.
con xin Sư coi cho con có hiểu và hành đúng như Phật chỉ dạy chưa ạ.
tu là gì?
tu là làm cho mình không còn bản ngã nữa.
tu thế nào thì làm cho mình không còn bản ngã nữa?
mình phải biết hai thứ sau rõ ràng.
1. mình phải biết mình là ai, là gì rõ ràng.
2. mình phải biết bản ngã là ai, là gì rõ ràng.
tại sao mình phải biết mình là ai, là gì rõ ràng?
mình phải biết mình là ai, là gì rõ ràng vì mình thấy bản ngã.
khi mình không thấy bản ngã là gì rõ ràng, thì tất cả là bản ngã tu, bản ngã làm, thì càng ngày nó càng to ra.
tại sao mình phải biết bản ngã là ai, là gì rõ ràng?
vì để cho mình không còn bị nó làm cho mình thành nó nữa, không còn bị nó sai xử, không còn bị làm nô lệ cho nó nữa.
cho nên, mình phải thấy mình rõ ràng, và mình phải thấy bản ngã là gì rõ ràng.
nhưng làm thế nào để thấy mình rõ ràng? là một câu hỏi, mà mình phải trả lời được trước.
vì khi mình thấy mình là gì gì rồi, thì mình mới thấy bản ngã là gì, thì mình tu mà không có ngã.
còn khi mình không thấy mình là gì rồi, thì mình tu là bản ngã tu. nhưng trong khi mình thấy ra bản ngã đang cố gắng tu, thì mình lại thấy ra mình, thì bản ngã bị tan biến.

Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Càng nghe pháp thầy con càng thấy thật sự uyên thâm.
Như kinh dịch:
Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh vô lượng
Hay theo thầy:
Thần sinh ý
Ý sinh khí
Khí sinh hình
Khi thấy ra đạo, thấy ra pháp mới sống thuận pháp. Như ta thấy ra bản chất còn lại hình thức tuỳ cơ ứng biết nhưng vẫn không xa rời bản chất.
Khi thấy ra pháp con thấy mọi lúc mọi nơi đều là Niết-bàn dù sống trong nơi tăm tối nhất vẫn là Niết-bàn.
Quá vi tế và tuyệt diệu thưa Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con nhận ra nếu tin Ngã là thật, và làm theo ý đồ của bản ngã thì sẽ tạo nghiệp quả và luân hồi theo nhận thức của Ngã. Còn trong sự sống này, luôn có 1 nguồn năng lượng sống sinh sôi nảy nở theo ý nó mà làm mọi sự hoàn hảo (Pháp), nếu con làm thuận theo Pháp, thì sinh diệt biến đổi, là hoàn toàn tự nhiên, không có gì nghịch ý của Ngã thì không có thấy khổ trong đó. Mọi thứ diễn ra rất hoàn hảo.... Chỉ có điều con chưa thực thấy Pháp là con.

Xem Câu Trả Lời »