loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-11-2018

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy. Con xin đảnh lễ và vấn an Thầy, Dạ cho con xin được trình Pháp.
Hiện tại con thấy được Pháp ngày một rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Con thấy Pháp đó sinh diệt, con thấy được Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo) và khổ, vô thường, vô ngã. Con thấy được 1 phần của nhân quả, minh hay vô minh.
Trong cuộc sống hằng ngày những chuyện bất như ý (khổ) luôn xảy ra xung quanh con, hôm nay đứa cháu làm bể cái ly quý của con (pháp đến, khổ đế, vô thường), khi con tháy sự việc, lúc đó con thấy tâm sân nổi lên (pháp sinh) trong đầu suy nghĩ, miệng muốn la đứa bé (vô minh, ngã, tập đế). Nhưng vì tâm đang chính niệm và có minh, cho nên con thấy la đứa bé là sai, đủ duyên thì cái ly phải bể (không đứa bé thì cũng là ai đó hoặc mình), tâm sân bị thấy nên (đạo đế, diệt đế, pháp diệt). Trong lúc dọn dẹp, bản ngã xuất hiện. Tại sao mẹ nó không dọn mà mình phải dọn (pháp sinh), tại sao cái gì mình cũng phải làm (vô minh, bản ngã)....Trong khi đó con chỉ cần thận trọng, chú tâm, quan sát, dọn dẹp cho sạch là xong (minh, vô ngã, pháp diệt). Pháp đến liên tục trong và ngoài. Minh thì bờ này, vô minh thì bờ kia ngay thời, vị, tính của Pháp đó. Nhờ kiếm bén cho nên, con chém đâu đứt đó. Do ngôn ngữ hạn chế, con chỉ có thể diễn đạt đại khái, cho nên không thể nói hết được ý của con. Mong Thầy thông cảm cho con.
Không sợ không có Pháp đến mà chỉ sợ mình thấy không kịp Pháp phải không, thưa Thầy?)
Con xin chúc Thầy thân và tâm luôn được an lạc

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2018

Câu hỏi:

Thầy kính,
Hôm nay con chợt nhận ra thật điên rồ khi nản lòng trước sự xuất hiện của những trạng thái khó chịu của thân tâm, thật ảo tưởng khi mong chờ được thư thái an lành. Dẫu biết thế, nhưng chúng con vẫn cần một bóng mát để dịu bớt cơn say nắng, để bình tĩnh lại mỗi khi tâm can thiêu đốt. Con kính chúc Thầy thật nhiều sức khoẻ, mãi sẻ chia cho chúng con niềm an lạc tuyệt diệu.
Sớm bình minh trong lành
Rộn rã khúc vô thanh
Nhấp chén trà tự tại
Thoảng hương nụ huyền chi

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Thấy ra tính vô thường của thế gian là đúng, nhưng đi tìm cái hữu thường thì lại sai. Biết vạn vật đều do nhân duyên hợp thành thì đúng, nhưng thái độ phủ nhận tất cả thì lại sai. Con chiêm nghiệm thấy vậy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về sự ngăn che.
Tánh biết thì biết pháp. Biết pháp là trở về trọn vẹn trong sáng lại với thực tại thân, thọ, tâm, pháp. Thận trọng, chú tâm, quan sát là thái độ tự ứng khi hữu sự lúc đó chỉ còn lại là sự vận động của thân tâm khi đang làm một việc gì đó và trọn vẹn ngay trên việc làm đó. Khi vô sự thì tâm tự an. Sự an này chính là tâm rỗng lặng trong sáng hoặc sáng suốt, định tĩnh, trong lành trên thân, thọ, tâm, pháp. Đây là sự vận động của pháp. Tuy nhiên luôn luôn có một sự ngăn che làm cho vận hành thân, tâm, cảnh bị sai lệch đi. Hiện tại như con thấy thì chỉ có 02 loại ngăn che. Một là thái độ hoàn toàn sống trong sự che lấp và hoạt động nhận thức lẫn hành vi là hoạt động của cái ta ảo tưởng. Khi rời ra khỏi thái độ dạng này thì tánh biết phát huy rộng ra. Thực chất tánh biết lúc nào cũng vậy nhưng do tướng biết chưa nhận ra tánh biết nên cái biết chỉ là cái biết theo quan niệm, khái niệm chủ quan. Khi rời ra khỏi thái độ lý trí ý thức thì vẫn còn những hoạt động vô thức. Và hoạt động của vô thức thì cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Vì vậy mà nó như một bức màn che lấp sự thấy biết trực tiếp. Một mặt nó thu hút tướng biết vào những hình tướng do nó tự thêu dệt nên. Và như vậy rồi thì tánh biết cũng không còn trực tiếp trên pháp được nữa. Nó lăng xăng là chuyện của nó như nó đang là mà vẫn cứ chánh niệm, tỉnh giác thì đến một lúc cũng sẽ nhận ra sự sinh khởi của nó. Nhận ra sự sinh khởi của nó là do có lúc tâm rỗng lặng, trong sáng. Ở chỗ không sinh diệt thì dần dần cũng thấy ra sự sinh diệt của cái ta vi tế tự hư cấu này. Gần đây con dính mắc vào mấy chuyện tạo tác sai lầm trong công việc và đời sống nên có cơ hội rất tốt để trở về thấy ra vấn đề.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Kể từ khi được cùng các bạn ở Nha Trang vào chùa Bửu Long đảnh lễ Thầy, tâm con luôn ấn tượng bởi hình ảnh khi Thầy đi bát và con được đặt bát đến Thầy. Để rồi từ lúc đó đến nay, con đều tinh tấn quay về đọc sách chính mình rõ hơn, thật kỳ lạ là mỗi khi con dễ duôi, lơ là chánh niệm hay muốn khởi những suy nghĩ bất thiện thì hình ảnh đó lại xuất hiện và như có lực gì đó lại đập mạnh vào tâm con, giúp con chợt bừng tỉnh.

Thưa Thầy, nếu như trước đây con cảm nhận câu nói của Thầy: "Tự do là ung dung trong ràng buộc/Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" là câu nói thật độc đáo và lạ, thì giờ đây con đã thấm tận tâm can ý nghĩa thâm sâu, trong đó hàm chứa cả một đạo lý sâu xa, cả một hành trình trải nghiệm đầy đủ hỉ nộ ái ố mà nếu con không có duyên gặp được Thầy thì cả đời này con cũng không thấy ra được. Con không có phước được ở gần Thầy để được Thầy chỉ giáo nhiều hơn, nhưng mỗi ngày con vẫn hướng tâm về Thầy từ nơi xa, đọc nghe và cảm nhận được sâu sắc những lời dạy của Thầy mà có khi ở gần chưa chắc con có thể cảm nhận được.
Nhân ngày Hiến Chương các nhà giáo, con xin Thầy hoan hỉ cho con được đảnh lễ Thầy 3 lạy để tỏ lòng tri ân và tôn kính của con đến với Vị Chân Sư đã giúp con rút ngắn con đường tu tập và khả năng nhận diện khổ, vô thường, vô ngã trong con ngày một lớn hơn.
Nguyện cầu cho Thầy và quý Chân Tăng, Chân Ni luôn được bình an để tiếp tục lan tỏa ánh sáng của Phật và cứu độ chúng sinh.
Namo Buddhaya
Con D.T

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy! Con xin gửi đến Thầy lòng tri ân sâu sắc. Từ lúc biết và được nghe pháp thoại của Thầy, ứng dụng những lời chỉ dạy của Thầy, con đã thật sự thay đổi cuộc sống, con buông xả được nhiều hơn, sống thảnh thơi và an vui hơn rất nhiều. Thật sự con không biết phải nói thế nào mới tỏ được hết sự biết ơn và tôn kính của con đối với Thầy cả, ngôn từ trong trường hợp này cũng thành ra bất lực ạ.
Sau đây con có 1 câu hỏi, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy giúp con Thấy Ra ạ: Khi trong con có 1 tâm tham muốn xuất hiện, ví dụ như đã ăn đủ no rồi nhưng vì ngon miệng quá lại muốn ăn thêm mặc dù biết ăn no quá sẽ có hại cho cơ thể, nếu chiều theo cái tham này thì cái bản ngã sẽ được nuôi dưỡng ngày càng mạnh. Còn ngược lại, con muốn dẹp cái tham này đi, cố gắng nhịn thèm, không ăn nữa thì lại cũng là 1 cái bản ngã khác. Hoặc ví dụ con mỗi ngày con đều ngồi thiền (Vipassana, chứ không phải thiền định ạ), niệm Phật thì ngày đó con giữ được sự quân bình trong tâm, thấy tâm an vui, giữ được sáng suốt, định tĩnh trong lành. Ngày nào không ngồi thiền, niệm Phật thì ngày đó tâm không quân bình được, và cũng không giữ được sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành nữa. Như vậy thì việc ngồi thiền, niệm Phật hàng ngày của con là thuận pháp hay là con đang nương tựa, dính mắc và dựng lên 1 cái bản ngã từ việc ngồi thiền, niệm Phật để tâm được thanh tịnh ạ?
Con xin thành kính cảm tạ Thầy. Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh, an vui ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thày,

Hằng ngày, con thấy tâm mình vẫn đầy đủ lăng xăng mọi chuyện khi tiếp xúc với sự đời. Ngày xưa thì con thấy chán, và thậm chí còn bực mình nữa. Nghĩ là sao mãi mà mình chưa định tâm, trong sáng được. Khi được nghe thày giảng, con hiểu rõ được việc lấy tham mong được định, lấy sân đuổi sân cũng như lấy dầu chữa lửa.
Bây giờ cứ cái gì nổi lên trong tâm thì con lại thong thả hơn để nhận ra, và quan sát. Con thấy thái độ của mình bình thản hơn khi trạng thái tâm của mình biến chuyển đến và đi. Con thấy mình biết chấp nhận và nhìn ra lỗi của mình hơn. Chính trong cái sự thấy đó con thấy mình tự do và an lành hơn Thày ạ.

Con lại làm bài thơ nhỏ kính dâng Thày và các đạo hữu ạ.

Lặng yên nhìn lại tâm mình
Từ vô lượng kiếp vẽ hình sân si
Đường dài chớ nóng ruột chi
Non cao vách thẳm dễ gì vượt ngay
Thấy ảo ảnh rõ đường mây
Mịt mùng xiềng xích có ngày cũng tan./.

Kính mong Thày từ bi chỉ bảo thêm cho chúng con.
Con
Chân Bản Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2018

Câu hỏi:

"Cuộc đời của một con người ví như một quyển sách, một trang sách đại diện cho một ngày, từng chữ đại diện cho giây phút hiện tại. Một người cẩn thận họ sẽ đọc từng chữ một, đọc xong một trang sách họ biết sách viết gì, nói gì, đọc xong một quyển sách họ hiểu được toàn bộ cuốn sách, toàn bộ ý nghĩa cuộc đời. Một người cẩu thả, họ đọc lướt qua, bỏ sót nhiều dòng, nhiều trang, cuối cùng đến cuối cuộc đời họ không biết quyển sách viết gì, thôi để kiếp sau có thời gian rảnh đọc lại."

Thầy ơi, con thấy câu chuyện của bạn này chưa chính xác đâu ạ. Vì biết kiếp sau có được làm người không mà đòi đọc lại. Đọa làm thân con vịt chẳng hạn. Có thời gian rảnh suốt ngày cạc cạc cạc chứ đọc lại được gì.
Thầy ơi, thầy đừng trách con nhiều chuyện. Tại con chỉ muốn bạn ý ngộ ra rằng có những cơ hội đi qua rồi không thể có lại được nữa đâu..

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con cám ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con hôm qua (9/11/2018) về chủ đề tóm tắt quá trình tìm Đạo, nhân đây con xin chia sẻ câu chuyện “Quyển sách”, câu chuyện đó như sau:
Cuộc đời của một con người ví như một quyển sách, một trang sách đại diện cho một ngày, từng chữ đại diện cho giây phút hiện tại. Một người cẩn thận họ sẽ đọc từng chữ một, đọc xong một trang sách họ biết sách viết gì, nói gì, đọc xong một quyển sách họ hiểu được toàn bộ cuốn sách, toàn bộ ý nghĩa cuộc đời. Một người cẩu thả, họ đọc lướt qua, bỏ sót nhiều dòng, nhiều trang, cuối cùng đến cuối cuộc đời họ không biết quyển sách viết gì, thôi để kiếp sau có thời gian rảnh đọc lại.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con xin tóm tắt quá trình tìm Đạo của con như sau:
1. Con bắt đầu tập ngồi thiền cách đây 4 năm, con tự học thiền trên Youtube qua video “Sự thật về tâm linh - Con đường tìm về bản thể” của Minh sư Patriji. Khi ngồi thiền con cảm nhận cơ thể tự chuyển động, lắc lư, và gập người xuống sát nền, ban đầu con cũng dùng lý trí chống cự nhưng sau đó thôi kệ. Sau khi xả thiền con nhận được cảm giác hỉ lạc vô cùng và sau đó con cũng hết bệnh đau lưng do gai cột sống.

2. Năm 2017 con làm nhà nên không còn không gian riêng để ngồi thiền nữa, con bắt đầu chuyển qua đọc sách, con phát hiện ra hầu hết những người thành công trên thế giới đều vận dụng định luật hấp dẫn vào trong đời sống. Lúc này con do dự giữa 2 con đường đi đến thành công: (1) Buông bỏ để tâm tĩnh, trí sáng, hoàn cảnh sẽ thúc dục ta hành động; (2) Áp dụng luật hấp dẫn vào cuộc sống.

3. Sau khi con làm nhà xong, đã có không gian riêng để ngồi thiền, con chọn phương pháp (1) và ngồi thiền trở lại nhưng không thể định được, cái tâm cứ lờ đờ buồn ngủ, lúc thì trạo cử. Con chuyển qua nghe pháp của Thầy, sư Giới Đức, thầy Minh Niệm, thiền sư Sayadaw U Jotika, Krishnamurti, Osho, và nghiên cứu về Đạo của Lão Tử.

4. Sau khi tham khảo xong, con bèn kết hợp 2 phương pháp, lập ra một thời gian biểu sinh hoạt trong ngày dán quanh nhà, mỗi ngày ngồi thiền 3 cữ, buổi sáng bắt đầu từ 4h sáng... Tập được một thời gian, con xé hết thời khóa biểu đi, không tập nữa vì cảm thấy mình nóng tính hơn, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác nhiều hơn.

5. Hiện tại con đang thực hành theo phương pháp thầy hướng dẫn không còn ngồi thiền nữa mà thiền trong lúc ngồi, con nhận thấy Phật pháp thật vi diệu không như cách nghĩ ban đầu của con ở mục 2. Cách đây 2 tuần con nghe bài pháp “4 loại tỉnh giác, tự do kỷ luật thật sự...” con mới phát hiện ra trang web này và cảm thấy trang web này thật bổ ích với những người đi tìm Đạo như con. Giờ đây con đã sáng tỏ câu nói “Khi học trò sẵn sàng thì vị thầy xuất hiện”.

Thầy cho con hỏi mấy ý sau:
- Ở mục số 1, khi cơ thể con tự chuyển động cái đó có phải là do sự vận hành của tánh biết không thầy?
- Bây giờ con đang thực hành tinh tấn chánh niệm tỉnh giác và buông xả hoàn toàn khi thư giãn. Vậy có cần làm thêm gì nữa không thầy?
Con xin chân thành cảm ơn và chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »