loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 420 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy, hôm nay con xin trình pháp với thầy về đề tài ngồi thiền. <p>
Thưa thầy, với con ngồi thiền là hoạt động thăng bằng giữa tĩnh và động, vì công việc và cuộc sống của con hằng ngày rất động nên khi nào thoải mái thì con ngồi thiền như một hoạt động phục hồi thân tâm. Theo hướng dẫn ngồi thiền mà thầy đã dạy lúc đầu con không sao hiểu được nhưng nhờ có sự trải nghiệm đời sống mà dần dần biết các hành. <p>
Hoạt động ngồi thiền thực ra cũng chính là thái độ tâm trên các hoạt động khác của đời sống như đi, đứng, làm việc… mà thái độ tâm này chính là tâm thiền còn cụ thể hơn chính là trở về trọn vẹn với thực tại. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đó, cho nên khi bắt đầu ngồi thiền thầy dạy: buông xuống – trở về. Các hoạt động khác như thân như thế nào thì thấy vậy, tập khí khởi lên như thế nào thì thấy vậy, thì phần này không quan trọng vì nếu tâm trở về với thực tại thì tánh biết sẽ tự hoạt động như thế chứ không phải đó là những việc cần làm khi ngồi thiền mà con đã từng hiểu sai ý thầy. Thầy chỉ phân tích vấn đề cho con hiểu ra chứ không phải áp một phương pháp để con bắt chước theo. <p>

Như vậy ngồi thiền hay các hoạt động khác trong đời sống đều cùng bản chất đó là tâm thiền, là thái độ tâm trở về trọn vẹn với thực tại. Trở về trọn vẹn với thực tại là tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Như vậy nếu biết trở về với thực tại thì biết Thiền. Con xin trình bày với thầy về cách thức mà con trở về với thực tại. Cách thức mà con xin trình pháp với thầy là một quá trình tu tập chứ không phải một giai đoạn cục bộ nào đó. Cách thức như sau: <p>

Đầu tiên con nghe pháp để có cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và cuộc sống. Trong cuộc sống con kẹt ở chỗ nào thì con nghe những bài pháp có liên quan để mở tâm trí mình ra. Lâu ngày con thấy ra được tham, sân. Cứ tiếp tục theo hướng dẫn của thầy trong các bài pháp thoại con thấy ra nguyên nhân của tham sân. Tham sân chỉ là ngọn còn gốc là thái độ nhận thức của con trước những vấn đề đời sống. Thêm một thời gian nữa con thấy ra hướng tu, thêm một thời gian nữa con thấy ra bản ngã, thêm một thời gian nữa con thấy ra tánh biết. Con nhận ra tánh biết trong lúc con thất niệm, trong lúc thất niệm con nhận ra tánh biết vẫn thấy con đang thất niệm, thậm chí tâm đang thất niệm nhưng con vẫn làm việc được, và từ đó con sử dụng tánh biết để soi chiếu lại mình mà không còn soi chiếu bằng lí trí nữa. Soi chiếu lại mình là ở ngay đó không thêm, không bớt, không có khái niệm buông xuống với một tâm thấy thực tại nhưng không đánh giá khái niệm hóa thực tại. Soi chiếu một thời gian con nhận ra được sự trở về. Trong các bài pháp thầy giảng có chỗ con không hiểu là trọn vẹn với tâm sân, tâm tham, tâm bất an. Bây giờ con dần hiểu ra được trọn vẹn là cảm nhận thực trạng trong lặng lẽ, sáng suốt... Tánh biết chỉ thấy mà chưa cảm nhận thực tại thì chưa thực sự là trọn vẹn với thực tại. Con tin là trọn vẹn với các cảm giác, cảm xúc của thân, tâm thì có thể thấy ra chính mình và cuộc đời rõ ràng minh bạch. Con thấy tâm si là tâm trở ngại cho việc ngồi thiền lớn nhất vì tham sân không hoạt động nhưng si luôn hoạt động che mờ tánh biết. <p>
Cuối cùng con xin tóm lại, trở về không phải là một công thức, mà trở về là một quá trình gỡ ra các nút thắt mà bản ngã tự trói vào, chỉ có thông qua cuộc sống để phát hiện ra các nút thắt đó, chứ không thể gỡ ra các nút thắt bằng sự tinh tấn tu tập theo một phương pháp cụ thể nào. <p>
Con thành kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Thầy có thế hướng dẫn con thực tập xả ly 5 triền cái để nhập sơ thiền được không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, con thành tâm đảnh lễ thầy. <p>
Trước đây con ngồi thiền rất mệt do cố gắng quá mức, nhờ lắng nghe lời thầy về việc "buông" nên việc ngồi thiền hơi thở của con được cải thiện. Con có 2 câu xin hỏi thầy. <p>
1. Có lúc con ngồi thiền được khoảng hơn 1 giờ, con cảm thấy cả người dễ chịu, không còn để ý nhiều tới tiếng động, và những cảm giác đau ở thân con cũng phớt lờ được. Nhưng tới lúc này thì con để ý con chỉ để ý tới sự vào ra của hơi thở được khoảng 8 hơi thôi, không thể nào kéo dài hơn được. Con xin hỏi thầy con sẽ phải làm gì tiếp nữa? <p>
2. Nhiều lúc con cảm giác mình cố gắng quá mức, nên ngồi thiền không yên, cảm giác mệt. Ví dụ như con thức giấc lúc 4h sáng, đi kinh hành 1 tiếng rất dễ chịu, nhưng sau đó con cảm giác đầu óc cứ căng thẳng, cứ mệt. Con xin hỏi thầy việc "trả pháp lại cho pháp" là sao ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2016

Câu hỏi:

Namo Buddhāya. <p>
Kính bạch Thầy, con thực tập hành thiền cũng đã trải qua một thời gian dài nhưng vẫn không thoát khỏi bệnh hôn trầm. Khi tham vấn với nhiều vị thiện tri thức, con được biết nhiều lý do khiến mình bị hôn trầm trong khi toạ thiền, nhưng nguyên nhân chính là do con không tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trong cuộc sống thường nhật. Mặc dù con đã cố gắng hết sức để niệm thân và không để thất niệm nhưng con vẫn ngủ... chỉ sau 5 phút tinh tấn kéo chân kiết già.
Nhiều sư đệ vào chùa sau con nhưng chư vị ấy toạ thiền rất giỏi và ít bị hôn trầm lắm.
Hiện tại con cảm thấy vừa buồn vừa trách mình tại sao con lại dở đến như vậy, vừa cảm thấy xâu hổ với chư vị sư đệ vào sau. <p>
Con xin trên Thầy từ bi chỉ lối thoát cho con hiện tại. <p>
Nam mô A Mi Đà Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Thưa thầy cho con hỏi là con đã thực tập thả lỏng thân tâm khi ngồi, nhưng sao vẫn không thể định tĩnh, sáng suốt được ạ? Khi nghe pháp của thầy thì thấy đường vào tâm rất gần nhưng khi thực tập (thận trọng, chú tâm, quan sát) thì lại không được, tâm vẫn lăng xăng, có phải do thói quen đã huân tập lâu nên mới vậy? Con có nên kiên trì thực tập không ạ? Khi nghe pháp thoại của thầy con cũng ngộ ra nhiều điều nên con rất tham nghe, vậy con có bị kẹt trong cái tham này không ạ? Con kính mong thầy chỉ cho con thấy rõ để con tiếp tục thực tập ạ. Con kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy. Đầu tiên con kính chúc Thầy và chư Tăng trong chùa Bửu Long nhiều sức khỏe. Con có đôi điều muốn được hỏi Thầy. <p>
Khoảng năm 2014 con có xem trên Youtube chỉ cách ngồi thiền của 1 thầy và con đã thực hành những gì sư ông đó dạy, lúc đó con chỉ ngồi bán già. Ngồi thiền được nửa năm, con thấy con có chút thanh tịnh, bớt sân si và con cảm nhận được điều đó. Rồi do công việc, con không ngồi thiền nữa nhưng vẫn trì chú Đại Bi và tụng kinh Pháp Hoa. Từ đó đến nay, con có những chuyện buồn và điều con mong ước tưởng là được thì cuối cùng không đạt được, con buồn lắm. <p>

Con lên Youtube nghe quý thầy giảng kinh nên có duyên được nghe thầy giảng về thiền. Con nghe nhiều bài giảng của thầy và khi ngồi thiền con thấy đúng. Hiện giờ con ngồi thiền lúc 4h sáng và sau đó con tụng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Con ngồi kiết già. Thầy cho con hỏi, mình tu ngồi thiền qua lời chỉ dạy của quý thầy có được không? Con nghe nói phải gặp vị thiền sư khai tuệ cho mình thì sẽ thiền được tốt hơn. Xin thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2016

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi. Khi ngồi thiền mà thân lắc qua lắc lại hay đảo đảo người thì có sao không ạ? Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cách hành thiền của con trong các thư trước đã hỏi thầy và thầy có chỉ dạy cách thiền như vậy là nghiêng về định rồi, mấy hôm nay con buông xả hết, không quan sát hơi thở gì cả, không nỗ lực gì cả, chỉ ngồi tự nhiên, bình thản. Quá trình đó con có thể diễn tả qua 2 chữ: BUÔNG và CẢM NHẬN (hơi thở, tiếng động...). Không biết theo hướng như vậy đã đúng chưa thầy? Con chúc thầy sức khỏe, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2016

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi ở Trung tâm Hộ Tông Thầy có dạy thiền vipassana không, con muốn tham gia khóa thiền 7 ngày. Nếu có, thầy cho con thông tin liên lạc. Nếu không có, thầy có biết nơi nào dạy thiền tốt nhờ thầy chỉ giúp con, con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy hôm nay con lại thấy được pháp và cùng muốn chia sẻ với các bạn đạo hữu đang tiến hành thiền vipassana như sau: có những lúc phiền não luôn luôn khởi sanh lặp đi lặp lại rất nhiều lần thì các bạn đừng nản chí vì đây là 1 sự lợi ích rất tốt để chúng ta thấy rõ được thực tánh của pháp. Vi dụ, khi phiền não khởi sanh lần thứ nhất, chúng ta nhận biết thì nó diệt ngày lúc đó, nhưng qua 1 thời gian nó lại sanh lại, đôi lúc chúng ta không đủ kiên nhẫn rồi sanh lên tâm bực bội, chúng ta đặt cầu hỏi tại sao nó cứ sanh lên hoài như vậy? Đó là nó đang giúp chúng ta thấy rõ về tướng dụng của nó. Sanh 1 lần không rõ, lần 2,3,4.. thì mọi thứ sẽ càng ngày càng rõ ràng hơn thì tánh biết sẽ sáng hơn. Các bạn nhớ kiến nhẫn nhìn nó tự nhiên thôi đừng nóng vội thì các bạn sẽ thấu hiểu được "phiền não tức là bồ đề". Các bạn cứ xem đây là cuộc chơi đừng có căng thẳng và muốn biết tại sao vì sao, cứ nhìn nó đi rồi sẽ thấy rất thú vị mà pháp đã mang lại cho chúng ta. Con xin cảm ơn Thầy cho con được chia sẻ chút ít trải nghiệm mà con đã thấy ra cho các bạn cùng tu tập.

Xem Câu Trả Lời »