Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 09-03-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Viên Minh.
Xin Sư cho chúng con lời khuyên trong tình hình dịch bệnh covi19 đang diễn biến phức tạp ạ .
Con xin tri ân và kính chúc Sư cùng chư Tăng luôn an vui trong giáo pháp a.
Ngày gửi: 04-03-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Sau bao năm trăn trở trên con đường học đạo cuối cùng con được biết đến Thầy. Được nghe Thầy chỉ dẫn và con đã và đang thực hành những gì Thầy chỉ dạy. Lòng con vô cùng biết ơn và kính trọng Thầy. Mong được có duyên gặp Thầy để đảnh lễ Thầy.
Thật may mắn cho con Hôm 26/2 vừa rồi con đến Chùa mừng ngày sinh Nhật, được gặp Thầy và Đảnh lễ Thầy tự nhiên con thấy rất xúc động, con đã khóc những giọt nước mắt hoan hỷ và biết ơn. Con cảm thấy mình may mắn. Thầy như một người cha Hiền từ bao dung độ lượng. Con không nói gì nhiều vì con nghẹn ngào hạnh phúc và con cũng không hỏi gì vì Thầy đã hướng dẫn cho con. Giờ đây con trọn vẹn với phút giây hiện tại với tâm rỗng lặng trong sáng, bình tâm trước mọi việc đến đi, không lệ thuộc mong cầu ai bất cứ điều gì, con thận trọng chú tâm quan sát trong công việc cũng như gia đình. Con lấy cuộc sống của mình để tu tập.
Giờ này đây con thấy tâm mình hoan hỷ.
Con không biết nói gì hơn chỉ biết Chúc Thầy có nhiều sức khỏe sống lâu dễ dẫn dắt chúng con.
Con xin cảm niệm Công Đức của Thầy ạ!
Con Diệu Quang.
Ngày gửi: 02-03-2020
Câu hỏi:
Thưa thầy, sau một vòng lớn nữa con lại quay về cái khởi điểm ban đầu, lúc bình thường thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác loại bỏ cái ảo ra, đề phòng cái xúc để trả các pháp về cho các pháp, lúc có việc thì thận trọng chú tâm quan sát sẽ giảm dần cái mê mờ do tâm si làm hay sai sót bất cẩn, lúc vô sự thì con chỉ biết quan sát tiếp nơi tâm không để tâm chạy lung tung nữa. Còn trong lành định tĩnh sáng suốt và rỗng rang lặng lẽ trong sáng con nghĩ là lúc tâm không thì "Tâm không làm muôn việc, công đức trả về không...", Cũng là lúc sống Tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha. Đó là sau khi con đã thông suốt không còn tâm yêu ghét và không bám chấp vào sự sinh diệt, không trụ vào tướng biết, nên loại bỏ được cái khổ đau cứ âm ỉ trong nhiều năm qua. Con cám ơn thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 01-03-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy, mong thầy chỉ dạy cho con cách để bớt vọng tưởng trong đầu ạ, vì con cảm thấy suốt ngày trong đầu của con nó hết suy nghĩ cái này rồi lại suy nghĩ cái kia, tưởng tượng ra cái này rồi đến cái kia, tính toán việc này việc kia, mong cầu việc này việc kia, và con thấy nó rất lăng xăng không bao giờ có thể dừng lại được dù là 1 thời gian ngắn chỉ trừ lúc ngủ, con cảm thấy như nó đã thấy 1 thói quen xấu mà con bất lực trước nó, con không thể kiểm soát tâm trí của con được, con thấy mình rất tham lam, hay đứng núi này trông núi nọ, con thấy mình không thể kiên trì để làm một việc gì. Và những thói quen xấu ấy bây giờ nó gắn chặt với con như là việc ăn cơm, uống nước hàng ngày không thể từ bỏ, con biết rõ nó là xấu nhưng con không thể thoát ra khỏi nó. Mặc dù con đã lãnh hậu quả từ thói quen xấu này và lúc đó con đã cố gắng để thay đổi, nhưng sau một thời gian thì đâu lại vào đấy. Mong Thầy khai thị cho con. Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 27-02-2020
Câu hỏi:
Con kính chào thầy!
Con đọc quyển sống trong thực tại của thầy, thầy có nói đến 4 cách an trú Tánh Không với tinh tấn chánh niệm tĩnh giác, có 3 cách an trú Tánh Không con hiểu và biết tâm sẽ ứng ra khi nào như:
1/ Thận trọng chú tâm quan sát tâm ứng ra lúc hữu sự (VD: đang làm việc, lái xe...)
2/ Trở về trọn vẹn tỉnh thức tâm ứng ra lúc vô sự, nghỉ ngơi
3/ Trong lành định tĩnh sáng suốt khi mở tâm ra với vạn pháp.
4/ Rỗng rang lặng lẽ trong sáng tâm ứng ra khi hoàn toàn buông xả (VD: khi ngồi thiền, đi kinh hành...)
Con thắc mắc ở cách 3, thầy có nói là Trong lành định tĩnh sáng suốt khi mở tâm với vạn pháp. Con ko hiểu mở ra tâm ra với vạn pháp là thể nào ạ? Thầy cho con 1 ví dụ trong đời sống hàng ngày khi mở tâm ra với vạn pháp để con hiểu rõ và ứng dụng trong đời sống ạ.
Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 23-02-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Sư Ông, xin cho con được trình bày trải nghiệm tu tập từ lời pháp của Sư Ông.
Trải qua thời gian trải nghiệm những điều Sư Ông giảng dạy, bản thân con là một người trầm cảm đã rất lâu và nhờ đó tâm con gần cảm nhận được một chút cái gọi là sự kiên định, mạnh mẽ của tâm. Bị trầm cảm, suy nhược thần kinh rất nặng nên tâm con rất bạc nhược, yếu đuối, bi luỵ, sợ hãi,v.v...
Bản thân con lúc trầm cảm như đã trình bày tình trạng ở trên thì thực sự không thể nào vào được thận trọng chú tâm quan sát tự nhiên là như thế nào, mà ngược lại càng thận trọng chú tâm quan sát lúc đó đều là theo bản ngã nên càng căng thẳng. Chỉ có duy nhất một pháp mà con áp dụng được đó là buông xả thân tâm như Sư Ông chỉ dạy + kết hợp với sự nhẫn nại, sự nhẫn nại lúc này cực kì quan trọng. Vì nếu không có nhẫn nại thì khi vừa buông xả thân tâm, không như người bình thường mà tâm người trầm cảm chịu nhiều tổn thương nên những ký ức tổn thương đó trồi lên và giằng xé thân tâm cực kỳ dữ dội, nhờ niềm tin vào Sư Ông (tuỳ tín hành) và không có con đường nào khác con mới có thể buông ra và nhẫn nại.
Trải qua giai đoạn này, tâm được thanh lọc một chút nên có những đoạn trong ngày tâm không có phiền não và vô tình trong những đoạn này có những khoảnh khắc con thận trọng chú tâm quan sát cảm thấy thực tự nhiên.
Điều con rút ra được đó là những gì Sư Ông giảng là nhắm đến nhóm đối tượng những người bình thường, những người vẫn có phiền não khổ đau nhưng tâm họ đủ sức để làm việc, sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Còn riêng với những người trầm cảm nặng, suy nhược thần kinh hay có vấn đề về thần kinh thì lại là một vấn đề khác. Điều này có đúng không thưa Sư Ông?
Con xin thành kính tri ân Sư Ông và chúc Sư Ông luôn mạnh khoẻ ạ!
Ngày gửi: 19-02-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con nghĩ thật khó khăn khi sống trong gia đình mà có thể đoạn trừ đc phiền não và lậu hoặc một cách toàn diện. vì đời người ngắn ngủi ko đủ thời gian mà phải hàng ngày cứ thấy phiền não rồi diệt phiền não, cứ trôi lăn như vậy, chưa tu tập đc gì thân đã bỏ.
Vậy nên kính xin Thầy cho con lời khuyên, con đường nào là tốt nhất mà ít phiền não. Vì sống trong cuộc đời như vậy khi ko làm chủ đc tâm mà ra đi thì thật bất lợi cho chúng con.
Kính Thầy.
Ngày gửi: 18-02-2020
Câu hỏi:
Kính thưa thầy.
Con có duyên lành, được học hỏi, vận dụng những lời dạy của thầy và có được nhiều bình an trong cuộc sống thường nhật.
Tuy nhiên, con vẫn còn một chút nghi trong pháp hành. Kính xin thầy từ bi chỉ dạy giúp con.
Vấn đề của con là:
- Khi mắt tiếp xúc với sắc thì sẽ khởi sinh nhãn thức. Vậy làm sao để biết được, trong cái thấy không có cái ta ảo tưởng xen vào?
- Cách dễ nhất để nhận biết, đã có cái ta ảo tưởng xen vào cái thấy được thực hiện như thế nào?
Kính xin thầy từ bi chỉ dạy giúp con.
Ngày gửi: 10-02-2020
Câu hỏi:
Kính chào Sư Ông!
Con là Phật tử tại gia. Thời gian gần đây, Thế giới đã xảy ra và có nhiều biến động khôn lường, mà gần đây là đại dịch Corona đã ảnh hưởng & lây lan trực tiếp đến Việt Nam - nơi chúng ta đang sống làm việc. Với những hiểm họa xảy ra từ đại dịch trên, là một người con Phật, xin Thầy cho chúng con biết mình có thái độ ứng xử thế nào để không rơi vào tâm trạng yếm thế, sợ sệt quá mức hoặc không chủ quan với tình hình rất nguy hiểm này?
Con xin thành kính tri ân Sư Ông.
Ngày gửi: 09-02-2020
Câu hỏi:
Dạ con kính chào Sư Ông, qua thời gian nghe pháp con có thắc mắc một số điều xin Sư Ông giải đáp giúp con. Con xin cám ơn!
1/ Khi con quay về thận trọng chú tâm quan sát con cảm thấy mình bình tĩnh hơn rất nhiều. Nhưng con không hiểu tại sao tận sâu bên trong mình luôn cảm thấy sợ hãi khi đối với những người hung dữ hung hăng như giang hồ, những người quyền uy... thì con rất mất bình tĩnh, bên trong con xuất hiện một cảm giác sợ hãi đầy khiếp nhược và yếu đuối nhu nhược khi đối diện dù chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường. Con biết con đang tu sai vì theo con biết một người tu đúng sẽ có Dũng trong Bi Trí Dũng, sự trầm tĩnh trước mọi thứ. Xin Sư Ông giúp con giải đáp vì cảm giác này đã theo con rất lâu rồi ạ?
2/ Cho con hỏi hồi hướng và rải tâm từ là như thế nào ạ? Vì khi hồi hướng đến người thân hay rải tâm từ, con buộc phải dùng tưởng để tưởng tượng về người đó. Những cái tưởng của con khi nghĩ đến đối tượng nó rất mơ hồ, vì không thể nào tưởng tượng lại được hết gương mặt cũng như toàn bộ mặt và thân của người đó, để mình có thể hướng tâm tới và nhất là khi con đọc những câu "con xin đem hết những phước báu này hồi hướng đến...", tất cả đều có vẻ gì đó gượng ép nên con cảm thấy không thực.
3/ Dạ cho con hỏi "người nhiều bụi trong mắt" tức là nói những người đã bị tập nhiễm tham sân si nặng nề để trở thành những tập khí và bị nó dẫn dắt, bây giờ quay về thận trọng sáng suốt biết mình là để "lọc bụi" đúng không ạ?
Con xin thành kính tri ân Sư Ông ạ!