loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-09-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,

Hôm nọ khi đọc phần Hỏi đáp của thầy với một người hỏi, con mới đọc được rằng chừng nào còn nói/nghĩ/cho rằng có "người quan sát" và pháp đang được quan sát tức là vẫn chưa đúng. Và đây cũng là thói quen hành thiền của con. Theo con chiêm nghiệm từ khi đọc được điều này, tức đây là biểu hiện của việc lý trí đang hoạt động để có thể phân tách ra người quan sát và pháp được quan sát. Vẫn là nỗ lực âm thầm sở đắc của lý trí.

Nhìn lại sự thực hành của con, khi con thả lỏng những nỗ lực và mong muốn tạo tác, lúc đầu khá khó khăn do tâm chưa định trên mỗi đối tượng tự nhiên hiện lên nối tiếp nhau, vẫn lăng xăng và bất an, lo lắng vì còn muốn kiểm soát. Nhưng gần đây con cảm thấy cái cảm giác nỗ lực để "đạt được" trong thiền và cuộc sống làm con mệt mỏi quá, và con thả lỏng, thả lỏng mà thôi. Tại lúc đó, con thấy không có sự quan tâm hay để ý liệu rằng "người quan sát" có đang tỉnh táo, sắc bén và chánh niệm với những gì xảy ra nữa. Điều con thấy đó là sự chấp nhận với mọi điều hiện ra, cảm thấy trên thân, thọ, tâm, pháp. Không còn nhu cầu lớn lắm của việc ưa thích điều gì sẽ hiện ra trước tánh biết. Như cách của ngài Krisnamurti nói đó là choicelessly aware - nhận thức không chọn lựa. Không biết con hiểu và hành như vậy có đúng không ạ? Liệu với hành thiền như vậy làm sao để không rơi vào hôn trầm hoặc bị lôi kéo ạ?

Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2020

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy.
Con cám ơn Thầy nhờ thực hành Pháp thận trọng, chú tâm, quán sát tâm con được an ổn hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
Con kính thăm sức khoẻ Thầy và tất cả quý Sư trong chùa. Tri ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Thưa Thầy cho con được hỏi ạ:
Khi hưũ sự hay vô sự, tâm con gần như là giống nhau: bình thản và ko có gì thấy quan trọng. Nhưng con lại thấy lo lo, đáng lẽ thận trong, chú tâm, quan sát phải thấy tham, sân mạnh và rõ khi gặp chuyện xảy ra, giống như một số người, khi chưa giác ngộ ai lại ko như vậy đâu? Hay tại con chưa thấy rõ được chính con ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy vừa rồi khi con làm việc con thấy ra như này. Khi con chủ trương thận trọng chú tâm quan sát, thì nhiều khi sinh ra nghi hoặc, rằng không biết như thế này có đúng không, chẳng nhẽ lại đơn giản như vậy. Rồi vì nghi hoặc đó mà hỏng việc, con lại chủ trương buông ra, rồi lại hỏng việc. Cứ như thế rồi sân cứ khởi lên. Nhưng rồi bỗng dưng con thấy ra, giống như đi trên đường, chỗ nào nhiều ổ gà hay trơn trượt thì cần thận trọng chú tâm, chỗ nào đường đẹp vắng vẻ thì cứ đi bình thản đâu cần quá chú tâm làm gì. Dạ thưa thầy con thấy đến đấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2020

Câu hỏi:

Nam mô Phật.
Kính bạch Sư ông cho con hỏi ạ:
Hiện tại con ko thể giữ chánh niệm, con làm gì quên đó. Kính mong Sư ông chỉ con phương pháp giữ chánh niệm ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, phước đức con thật lớn là con được biết đến Pháp của Thầy giảng dạy và con như được sinh ra lần thứ 2 nên con xin phép được xem Thầy như Cha ạ. Con xin phép trình pháp, mong Thầy hoan hỉ giúp con.

Khi con làm việc gì đó, nhiều khi phải tập trung thận trọng chú tâm nên sau khi xong việc đó con giật mình nhận ra mình bị mất chánh niệm tỉnh giác. Thầy cho con hỏi làm thế nào vẫn có thể giữ chánh niệm tỉnh giác trong các trường hợp tương tự.
Con cảm ơn Thầy thật nhiều.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2020

Câu hỏi:

Con thành tâm cúi đầu đảnh lễ Thầy,
Qua các bài Pháp thoại và trả lời câu hỏi cho các Phật tử của Thầy, con thấy được nguyên lý tu tập như sau: Ngay tại thân tâm này, từ thô đến tế tuỳ mỗi trường hợp:
1) Thận trọng - trú tâm - quan sát (khi hoạt động)
2) Trở về - trọn vẹn - tỉnh thức (khi tĩnh tại)
3) Sáng suốt - định tĩnh - trong lành (khi ứng ra vạn sự)
4) Rỗng rang- lặng lẽ - trong sáng (khi trở về tự tâm)
Thưa thầy, trước đây con có ý định sẽ học thêm Pāli để đọc hiểu cho đúng được sự thật về lời dạy của Đức Phật và học Vi Diệu Pháp để bổ sung cho vipassanā. Nay con có suy nghĩ khác:
Sự thật mà Đức Phật dạy chính là sự thật giản dị nơi thân, thọ, tâm, pháp như nó đang là. Không phải gán ghép kiến thức chi ly Vi Diệu pháp trên sự thất để thoả mãn lý trí mà tưởng đã biết, đã được.
Kính thưa Thầy chỉ dạy, con y cứ theo nguyên lý trên mà tu tập, không nhất thiết phải biết Pāli và Vi Diệu Pháp được không ạ? Con xin chân thành cảm niệm ân đức Thầy dạy bảo cho chúng con.
Sādhu sādhu sādhu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-04-2020

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, gần đây có Triết lý Năng đoạn kim cương lan tỏa trên thế giới và Việt Nam, chủ trương gieo trồng các hạt giống để đạt được những mục tiêu của mình hoặc thay đổi những điều bất như ý nơi mình, và ngay cả đạt được giác ngộ giải thoát cũng cần phải gieo trồng hạt giống. Mà theo những bài giảng của Thầy con hiểu là các pháp vốn sẵn ở trong mình rồi, chỉ cần thấy ra và quay về để sống với Phật tánh nơi mình là được. Còn mình chủ đích gieo trồng có phải là mình đang tạo tác, và đó có phải là bản ngã chi phối không ạ? Hạt giống giác ngộ và giải thoát vốn đã sẵn có và tròn đầy nơi mình thì tại sao cần phải gieo trồng? Con chưa rõ chỗ này kính mong Thầy từ bi giải đáp thắc mắc cho con được hiểu. Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-04-2020

Câu hỏi:

Con kính thưa sư ông.
Thưa sư ông, có một vài vị thiền sư nói rằng "chú tâm là nguồn gốc của sự dính mắc". Con không hiểu vì sao thiền sư nói vậy. Nhưng khi con hành thiền thì con phát hiện ra đúng là như vậy. Vì có ý muốn chú tâm vào đối tượng, có nhiều ý niệm về đối tượng đó, có thái độ so sánh phân chia, lấy bỏ các đối tượng khác.
Nhưng đến một ngày, con chẳng chú ý vào cái gì cả, cũng chẳng có ý niệm thì con lại thấy nhiều đối tượng đến và đi tự nhiên, không có ai chỉ có cái biết, biết vậy thôi. Quá khứ vị lai nằm trong thực tại. Con tin tưởng rằng chỉ có sống trong hiện tại (cái thấy, thấy cái đang là) mới thực sự giúp mình giác ngộ, giải thoát.
Qua đây, xin sư ông giải thích "chú ý" và "chú tâm" trong câu "thận trọng, chú tâm, quan sát" khác nhau như thế nào ạ?
Con hi vọng có cơ hội trình pháp trực tiếp với sư ông vì dịch con chưa đi được. Con chúc sư ông sức khỏe và an vui. Thành kính tri ân sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2020

Câu hỏi:

Chào thầy,
Con có viết bài này về dịch vi rút đang diễn ra. Không biết cái nhìn nhận con như vậy có gì sai không? Xin thầy cho con Ý kiến.
Con xin cảm ơn thầy

COVID-19, THẬT VÀ ẢO
Nếu bạn đã có lần hoài nghi về sự tồn tại của Chúa hay Phật A-Di-Đà thì bạn có quyền hoài nghi về các con vi rút này, vì tất cả cũng tạo ra từ suy nghĩ của con người.

Bạn sẽ bị các con chiên ngoan đạo ném đá nếu nói Chúa là không có thật hay các Phật tử ngoan hiền nổi đình khi cho Phật A-Di-Đà là do tưởng tượng, rồi cũng bị giới bác sĩ sùng bái khoa học giận dữ khi bạn hoài nghi về vi rút này.

Nếu bạn ăn trái cây, không uống rượu mà kiểm tra hơi thở cồn (+) hay đo độ cồn trong máu cao thì bạn sẽ phủ nhận ngay, vì đó là sự thật không chối cải. Khi thử hơi thở HP dạ dày (+) mà bạn không đau thượng vị thì cũng có thể bạn không tin xét nghiệm này, cũng như kết quả ký sinh trùng trong não (+) mà không có triệu chứng thì ta có thể bỏ lơ xét nghiệm trên. Bạn không uống rượu hay cảm nhận đau là sự thật tuyệt đối, các xét nghiệm là sự thật tương đối hay là cái bóng của sự thật.

Ngày nay có nhiều xét nghiệm được cho chính xác hơn, như RT-PCR, nhưng nó vẫn mang tính tương đối vì cũng tạo ra từ suy nghĩ con người và giới hạn. Phần lớn các nhà khoa học, các tổ chức WHO hay FDA, các tổng thống hay lãnh tụ nào đó bị điều khiển bởi lòng tham, nỗi sợ hãi hay sự vô minh của con người theo hướng đi chung nhân loại hiện nay. Bởi vậy, nếu chúng ta càng nương tựa vào phương tiện hiện đại thì càng nguy hiểm cho con người theo hướng đi trên.

Có bao giờ bạn bị “cảm cúm“ chưa? Phải chăng bạn bị sau khi một rối loạn hay mất cân bằng nào đó liên quan thể xác hay tinh thần, như làm việc quá sức hay lo lắng trong công việc kéo dài. Chỉ có bạn mới biết nguyên nhân gốc rễ của nó một khi biết lắng nghe cơ thể mình. Lắng nghe và nghỉ ngơi là một nghệ thuật giúp chẩn đoán và điều chỉnh mọi rối loạn của mình trong đời sống.
Khởi đầu là mệt mỏi toàn thân sau đó đau khu trú vùng hầu họng, có thể là ho khan hay có đờm, nếu ta không biết nghỉ ngơi thì tổn thương sẽ nặng hơn và cuối cùng xâm nhập đến phổi. Hơi thở là kết nối giữa phổi của ta với vũ trụ bên ngoài, khi cơ thể rối loạn kéo dài thì phổi sẽ tổn thương nặng hơn.

Hầu hết các rối loạn được cho là vi rút là tự phục hồi nếu ta biết lắng nghe và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi về thân thì dễ nhưng không phải dễ cho ta nghỉ ngơi về tâm. Không có phương tiện nào bên ngoài giúp bạn thực hiện quá trình lắng nghe và nghỉ ngơi, vậy bạn gặp bác sĩ và đi bệnh viện giúp ích gì trong những trường hợp này?

Phần lớn các bệnh cho là ”mạn tính” như huyết áp hay tiểu đường là rối loạn thân tâm lâu ngày, một khi mắc bệnh là uống thuốc của đời. Một khi lệ thuộc bác sĩ hay bệnh viện ngày càng rối loạn hơn. Sự sợ hãi hay rối loạn thân tâm của họ như đến đỉnh khi mà họ được phán xét và gán thêm một loại vi rút lạ trong người và không có thuốc chữa. Họ đang rối loạn, lại bị cách ly thì càng tạo rối loạn thêm và dẫn đến tử vong là điều khó tránh khỏi.

Bạn là một thanh thanh niên khỏe mạnh bị cho là dương tính với xét nghiêm này, rồi bị cách ly, nghỉ việc làm, xa gia đình, sống chúng với các người bệnh đang chờ sự chết. Điều gì xảy ra nếu bạn là người không bình tĩnh? Mà bình thản sao được khi mà cả thế giới này rối loạn. Bệnh thì không có thuốc chữa, sự cách ly hay nhập viện dẫn đến rối loạn cho cả người mắc nhiễm và dẫn đến quá tải bệnh viện, nhiều người tử vong là điều chắc chắn.

Chẩn đoán bệnh chính xác phải dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm chỉ là các bóng của sự thật, một khi các xét nghiêm càng hiện đại mà đang bị điều khiển bởi lòng tham, nỗi sợ hãi hay sự vô minh của con người thì thật nguy hiểm, nhiều người mắc bệnh và tử vong là khó tránh khỏi.

Thực tế chúng ta thích đi tìm cái bóng hơn là sự thật, chúng ta tin các nhà khoa học, chúng ta tin Chúa hay Phật, chúng ta quan tâm đến phương tiện bên ngoài hơn lắng nghe cơ thể mình, chúng ta thích bỏ tiền nhiều để làm các xét nghiêm tầm soát, chúng ta dùng nhiều tiền tạo ra các vắc xin. Chúng ta đang đi tìm cái bóng của sự thật. Chúng ta ít quan tâm về tìm hiểu con người bên trong của mình hay học về sự lắng nghe và nghỉ ngơi. Phải chăng đó là lý do con người mất sự kết nối bên trong cũng như thế giới bên ngoài, hậu quả đã và đang tạo ra một chuỗi phản ứng rối loạn trên cho loài người hiện nay.

Xem Câu Trả Lời »