loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-10-2012

Câu hỏi:

Thầy tôn kính! Lời đầu tiên con xin phép được vấn an sức khỏe của thầy ạ! <p>
Kính thưa thầy, xin thầy hoan hỉ cho con được hỏi: gần đây, trong 1 lần ngồi thư giãn chợt con nhận thấy cửa mũi là một bến đợi để quan sát hơi thở vào ra, con không biết hơi thở từ đâu đến và đi về đâu. Sau đó con thấy thân nhẹ hẫng chỉ còn hơi thở ra đến một khoảng không và hơi thở vào cũng đến một khoảng không như vậy, rồi con nghĩ hơi thở là một trong tứ đại, là vô ngã thì ba đại còn lại cũng vô ngã nốt. Kính thưa thầy, những hiện tượng trên có phải do con tưởng ra hay không và con suy nghĩ như thế có đúng không? Con kính xin thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con và con kính chúc thầy luôn an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Thầy giảng quán thân thọ tâm pháp là phải sống với nó chứ không phải là có cái ta đứng ngoài quan sát nó. Xin Thầy giải thích và cho ví dụ cụ thể cho con dễ hiểu.

Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2012

Câu hỏi:

A, con thấy rồi thưa Thầy. Tánh biết tự thấy Pháp!!! <p>
Con cám ơn Thầy nhiều lắm!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2012

Câu hỏi:

Con xin cám ơn Thầy. Những sự nhận biết này rất tinh tế. Con sẽ tiếp tục quan sát. Con kính chúc Thầy mọi điều an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy con hiểu rồi, <p>
Tinh tấn và nhẫn nại quan sát cách thức bản ngã hoạt động mà không can thiệp vào, cho dù nó là cảm giác khó chịu, thì cũng hết sức kiên nhẫn, và không cần dùng cái Ta ảo tưởng để mong muốn thay đổi (nếu không thì nó cũng vẫn là tà định).<p>

Thưa Thầy, khi tai nghe một âm thanh chát chúa, kèm theo đó một loạt những suy diễn, rồi cảm giác khó chịu phát sinh. Khi đó con tự nhủ, âm thanh chỉ là âm thanh, thì sau đó thấy dễ chịu hơn. Con xin hỏi, như vậy có phải là cái Ta đang xử lý thái độ để thay đổi không thưa Thầy? Hay lúc này mình sẽ vẫn tiếp tục quan sát cả những suy diễn và cảm thọ khó chịu đó? <p>

Con cám ơn Thầy ạ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-06-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy,<p>
Vậy khi một người đã trở về với thực tại và thấy rõ ràng nơi Danh và Sắc, trong sự trong sáng đó thì người ấy có còn khả năng dính mắc nữa không ạ? Con cảm ơn ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2012

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Dạ hôm nay con vừa có một phát hiện mới con xin trình Thầy cho con nhận xét.<p>
Hôm nay con phát hiện ra rằng bản thân trực giác luôn luôn đi trước và hầu như luôn đúng trong mọi trường hợp mà không cần phải tư duy gì cả ạ, tư duy chỉ làm cho mọi việc thêm rắc rối và phiền phức thêm, con thấy rằng trực giác luôn luôn có câu trả lời chính xác, cực kỳ nhanh, gần như ngay đồng thời với (sự tiếp xúc) và hầu như xử lý với thời gian bằng nhau trong tất cả mọi vấn đề, con chỉ biết dùng từ (tự biết) để mô tả thôi ạ! Mà cái này rất quen thuộc với tất cả mọi người bản thân con đã có nó từ nhỏ vậy mà luôn luôn cứ bỏ qua nó! Con thấy con người luôn luôn tin vào tư duy vì trực giác quá nhanh khi đứng trước một sự việc gì đó con người thường được trực giác mách bảo thoáng qua rất nhanh mà do không để ý nên chúng ta không thừa nhận nó mà luôn phải tư duy lại vấn đề đó. Vì sau trực giác tiếp theo là tư duy quá trình này xảy ra rất nhanh nên chúng ta hầu như chỉ biết tư duy có mặt mà quên đi trực giác! Do tư duy thường mượn tri thức làm thước đo và trong thời gian tư duy thường bị lẫn ái dục (cái ta) vào nên kết quả của tư duy hầu như luôn bị ảnh hưởng, lệch hướng (thường sử dụng kinh nghiệm, khác với tư duy trực giác diễn ra tự nhiên), nếu tư duy không bị lệch thì kết quả cũng không khác gì trực giác cả, vậy mà chúng ta luôn phải dùng tư duy để kiểm chứng theo thói quen!<p>
Dạ con không biết đây có phải là chỗ (thấy biết trong sáng chưa) nhưng ngày hôm nay con đã sử dụng ngay kết quả trực giác và giảm thiểu tư duy vì con thấy không cần thiết! Và con cũng thấy rằng do quá trình tư duy mà phiền não khổ đau cũng từ đó mà phát sinh theo thưa Thầy! <p>
Và cũng vì cắt giảm rất nhiều tư duy nên đầu óc con rất khỏe và quân bình!
Con xin đảnh lễ Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy con đọc trong một số sách có nói rằng ngồi thiền đến một trình độ nào đó thì có thể quán thấy những điều mình muốn. Ví dụ như quán thấy nước tràn lan ngập nhà hoặc quán thấy dòi bọ từ trong người bò ra. Điều này có thể xảy ra hay không hay chỉ là bịa đặt. Hay đây là cách nói ẩn dụ mà con không hiểu? Mong thầy giải thích cho con được rõ. Con kính chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi tâm vắng bặt không còn tư tưởng kể cả trong vô thức chợt tánh biết thấy tâm vi tế thú vị với trạng thái đó, sau đó lại still rồi bất chợt tâm lại nói hơi buồn. Tánh Biết biết rất nhanh. Con ở trong trạng thái này hơi lâu trong lúc con đang hoạt động. Nhưng con vẫn thấy hình như có tí yếu tố định, à mà không phải?... Kính Thầy từ bi giảng giải cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi thiền tuệ ta sẽ nhận biết được những việc làm sai trái, vô minh của mình. Nhưng giai đoạn đầu thì mới chỉ nhận biết chứ chưa thể cắt đứt, diệt trừ mà phải thiền tuệ tinh tấn liên tục thì mới có thể cắt đứt, diệt trừ được những hành động vô minh, sai trái đó phải không ạ?<p>
Có phải vì chưa thể cắt đứt nên mới cần có giới và định để hỗ trợ phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »