loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 149 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-04-2020

Câu hỏi:

Chào thầy,
Con có viết bài này về dịch vi rút đang diễn ra. Không biết cái nhìn nhận con như vậy có gì sai không? Xin thầy cho con Ý kiến.
Con xin cảm ơn thầy

COVID-19, THẬT VÀ ẢO
Nếu bạn đã có lần hoài nghi về sự tồn tại của Chúa hay Phật A-Di-Đà thì bạn có quyền hoài nghi về các con vi rút này, vì tất cả cũng tạo ra từ suy nghĩ của con người.

Bạn sẽ bị các con chiên ngoan đạo ném đá nếu nói Chúa là không có thật hay các Phật tử ngoan hiền nổi đình khi cho Phật A-Di-Đà là do tưởng tượng, rồi cũng bị giới bác sĩ sùng bái khoa học giận dữ khi bạn hoài nghi về vi rút này.

Nếu bạn ăn trái cây, không uống rượu mà kiểm tra hơi thở cồn (+) hay đo độ cồn trong máu cao thì bạn sẽ phủ nhận ngay, vì đó là sự thật không chối cải. Khi thử hơi thở HP dạ dày (+) mà bạn không đau thượng vị thì cũng có thể bạn không tin xét nghiệm này, cũng như kết quả ký sinh trùng trong não (+) mà không có triệu chứng thì ta có thể bỏ lơ xét nghiệm trên. Bạn không uống rượu hay cảm nhận đau là sự thật tuyệt đối, các xét nghiệm là sự thật tương đối hay là cái bóng của sự thật.

Ngày nay có nhiều xét nghiệm được cho chính xác hơn, như RT-PCR, nhưng nó vẫn mang tính tương đối vì cũng tạo ra từ suy nghĩ con người và giới hạn. Phần lớn các nhà khoa học, các tổ chức WHO hay FDA, các tổng thống hay lãnh tụ nào đó bị điều khiển bởi lòng tham, nỗi sợ hãi hay sự vô minh của con người theo hướng đi chung nhân loại hiện nay. Bởi vậy, nếu chúng ta càng nương tựa vào phương tiện hiện đại thì càng nguy hiểm cho con người theo hướng đi trên.

Có bao giờ bạn bị “cảm cúm“ chưa? Phải chăng bạn bị sau khi một rối loạn hay mất cân bằng nào đó liên quan thể xác hay tinh thần, như làm việc quá sức hay lo lắng trong công việc kéo dài. Chỉ có bạn mới biết nguyên nhân gốc rễ của nó một khi biết lắng nghe cơ thể mình. Lắng nghe và nghỉ ngơi là một nghệ thuật giúp chẩn đoán và điều chỉnh mọi rối loạn của mình trong đời sống.
Khởi đầu là mệt mỏi toàn thân sau đó đau khu trú vùng hầu họng, có thể là ho khan hay có đờm, nếu ta không biết nghỉ ngơi thì tổn thương sẽ nặng hơn và cuối cùng xâm nhập đến phổi. Hơi thở là kết nối giữa phổi của ta với vũ trụ bên ngoài, khi cơ thể rối loạn kéo dài thì phổi sẽ tổn thương nặng hơn.

Hầu hết các rối loạn được cho là vi rút là tự phục hồi nếu ta biết lắng nghe và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi về thân thì dễ nhưng không phải dễ cho ta nghỉ ngơi về tâm. Không có phương tiện nào bên ngoài giúp bạn thực hiện quá trình lắng nghe và nghỉ ngơi, vậy bạn gặp bác sĩ và đi bệnh viện giúp ích gì trong những trường hợp này?

Phần lớn các bệnh cho là ”mạn tính” như huyết áp hay tiểu đường là rối loạn thân tâm lâu ngày, một khi mắc bệnh là uống thuốc của đời. Một khi lệ thuộc bác sĩ hay bệnh viện ngày càng rối loạn hơn. Sự sợ hãi hay rối loạn thân tâm của họ như đến đỉnh khi mà họ được phán xét và gán thêm một loại vi rút lạ trong người và không có thuốc chữa. Họ đang rối loạn, lại bị cách ly thì càng tạo rối loạn thêm và dẫn đến tử vong là điều khó tránh khỏi.

Bạn là một thanh thanh niên khỏe mạnh bị cho là dương tính với xét nghiêm này, rồi bị cách ly, nghỉ việc làm, xa gia đình, sống chúng với các người bệnh đang chờ sự chết. Điều gì xảy ra nếu bạn là người không bình tĩnh? Mà bình thản sao được khi mà cả thế giới này rối loạn. Bệnh thì không có thuốc chữa, sự cách ly hay nhập viện dẫn đến rối loạn cho cả người mắc nhiễm và dẫn đến quá tải bệnh viện, nhiều người tử vong là điều chắc chắn.

Chẩn đoán bệnh chính xác phải dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm chỉ là các bóng của sự thật, một khi các xét nghiêm càng hiện đại mà đang bị điều khiển bởi lòng tham, nỗi sợ hãi hay sự vô minh của con người thì thật nguy hiểm, nhiều người mắc bệnh và tử vong là khó tránh khỏi.

Thực tế chúng ta thích đi tìm cái bóng hơn là sự thật, chúng ta tin các nhà khoa học, chúng ta tin Chúa hay Phật, chúng ta quan tâm đến phương tiện bên ngoài hơn lắng nghe cơ thể mình, chúng ta thích bỏ tiền nhiều để làm các xét nghiêm tầm soát, chúng ta dùng nhiều tiền tạo ra các vắc xin. Chúng ta đang đi tìm cái bóng của sự thật. Chúng ta ít quan tâm về tìm hiểu con người bên trong của mình hay học về sự lắng nghe và nghỉ ngơi. Phải chăng đó là lý do con người mất sự kết nối bên trong cũng như thế giới bên ngoài, hậu quả đã và đang tạo ra một chuỗi phản ứng rối loạn trên cho loài người hiện nay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2020

Câu hỏi:

Tuổi trẻ của con đã trải qua sai lầm. Đến ngày hôm nay con đã thực sự ngộ ra và quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy "sai rồi sửa". Hiện tại con đang gặp rất nhiều khó khăn từ cuộc sống sai lầm trước kia giờ thành thực con muốn một điểm tựa có thể giúp con vượt qua lúc này. Mong thầy có thể giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, có phải một người buông lung phóng dật nên dù trải nghiệm những thăng trầm nhưng người đó vẫn không học ra được bài học gì từ những sai lầm mà ngược lại còn tăng trưởng tham sân si. Vì vậy vẫn bị khổ đau và dính mắc về chuyện đó, rồi lại tiếp tục lặp lại sai lầm rồi lại khổ đau. VD: nhiều người về già nhưng tính tình vẫn bốc đồng cư xử không chín chắn hay có nhiều người về già vẫn làm những chuyện sai lầm.
Còn người nào tâm định tĩnh sáng suốt, biết thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình thì khi trải nghiệm qua mọi thăng trầm của đời sống người đó đều thấy ra được hết và bình thản trong đó, đã học được bài học của mình mới không còn sai lầm nữa.
Rốt cục giác ngộ giải thoát của mỗi chúng sanh nằm ở chỗ THẤY và BIẾT để SOI SÁNG lại chính mình đúng không ạ? Con xin kính tri ân Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Sư,
Con đang thực hành thiền niệm hơi thở anapanasati và thấy biết rõ về sự tĩnh lặng trong lúc hành thiền cũng như cuộc sống hàng ngày. Và con nghĩ rằng nếu có ĐỊNH TÂM TỐT thì TUỆ QUÁN sẽ phát khởi, do đó từ lâu nay, con chỉ chú trọng hành thiền định anapanasati xuyên suốt các thời thiền thay vì vừa thực hành thiền định và thiền quán vipassana trong cùng một thời thiền. Pháp hành của con như vậy có đúng không? Kính mong Sư từ bi khai ngộ.
Con xin tạ ơn Sư và kính chúc Sư sức khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông sáng nay con có một trải nghiệm giúp con hiểu ra 2 điều Sư Ông nói. Bình thường khi ngủ dậy con sẽ lờ đờ và đứng lên rồi làm mọi thứ theo quán tính, vì đầu óc không đủ tỉnh táo để ứng ra thận trọng chú tâm quan sát. Nhưng đặc biệt sáng nay khi con tỉnh dậy đầu óc con rỗng rang và tự động con thấy mọi hành động con làm thường ngày đều được tỉnh thức mà không có nỗ lực nào cố gắng quay lại chính mình cả, sự tỉnh thức lại chính mình này một cách rất tự nhiên, nhưng tầm khoảng gần 10 phút thì mất đi vì lúc này ý thức cứ chen vào liên tục đặc biệt với người có những vấn đề tâm lý nặng như con. Nhưng ít ra trải nghiệm này cho con có niềm tin vì sự chứng thực từ mình.
Khi tư duy lại con hiểu ra được 2 điều mà Sư Ông nói là: cứ thận trọng chú tâm quan sát thì đến một lúc muốn không thận trọng chú tâm cũng không được và cách gieo duyên tốt nhất với Phật Pháp qua kiếp sau đó là thường sáng suốt biết mình. Vì nếu đến một lúc con quay được trở về trọn vẹn mọi lúc với chính mình thì qua kiếp sau chỉ cần một duyên xúc tác con sẽ thấy ra điều này dù lúc đó có gặp hay không gặp Phật Pháp Tăng chế định bởi lẽ con đã quay về Phật Pháp Tăng tự tánh của chính mình.
Con thành kính tri ân Sư Ông và chúc Sư Ông mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Xin Thầy từ bi cho con một lời khuyên để tâm con được an, để vượt qua cái dịch Covid-19 này. Con có cố gắng chánh niệm nhưng vẫn bị sự hoảng loạn kéo đi. Con xin cám ơn Thầy rất nhiều. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và be safe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự, trong đó hàng loạt bạn bè, người quen của con đang bị cho thôi việc/nghỉ không lương. Dẫu con tự trấn an mình nhưng vẫn không khỏi lo lắng cho bản thân mình. Mỗi khi lo lắng con thường nghe pháp thoại và mỗi khi nghe pháp con đều thấy an nhiên, thoải mái nhẹ lòng.
Nhưng hễ ngừng nghe, làm việc hoặc các bạn kể chuyện thì con lại bị dao động, chắc là tâm phóng dật đi lung tung.
Mong thầy cho con lời khuyên ạ.
Con chúc thầy mạnh khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, điều con mới hỏi thầy chiều nay con cảm thấy không còn quan trọng nữa. Đó chỉ là sự ham thích của bản ngã, sự tò mò, sự tìm cách để thoả mãn cái bàn ngã của mình. Con nhận ra chẳng cần phương pháp trị liệu bệnh tật hay tinh thần kia để làm chi nữa cả. Chỉ cần thấy pháp trọn vẹn thôi. Bệnh thì sao. Chỉ cần thận trọng chú tâm thì bệnh cũng là 1 cơ hội tốt. Đau khổ cũng vậy . Con nhận ra phương pháp kia dù có học để chữa bệnh được hay không, cũng không quan trọng bằng có thấy ra sự thật hay không. Nên con không quan tâm nữa thầy ạ. Con luôn thầm cảm ơn nhân duyên tốt lành cho con gặp được thầy. Để mỗi lần lung lay có thể tìm về lời thầy dạy mà nương nhờ, mà tu tập. Con cảm ơn thầy nhiều lắm. Con mong thầy thật mạnh khoẻ và trụ thế thật lâu dài thầy nhé.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Con bị bệnh đa nhân cách cách đây 20 năm và có biểu hiện như bị tâm thần. Có lúc con đóng vai người lớn, có lúc đóng vai trẻ con, mong Sư giúp đỡ con. Mong Sư hướng dẫn cho con, để con về thực tập để con được hết bệnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-03-2020

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư Ông!
Sư Ông cho con lời khuyên về Vô Thường và Trí Tuệ.
Trong mùa dịch Corona này thì bạn bè con thường hay nói là vô thường, nếu bị bệnh thì bị nên chủ quan không thận trọng bảo vệ bản thân (ví dụ không đeo khẩu trang). Con có nhớ 1 bài viết mà Đức Phật dạy tuy hiểu Vô Thường nhưng phải có Trí Tuệ. Con mong Sư Ông chỉ cho con cách để nhìn về sự việc này 1 cách sáng suốt, nếu được thì để con có cách khuyên bạn bè con.
Con cám ơn Sư Ông!
Con chúc Sư Ông nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »