loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-06-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin có 3 câu hỏi:
1. Thầy có dạy rằng trong Thiền tuệ chỉ cần sát-na định thôi. Con chưa hiểu rõ thế nào là sát-na định và làm thế nào để có sát-na định trong lúc thiền tập?
2. Lúc ngồi Thiền con có thể lấy oai nghi ngồi làm đối tượng thiền tuệ được không, thưa Thầy?
3. Cách đây hơn 10 năm, vào một buổi tối, sau khi mở cửa vào nhà (lúc đó nhà con vừa mới xây xong và gia đình con dọn về ở vài tuần; hiện nay con không còn ở trong căn nhà ấy nữa), mở đèn lên con bỗng thấy có 1 con rắn con (dài khoảng 2 tấc) nằm khoanh tròn ngay giữa nhà, hốt hoảng con lấy dép đập nó chết ngay. Giết nó xong con mới thấy hối hận. Việc này vẫn còn ám ảnh con và thỉnh thoảng con vẫn nhớ lại. Sau này con tu Thiền, nghe Thầy giảng pháp, hiểu biết về luật nhân quả nghiệp báo, về tâm cận tử v.v... trong thời gian gần đây con nhớ lại việc này thường xuyên hơn, ngay cả khi đang ngồi thiền. Con vẫn nguyện rằng xin con được sáng suốt để không tạo ác nghiệp mới và sẵn sàng trả ác nghiệp đã tạo trong quá khứ; sau khi ngồi Thiền xong con cũng hồi hướng công đức đến con rắn kia và cầu mong nó thoát khỏi cảnh khổ, được hưởng an lạc lâu dài. Xin Thầy chỉ dạy con phải làm gì để tâm con không bị việc này ám ảnh.
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2011

Câu hỏi:

Kinh bạch Thầy, Con đã download "Thưc tại hiện tiền" xuống và nghe đi nghe lại vẫn không thấy chán, thật là tuyệt vời Thầy ạ! Thầy đã tóm tắc giáo lý của Đức Phật vào đó, con không thể dùng ngôn từ để diễn tả tâm con được thưa Thầy. Tuyệt quá, con nghĩ mình không cần học gì nữa, quá đủ cho con rồi. Con không biết làm sao đáp đền ân Thầy. Con sẽ sống với pháp mà Thầy đã khai thị. Tuy nhiên, con còn thiếu về bài pháp "Tứ niệm xứ". Bởi Thầy nói Thực tại hiện tiền chỉ mới là lý thôi, "Tứ niệm xứ" là sự. Thầy đã bảo phải đủ lý lẫn sự mới viên dung. Con xin cám ơn thầy.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, theo như Kinh thì cả thọ và thọ uẩn đều có thể là đối tượng của pháp hành Tứ niệm xứ. Quán thọ thì nằm ở phần niệm thọ, quán thọ uẩn thì nằm ở phần quán pháp trên pháp với Ngũ Thủ Uẩn. Mà Thọ uẩn thì có thể gồm cả thọ quá khứ, thọ hiện tại và thọ tương lai… Như vậy có phải cả thọ quá khứ và thọ tương lai đều có thể là đối tượng của pháp hành Tứ niệm xứ không ạ? Và nếu không thì đối tượng “thọ uẩn” trong phần quán pháp có khác gì với đối tượng “thọ” trong phần quán thọ? Xin được Thầy chỉ giáo chỗ này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2011

Câu hỏi:

Kinh bạch Thầy,
Con nghe lời Thầy không ngồi thiền mỗi ngày nữa, nhưng sao con thấy khó chịu quá thưa Thầy. Một ngày không tu con thấy mình có lỗi, lỗi thọ của đàn-na, lỗi với mọi người xung quanh. Con tự hổ thẹn với chính mình quá.
Đúng như Thầy nói, cái bệnh tu và cái bệnh không tu. Thời gian qua con trông coi thư viện của chùa. Nơi đây là chỗ hàng ngày con học tập và hành thiền. Song, con viết một tờ thư pháp để trước mặt "PHẢI ĐẮC ĐẠO", "SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC" nhằm chỉ để sách tấn mình mà thôi và mỗi ngày con hành thiền 2 thời miên mật, đúng 1g45 mỗi khuya con ngồi đến 3g15 ra công phu khuya cùng chúng và 5g sáng ngồi lần nữa (ban ngày đi học, chiều về tụng Tịnh độ) con rất gầy ốm, nhưng con nghĩ phải chịu khó, chịu khổ để tu tập chứ không để thời gian qua mau. Thậm chí con tập được ngày ăn một bữa ngọ. Nhưng sau khi gặp Thầy, con mới biết như thế là sai, nhưng ngưng ngồi thiền lại, trạng thái tâm con khó chịu quá. Nó như bị thiếu cái gì. Thầy ơi, Con phải làm sao?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin phép vấn an sức khỏe Thầy. Bạch Thầy có khỏe không ạ? Con cảm thấy ngày nào cũng có nhiều thư gửi đến Thầy, vậy mà Thầy vẫn từ từ trả lời tất cả. Trong khi các Bậc Trưởng thượng như Thầy, chúng con đâu dễ gì gặp, chớ đừng hòng hỏi han quấy rầy. Thầy ơi! Sao Thầy quá gần gũi đối với chúng con vậy, phải chi ai cũng như Thầy thì các đệ tử sẽ rất ấm áp, sẽ đủ sức bước đi trên con đường ngược dòng đầy chông gai thử thách. Con kính tri ân Thầy, Thầy đã rưới những giọt cam lồ lên một mảnh đất khô cằn. Từ đây, con sung sướng khi đã có điểm tựa tinh thần. Con sẽ bắt đầu lại từ đầu. Kính bạch Thầy, con chỉ muốn tu pháp môn Thiền tuệ (Vipassana) mà Đức Phật đã ngồi tu dưới cội Bồ đề. Thầy ạ, con không muốn thiền định lấy đá đè cỏ, để rồi khi giở đá ra cỏ lại mọc tiếp.
Kính thưa Thầy, con đã học qua 4 năm Trung cấp, 3 năm Cao đẳng và giờ đây con đang học tiếp năm 2 của Học viện PG, con thấy giáo lý quá mênh mông nhưng chung qui lại tu chỉ đoạn trừ tham, sân, si. Vậy mà rất khó hành, chánh niệm tỉnh giác để thực tập thiền quán sao mà khó quá Thầy ạ, Thầy hoan hỉ chỉ dùm con từng bước một. Con quyết tâm hành theo lời Thầy dạy từng bước một. Thầy hứa khả cho con nhé thưa Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2011

Câu hỏi:

Kính Sư, con xin nhờ Sư chỉ bảo hộ: Mấy người bạn con nói, trước giờ lâm chung (cận tử nghiệp) thì nên tập thiền định để có sức chóng lại cái đau mới có thể ra đi trong chánh niệm. Con không biết họ nói như vậy có đúng hay không? Hay là nên tiếp tục thiền quán và chịu đựng cảm giác đau như nó đang là? Con xin cám ơn Sư, kính chúc Sư bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2011

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, con xuất gia tu bên Bắc tông, nay đã 11 năm, nhưng khi mới vào chùa 1 năm là con tự nghiên cứu cuộc đời Đức Phật. Con đọc đến chỗ Đức Phật giác ngộ bằng pháp thiền Minh Sát Tuệ và con đã đi tìm các sách hướng dẫn pháp thiền này. Từ đó con tự tập ngồi kiết già trước điều thân, đến điều tâm và điều hơi thở. Cuối cùng là theo dõi hơi thở ra vào, tâm con rõ biết từng chi tiết. Nhưng khoảng nửa giờ thì hơi thở đâu mất, con không theo dõi được nữa. Vậy tới đó con làm sao tiếp tục? Thưa Sư ông chỉ dạy cho con. Chắc chắn con sẽ đi tìm chùa Sư Ông gần đây. Sư Ông hoan hỉ giúp con tu nhé? Con tri ân Sư Ông và kính chúc Sư ông vô lượng an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2011

Câu hỏi:

Kính bạch sư, con năm nay đã 74 tuổi. Con đã tu tập theo pháp thiền minh sát đã được mấy năm nhưng vẫn chưa thấy tiến bộ vì con thường bị năm pháp triền cái quấy nhiễu. Con thường bị hôn trầm, dễ duôi, phóng tâm. Nó làm con phiền não vô cùng. Các vị thiền sư có khuyên con là có cái gì thì niệm cái đó, con cũng có vâng lời làm theo nhưng con cảm thấy tâm con yếu ớt không thắng nổi những phiền não đó. Nay con được nghe những lời chỉ dẫn của sư cho các Phật tử nên con mạo muội gởi đến sư những điều trở ngại của con. Kính nhờ sư từ bi chỉ bảo cho con làm thế nào để vượt qua năm pháp triền cái này. Con xin cám ơn sư nhiều lắm. Kính chúc sư thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-02-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Thầy dạy rằng lúc động dụng thì "thận trọng, chú tâm, quan sát" là thực hành Vipassanà rồi. Như vậy thì những người làm các công việc cần sự chú tâm cao như: thợ điêu khắc hay bác sĩ giải phẫu thì có phải thực chất là họ đang hành Thiền Vipassana không? Con nghĩ là nếu thận trọng, chú ý thuần túy thì Tâm để hoàn toàn trên đối tượng, còn hành Vipassanà thì Tâm phải để trong thân, chứ không tập trung hoàn toàn trên đối tượng, đồng thời khi đó ta phải ý thức, hay biết được sự chú tâm của mình. Con hiểu như vậy có đúng không ạ? Con kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy! Trong thời gian gần đây con gặp một hiện tượng lạ nên muốn hỏi thầy. Trong giấc ngủ, thình thoảng toàn thân con có cảm giác "bừng bừng" tỉnh. Mặc dù khi đó con đang ngủ, nhưng con biết rất rõ toàn thân. Cảm giác này "rất rõ ràng" từ đầu đến chân. Hiện tượng này xuất hiện và kết thúc trong vài phút. Khi đó nếu con thích thú chú ý hoặc ngắm nhìn thì sau khi hết, con có cảm giác hơi căng thẳng và đau đầu. Nhưng cũng có một số lần con không đau đầu. Vậy đây có phải là hiệu ứng của pháp hành thiền tuệ không ạ? Con xin thầy cho con lời khuyên ạ. Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »