loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-01-2021

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Thầy cho con hỏi, từ lâu con đã bén duyên với thiền, nhưng đến với Nguyên thuỷ thì mới đây. Con thấy rất hợp, rất minh triết rõ ràng. Con có 2 câu hỏi, xin thầy giải đáp.
1. Thầy có giảng pháp môn khổ hạnh và thiền định đức Phật nói không đưa đến giải thoát. Nhưng con tu tập thiền định đã lâu và kết hợp với thiền tuệ, con nghĩ rằng thiền định như những viên gạch còn thiền tuệ như bức tường. Vậy thiền định cũng có thể là tiền đề hay là 1 pháp môn dẫn lối đến bài học gì mình hiểu ra... ý là vậy.
2. Khi con toạ thiền định, con lắng nghe quan sát hơi thở đến khi con cảm nhận hơi thở vào và ra chỉ là tích tắc, tích tắc, hít vào rất ít, thở ra rất nhẹ giống như không cần oxy vào máu để lên não đó. Con rất tỉnh giác không bị ma mị gì. Khi thiền chỉ tầm tứ hơi thở, mọi suy nghĩ, ảo vọng, hình tướng... xuất hiện con để tự nhiên cho Tâm, tuệ tự chiếu soi. Con thấy rất an lạc trú tâm trong định. Và phỉ phát sanh nơi thân, rần rần hạt hạt cả người.
Vậy cho con hỏi cảm giác đó đúng không? Con thiền theo cách đó đúng không? Con xin cảm ơn ngài.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-12-2020

Câu hỏi:

Thua Thay, con thuong quay ve cam nhan chinh minh, chu yeu la dau kho. Con cang bi uc che. Cach day vai hom, giua dem khong ngu, co mot trang thai nhu trong nguc tu troi day muon con dap pha tat ca. Sang hom sau, con nghe tra dao cua Thay, thay ra sai lam. Con da Dinh tren doi tuong dau kho qua lau, dinh mac ca ngay va dem nen gay ra uc che. Con lien buong ra. Con thay minh nhu song lai, con bot benh ngay luc con buong ra... Con thay con manh me hon, dinh mac van den, nhung con nhan biet roi buong ra, khong chim dam nua. Nhung co 1 su khac biet, do la kha nang cam nhan cua con khong sau sac, khong thay dau don nhu luc con chim dam, no chi thoang qua, roi con co the song trong hien tai duoc lau hon truoc khi vong tuong ke tiep den.
1- Thay oi, vay la binh thuong hay con lai roi vao sai lam nao nua?
2- Vipassana la khong cang thang, khong can thay chi tiet, dung khong Thay?
Con gio rat so sai duong, xin Thay chi giup.
Xin cam on Thay!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2020

Câu hỏi:

Con cung kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy lúc con ngồi thái rau để chuẩn bị nấu ăn chợt con nghe thấy chỉ có tiếng cạch cạch của con dao đang thái thật rõ ràng nhưng cùng đó con cũng nghe tiếng lao xao của các em học sinh tan trường đang trò chuyện, cái nghe tự nhiên không cần phải tập trung nghe, nó lướt qua tai con nghe rất rõ, thưa Thầy đó có phải là trong nghe chỉ có nghe không ạ.
Con xin Thầy chỉ dạy.
Con vô cùng tri ân Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy giúp con!
Con thiền Vipassanā được hơn 1 năm, nhưng con thấy mình vẫn chưa biết quét (các thọ quanh thân), vẫn còn bỏ sót nhiều nơi trên cơ thể! Có thể dạy con cách quét không ạ!
Con luôn nguyện mình sẽ vô ngã trên con đường hành thiền mỗi ngày! Như thế có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Con đã thực hành thiền Vipassanā tại trung tâm của thiền sư Goenka. Trong quá trình hành thiền tại trung tâm và trở về, con nhận thấy bản thân luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau yếu và chán nản. Con không rõ đó có phải do cơ thể và tâm trí con đang giải phóng những đau khổ cũ, hay con chưa đủ khả năng để thực hành phương pháp thiền này.
Con xin thành kính tri ân Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Kính sư giải thích cho con được rõ như thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, và xin sư cho con một ví dụ. Kính sư

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Dạo gần đây con vừa biết đến thiền Vipassanā. Theo những hướng dẫn con đọc được, phải thận trọng khi hành thiền Vipassanā để không bị nhầm lẫn giữa thiền ám thị, thiền tinh tấn, thiền niệm, thiền định, và nhất là thiền tư duy quán tưởng...

Con đã thử tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại thiền trên (đặc biệt là thiền tư duy quán tưởng) nhưng hầu hết các tài liệu đều không chỉ rõ ràng. Kính thưa Thầy có thể từ bi chỉ rõ cho con, khi hành thiền Vipassanā phải hành ra sao để không bị rơi vào tưởng hay rơi vào một trong các loại thiền trên? Làm sao để có thể phân biệt được nếu mình đang rơi vào trạng thái thiền nào đó mà không phải Vipassanā? Và thiền tư duy quán tưởng là gì mà vì sao khi hành thiền Vipassanā lại dễ rơi vào thiền tư duy quán tưởng?

Con mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Con xin cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy,
Thưa Thầy con nghe Pháp của Thầy gần được 1 năm, và đều đặn hằng ngày vì cảm thấy mỗi ngày nghe là học được 1 bài học mới, và con vẫn điều chỉnh hành vi nhận thức hằng ngày đúng tốt. Con trước giờ không theo Đạo, chỉ biết sống đúng tốt, nhưng từ khi biết đến Thầy, ngày nào con cũng mở pháp thoại để nghe và thực hành theo. Lời thầy dạy vô cùng hữu ích, đã khai mở tâm trí con rất nhiều. Sau khi nghe kỹ các video thầy giảng Thiền là gì, Thiền trong mọi hoạt động đời sống hằng ngày như thế nào, biết hiện tại đang là, biết thân thọ tâm pháp đang như thế nào, không mong cầu sở đắc. Và sau khi hiểu được Thiền là gì, con xin phép được hỏi, Thầy có thể chỉ dạy cho con biết thêm về Thiền định được không ạ? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con muốn hỏi thầy liệu việc tu tập định tâm có giúp gì cho việc minh sát tâm không ạ? Hay chỉ cần chánh niệm tỉnh giác? Tại vì nhiều khi con bị tham đắm và sân hận che lấp đi quá nhiều, con cảm thấy rất khó khăn trong việc nhìn sự vật như nó là, xin thầy chỉ cho con trong trường hợp này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2020

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, con xin phép được chia sẻ bài viết là đoạn trao đổi giữa ngài Krishnamurti và sư Rahula. Nội dung đoạn nói chuyện cũng là những điều sư ông thường khai thị với đại chúng ạ.

"THIỀN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT LUYỆN TÂM
Đoạn trích dưới đây, là một phần trao đổi từ Krishnamurti và Sư Rahula, một cao tăng Nam tông, được nhìn nhận là người có uy tín am hiểu về trường phái Phật Giáo Nguyên thủy và Phật Giáo Đại thừa.
Tư liệu của PAD.

W. Rahula: Vipassana là cái thấy của tuệ giác, thấy sâu vào thực tướng, vào thực chất của sự vật, đó là cái thấy chân thật.
Krishnamurti: Nhưng thiền ấy có hệ thống chi không?
W.R: Là một hệ thống đã triển khai.
K: Đó là chỗ tôi muốn hỏi.
W.R : Vâng, nhưng khi ông xem xét giáo lý nguyên thủy của Đức Phật thì...
K: Không có hệ thống.
W.R: Bài pháp tuyệt vời nhất của Phật về thiền tuệ giác được gọi là Satipatthana (Tứ niệm xứ). Không có hệ thống.
K: Tôi đang nghe đây, thưa ngài.
W.R: Và điểm mấu chốt trong đó là Awareness (giác), sati (tiếng Pali), còn tiếng Phạn cổ (Sanskrit) là Smriti. Và Chú Tâm, Giác Tri tất cả mọi sự đang diễn ra, đừng toan tính lẩn tránh cuộc sống, sống trong hang động hoặc rừng già, ngồi như pho tượng v.v... Giác không phải là thế. Và Satipatthana có lúc được diễn dịch là chánh niệm, nhưng nghĩa chính xác của từ này là sự có mặt của giác, giác từng giây từng phút mọi động niệm, mọi hành động, giác tất cả mọi sự vật.
K: Giác này có thể đào tạo nuôi dưỡng không?
W.R: Không có vấn đề đào tạo nuôi dưỡng.
K: Đó là chỗ tôi muốn đề cập. Bởi vì các đạo sư, thầy tu với các hệ thống tư tưởng hiện đại về thiền, thiền Zen hiện đại, chắc ông biết mọi điều đó, đang ra sức đào tạo nuôi dưỡng thiền.
W.R: Vâng, tôi đã viết một tiểu luận nói về thiền Phật giáo đã được xuất bản ở Bỉ bởi sự bảo trợ của Hoàng tử Etienne Lamotte. Trong đó tôi đã nói rằng giáo lý này của Phật đã bị hiểu sai và áp dụng sai như một kỹ thuật luyện tâm qua nhiều thế kỷ. Lời dạy của Phật đã được triển khai và biến thành một kỹ thuật luyện tâm, cho nên thay vì giải thoát tâm trí, lại làm tù ngục tâm trí.
K: Đương nhiên, tất cả mọi loại thiền.
W.R: Nếu thiền biến thành một hệ tư tưởng.
K: Thưa ngài, phải chăng giác là vật gì đó do đào tạo tu dưỡng, trong ý nghĩa là nó được khiển dụng, giữ gìn và tạo ra?
W.R: Không, không phải vậy.
K: Vậy thì thiền phát sinh cách nào?
W.R: Không có việc phát sinh mà ông hãy hành thiền.
K: Khoan, thưa ngài, hãy nghe này. Tôi muốn khám phá, tôi không phê bình chi cả, tôi chỉ muốn khám phá xem thiền Phật giáo là gì. Bởi vì hiện nay có quá nhiều loại thiền Phật giáo khác biệt, thiền Tây Tạng, thiền Ấn Độ, thiền Sufi - trời ơi, chắc ngài biết mà, chúng như nấm mùa mưa mọc khắp nơi. Tôi chỉ muốn hỏi liệu giác có diễn ra thông qua tập trung tư tưởng?
W.R: Không, trong lãnh vực này thì không. Bất cứ ta làm việc gì ở đời đều cần tập trung tư tưởng. Điều đó hiểu được, nhưng ta đừng trộn lẫn Giác với thiền na (dhyana) và định (samadhi).
K: Riêng tôi, tôi không thích các từ này.
W.R: Bởi vì trong cốt lõi, chúng đều dựa vào việc tập trung tư tưởng.
K: Tôi hiểu. Đa số thiền được truyền bá trên khắp thế giới đều dính dáng với việc tập trung.
W.R: Trong thiền Zen và mọi sự tu tập khác biệt trong samadhis và dhyanas Phật giáo hay Ấn Độ giáo, động thái chủ yếu là tập trung tư tưởng.
K: Không có nghĩa lý chi cả, tôi phủ nhận sự tập trung.
W.R: Nhưng trong lời dạy chính xác và thuần túy của Đức Phật, thiền không phải là tập trung.
K: Thiền không phải là tập trung, hãy nói như thế đi. Vậy, giác này là gì, nó phát sinh cách nào?
W.R: Ông giác, giác mọi sự đang diễn ra. Hành động cực kỳ hệ trọng trong Satipatthana (Tứ niệm xứ) là sống trong hành động đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại."

Con xin tri ân và đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »