loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 420 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Nhân có bạn hỏi về tứ thiền Phật nói trong kinh Pali (kinh "Phân biệt về sự thật"), con xin trình bày điều con hiểu qua tìm hiểu và xem bài giảng của Thầy. Nếu có sai xin Thầy chỉ dạy để bản đồ đạo lộ được rõ. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Tứ thiền vô vi là có, nhưng khác với cách thực hành đạt tứ thiền của ngoại đạo (Bà La Môn). Đầu tiên, định vô vi có được nhờ thực hành sống theo Bát chánh đạo, do đó tâm dần trở nên không vọng động, tức "bình thường tâm" khi xúc chạm việc đời. Tâm chánh niệm tỉnh giác sẽ tự ứng Giới Định Tuệ khi có việc. Tâm lúc này ly dục ly bất thiện pháp, định tĩnh trong cuộc sống và mọi oai nghi. Đây là điểm khác biệt của định Phật giáo so với (dính mắc) vào sự cố ý ngồi rèn luyện để có định của ngoại đạo (sở đắc của bản ngã).

Còn khi ngồi thả lỏng vô sự, tâm rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng thì tâm cũng tự ứng Giới Định Tuệ. Nếu ứng yếu tố "Định" mạnh thì có định vô vi một cách tự nhiên, tuỳ lúc giải thoát khỏi các uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành hoặc cả bốn uẩn một lúc mà không cần phải xác định xem đó là chứng những bậc thiền thứ mấy. Nếu ứng yếu tố "Tuệ" mạnh thì tâm "nhu nhuyễn dễ sử dụng", biết tuỳ lúc ứng pháp, đến mức độ phù hợp sẽ tự ứng các tuệ giải thoát và biết đến lúc có thể hướng tâm giải thoát.

Mọi thứ đều đến đi một cách tự nhiên đến khi rốt ráo, nhờ thực hành theo Bát chánh đạo. Vì thế trong kinh Tứ Niệm Xứ hay kinh Chuyển Pháp Luân khi độ 5 anh em Kiều Trần Như, Phật không nói về các tầng thiền mà nói về tứ Thánh đế.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, cho con xin hỏi: Khi căn tiếp xúc với trần thì chúng ta "trọn vẹn như nó đang là", và câu: "Thiền là trở lại soi sáng thân và tâm mình qua sự tương giao với đời sống". Hai câu này có mâu thuẩn nhau không Thầy, trọn vẹn như nó đang là thì con hiểu và đang thực hành, còn "soi sáng...." thì con không hiểu.
Kính mong Thầy chỉ dạy. Kính chúc Thầy luôn được bình an!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2016

Câu hỏi:

Chào Thầy,
Con xin hỏi, có lần con nghe Thầy giảng "thiền là trở lại soi sáng thân và tâm mình qua sự tương giao với đời sống bên ngoài". Nếu là đúng như vậy, con xin hỏi Thầy là thầy nói theo ý Thầy hay lời Phật. Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm nay con vào trang hỏi đáp, đọc được 2 câu hỏi của 2 vị phật tử hỏi Thầy làm sao biết ai là vị Thầy chân chánh để nương theo tu học và nên học theo Phật Giáo nào, Đại Thừa hay Nguyên Thuỷ? Lời Thầy dạy đúng như những gì con suy nghĩ và thực hành hiện nay. Hiện nay con thực sự cũng mới tập tu và không có Thầy chỉ dạy. Trong giai đoạn này, con thấy mình phù hợp pháp học và hành của Phật Giáo Nguyên Thuỷ và may mắn là có duyên lành được học hỏi từ Thầy, mặc dù từ xa. Mỗi khi con không rõ điều gì về pháp học và pháp hành con đều hỏi Thầy. Con rất quý kính Thầy. Thầy như một quyển Tự Điển Vạn Khoa Toàn Thư của con. Con luôn kính mong Thầy khoẻ mạnh an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông.
Nhận được lời khuyên của Sư Ông khiến con cảm động và tự tin lên rất nhiều. Đúng như lời Sư ông dạy "Sai thì sửa". Có lẽ không có ai thiệt thòi bằng kẻ không bao giờ dám thay đổi chỉ vì sợ "sai". Bởi sai hay đúng cũng đều là bài học.
Thời gian này, giờ ngồi thiền mà trong con lại chẳng có chút định tĩnh nào cả. Nó cứ như là đang đi vào một cõi mù mờ sương khói, không có gì rõ ràng hết. Con cũng thử như cách Sư ông dạy "đang sao thì thấy vậy". Mà rồi cũng vẫn "tịt lối đi". Vậy nên con ít khi ngồi thiền, mà đi kinh hành. Nói đi kinh hành chứ thật ra con cứ đi vậy thôi, ngắm mưa với mấy chậu hoa lan. "Tụi nó" còn Niết-bàn hơn con vạn lần. Thế mà rồi tâm trí con vẫn cứ vẩn vơ đâu đâu.
Con đọc trong Kinh luận có dạy đại ý là khi mà tinh thần uể oải, không còn sự hứng thú thì cần dùng tinh tấn giác chi. Trong trường hợp con như vậy thì có thể áp dụng thực tế như thế nào ạ. Cúi xin Sư ông từ bi chỉ dạy cho con.
Con thành kính tri ân Sư ông!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Sư, Đức Phật dạy thiền Tứ niệm xứ, Sư dạy Thiền không phương pháp, khác nhau thế nào, xin Sư chỉ dạy. Con cám ơn Sư.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ!

Thầy ơi, Tính đến nay con ngồi thiền trường sinh học cũng khoảng 6 năm. Nguyên do đưa con đến với môn học này do sức khỏe không tốt, con hay bệnh lắm, học môn này thì khi bệnh chỉ cần chăm chỉ ngồi thiền là hết bệnh không cần phải uống thuốc gì cả. Tuy nhiên sự thật là có nhiều người khỏi bệnh nan y nhưng cũng có nhiều người bị tâm thần. Chính bản thân con cũng thấy rất mệt mỏi, căng thẳng chứ không có sự an ổn, nhẹ nhàng khi ngồi thiền. Từ khi có duyên lành nghe Pháp Thầy giảng, con không cố gắng gồng lên ngồi thiền cho đủ 1 giờ đồng hồ như trước nữa kia nhưng vẫn duy trì khoảng nửa tiếng mỗi ngày với ý nghĩ là thì mình cứ ngồi buông ra không mong cầu gì là được. Tuy nhiên vì con thấy sâu xa trong cái gọi là duy trì, không mong cầu nghe có vẻ "hợp pháp" ấy là cái mong muốn không bệnh, không cần uống thuốc, lo sợ lỡ nghỉ ngồi thiền mà bệnh thì phải uống thuốc... Vậy nên con quyết định nghỉ không ngồi nữa ạ.

Con đang bị cảm cúm. Nghẹt mũi không thở được. Lúc như thế thì thường nghĩ và tìm cách này cách khác như xông hơi, tập thể dục... làm sao cho hết cảm, nghẹt mũi, cứ cố hít vào mà mũi tịt lại càng thêm tịt. Ngay lúc đó con thấy như là: bản ngã đây chứ đâu. Cứ kệ đi, cơ thể vẫn có không khí bằng cách thở mồm đấy thôi, thì dần dần mũi cũng thông. Thầy ơi, bản ngã nó ở mọi lúc mọi nơi thế hả Thầy?

Ngay khi thức giấc nằm nhắm mắt con có ý tưởng hình dung sẽ viết mail trình Thầy những điều này, con cảm thấy trước mặt con một vùng bao la rộng rộng mà con vẫn thấy con thở, vẫn thấy mũi đang nghẹt, tay con vẫn để trên bụng nghe ấm ấm. Cứ để im vậy thì cái vùng rộng rộng ấy có lúc tiến lại gần hơn mặt con hơn, có lúc lại tiến ra xa. Một lát sau thì hết. Đó là gì vậy hả Thầy?

Kính Thầy. Chúc Thầy cùng các Sư, Ni sức khỏe, an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin nhờ Thầy giải đáp giúp con. Con không hiểu sao con ngồi thiền thì con hay bị đau chân và có tâm lí không muốn ngồi. Nhưng khi con ngồi yên lặng quan sát mọi thứ thì thấy mọi việc trôi qua trước mắt con lúc này tâm rất tĩnh lặng, nhìn mọi cảnh vật bao la rộng lớn và con rất thích ngồi như thế. Vậy liệu có phải tâm con đang có sự lựa chọn hay không? Con làm như vậy là đúng hay sai? Con mong Thầy giải đáp thắc mắc giúp con. Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, hôm nay con ngồi thiền, không điều chỉnh hơi thở, chỉ quan sát nó thôi, thấy cung hít vô thì sâu hơn so với cung thở ra, con không tác ý điều chỉnh. Ngồi thiền xong thấy giống như cơ thể lấy lại thăng bằng, khỏe. Xin hỏi có phải khi ngồi cơ thể tự điều chỉnh và giải quyết những bất ổn của nó hay không? Con có gì sai không? Con nghe hầu hết ai cũng hướng dẫn mới ngồi thiền thì phải có tướng ngồi, phải điều chỉnh hơi thở, nhưng với con quan sát hơi thở ổn hơn, dù rằng hơi thở con chưa chuẩn lắm. Làm như vậy có phải đốt cháy giai đoạn chăng, lâu dài có nên không?
Xin được Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2016

Câu hỏi:

Khi con ngồi thiền, sao con mèo cứ sà vào sát bên, con mèo nầy bình thường không léng phéng đến gần con. Sự ngẫu nhiên hay có bí mật gì không Thầy? Kính xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »