loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 202 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'kinh điển & sách hay'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. <p>
Con là Phật tử đã hỏi câu hỏi về kinh Lăng Nghiêm ngày 14/10. Con xin cảm tạ lời giải đáp rất tỏ tường của thầy. Nhân đây con mạo muội có một thỉnh cầu nơi thầy. <p>

Con cảm nhận tuy thầy khoác chiếc áo của hệ phái Nguyên Thủy nhưng trí tuệ và khí chất vô cùng phóng khoáng, hòa nhập với chân lý giác ngộ và những khuôn khổ hạn hẹp của hệ phái tông môn không ngăn ngại được một tâm hồn đã hòa với lẽ thật. Con xin thành kính lễ bái thầy, lễ bái tinh thần "y pháp bất y nhân" nơi thầy. <p>

Con thấy có không ít phật tử Bắc Tông tìm đến với trang web để đặt câu hỏi, đa số cũng còn hoang mang nơi một số kinh sách Đại Thừa. (qua sự tìm hiểu hạn hẹp của con, kinh sách đại thừa đa phần nói về thần thông, sự biến hóa khôn lường của diệu tâm làm khởi lên các cảnh giới vi diệu khác nhau, trong đó có kinh A-Di-Đà và pháp môn Tịnh Độ). Con không biết thầy đã từng nghiên cứu qua các kinh Đại Thừa chưa nhưng nay con tha thiết thỉnh cầu thầy vì rộng độ quần sanh, có thể nào thầy dùng chút thời gian nghiên cứu thêm các Kinh Đại Thừa (như Lăng Nghiêm và 48 lời nguyện của đức phật A Di Đà). Bằng sự tinh thông về Vi Diệu Pháp và Duy Thức Học của thầy, con nghĩ thầy sẽ dễ dàng đi sâu, lý giải được ý nghĩa thiện xảo trong kinh Đại Thừa. Qua đó có thể giúp các Phật tử Bắc Tông có sự hiểu biết rõ ràng hơn chứ không chỉ dừng ở mức tín tâm. <p>
Con lòng thành nhưng tri kiến còn ngu muội, hạn hẹp, nếu thỉnh cầu và lời lẽ của con có điều chi quá đáng, con xin thành tâm sám hối cùng thầy. Con xin chúc thầy sức khỏe và an vui. Con cung kính lễ bái thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con có nhân duyên được nghe và đọc tụng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Qua sự cảm nhận của con thì đức Phật đã từ bi chỉ dẫn con đường trở về Diệu Tâm thông qua tánh nghe, tánh thấy, tánh biết. Con đường tu tập nhân lại chứ không qua pháp môn, có phần giống như pháp tu mà thầy đang hướng dẫn chúng con. Nhưng con cũng có nghe kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh phát triển, không thuộc kinh Nguyên Thủy và có một số nhà sư thuộc hệ phái Nguyên Thủy không chấp nhận kinh Thủ Lăng Nghiêm, cho là kinh ngoại đạo không phải do đức Phật thuyết. Nay con xin thầy từ bi khai thị cho con hiểu thêm cách nhìn của thầy về bộ kinh này và giúp con hiểu do điểm vi tế nào mà nhiều người lại cho kinh Thủ Lăng Nghiêm không do Phật thuyết ạ? Con xin cảm tạ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, không biết Chùa có Kinh Tiểu Bộ và những bộ Kinh khác trong hệ thống Phật Giáo Nguyên Thủy để dành cho chư Phật tử gần xa được thỉnh không? Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Theo con được biết thời còn Đức Phật chỉ có Kinh và Luật, còn Luận thì sau khi Phật nhập Niết Bàn mấy trăm năm mới có. Nhưng trong bài giảng ngày 6 ở Sydney Thầy có lấy ví dụ hồi còn Đức Phật, có một vị thông thuộc hết Tam Tạng (tức là Kinh, Luật, Luận) nhưng không biết gì về thực chứng hết. Con bị confuse chỗ này. Kính mong Thầy giảng cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trước hết con xin được đảnh lễ Thầy. <p>
Đã lâu rồi, dù không có vấn đề gì về tu học nhưng con vẫn thường nghe Pháp thoại của Thầy và lên mục Hỏi đáp này để học hỏi thêm những lời giải đáp của Thầy cho các thắc mắc của các đạo hữu. <p>
Hôm nay con xin hỏi Thầy: <p>
1. Anh và chị của con bị bệnh ung thư. Trong cuốn Hương Vị Pháp Bảo của thiền sư Silananda có nói rằng, khi gia đình có người bị bệnh thì thỉnh chư Tăng đến nhà đọc tụng bài Kinh Thất Giác Chi thì có thể thuyên giảm bệnh. Nếu con muốn học bài Kinh này thì con tìm ở đâu? <p>
2. Theo như thông báo trên trang nhà Hộ Tông thì Thầy sẽ qua Úc châu hoằng pháp trong khoảng thời gian từ 25/10 đến 25/11/2013 có phải không Thầy? Con định về Việt Nam thăm Thầy, quý Sư và quý Cô cuối năm nay. Nhưng nếu Thầy qua Úc thì con sẽ đổi lại sang năm mới đi. <p>
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy thân tâm an lạc và mọi Phật sự luôn viên mãn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy! <p>
Khi đọc bộ sách Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh) con rất tâm đắc. Trong sách có những câu chuyện và những lời dạy của Đức Phật rất hay, rất dễ nhớ. Con rất muốn mua bộ sách này để dành tham khảo nhưng con tìm ở nhiều nhà sách rồi mà vẫn không thấy. Thầy có biết nơi nào con có thể tìm mua được không? Xin Thầy chỉ giúp giùm con. <p>
Con xin chân thành cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2013

Câu hỏi:

Thầy kính! Hôm nay con có vấn đề này xin thầy chỉ dạy! Khi mới tìm hiểu đạo Phật, con có đọc “Tâm Kinh Bát–nhã ba–la–mật– đa“. Lúc đó con chẳng hiểu gì cả, thấy vừa mơ hồ, vừa thú vị muốn tìm hiểu và ấn tượng nhất cái câu “Độ nhất thiết khổ ách!” mà con bắt đầu tìm hiểu về Tâm Kinh . <p>

1/ Đầu tiên: Có cô Phật tử bảo với con rằng: ”đọc tụng kinh này nhiều lần, sẽ được nhiều phước đức, mọi việc thi cử sẽ dễ dàng (lúc đó con đang là sinh viên năm 2), tai qua nạn khỏi!“ trong lòng con thấy sao nó mơ hồ và “mê tín” quá! Con hỏi cô Phật tử này: ”Cô có hiểu về Tâm Kinh muốn dạy gì không?” Cô trả lời: ”Bồ tát Quan Thế Âm thực hành theo Tâm Kinh này mới thành tựu, Còn mình người trần mắt thịt làm sao hiểu hết được! Đạo Phật cao siêu lắm, cố gắng tu được bao nhiêu thì tu!” Con thấy cô nói có lý, và câu “Độ nhất thiết khổ ách” lúc này được con hiểu là: Tụng kinh này nhiều sẽ được Bồ Tát Quan Thế Âm phù hộ vượt qua mọi đau khổ, tai ách vì đây là “Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.” <p>

2/ Một thời gian sau, Con có duyên đọc được những bài viết giải thích về Tâm Kinh trên mạng, con đã có những hiểu biết (sở tri) chút ít, tuy vậy vẫn thấy rất “lơ mơ” khi nhắc tới câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”! Mơ hồ về cái được gọi là “Tánh Không”! Bằng sở học, con cố dùng tri thức và lý luận để giải thích và cố tạo cho mình một cách hiểu: Tất cả các vật chất trên cuộc đời này đều do những phân tử, nguyên tử kết hợp lại với nhau nên thành có, Không ở đây là khoảng không giữa các phân tử, nguyên tử chứ không phải không có vật thể đó! Thân người cũng từ tứ đại hợp thành, khi hết duyên thì tan rã! Về mặt “Tâm” thì do “Thọ tưởng hành thức” kết hợp lại mà thành và giữa “Thọ Tưởng Hành thức” nó cũng có cái khoảng không? Vậy không là khoảng không và “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm“! Nhưng “Thọ Tưởng hành thức diệc phục như thị” tức là: “Thọ Tưởng hành thức “bất dị không, không bất dị “Thọ Tưởng Hành Thức”, nếu lý luận như trên thì cái khoảng không của Thọ là gì? Của Tưởng, hành, thức là gì?! Thật là khó hiểu, đau đầu, phiền não! Còn lý luận, còn suy tư, càng thấy rối rắm, và mệt mỏi! Nên thôi không quan tâm đến nó nữa, Và tự thấy căn cơ mình thật thấp kém! Chấp nhận tạm thời chưa hiểu nó, còn hơn cố hiểu để thấy rối loạn hơn! <p>

3/ Hôm nay, tự dưng con thấy ra một điều mới lạ từ “Tâm Kinh” cái mà đã lâu rồi con không muốn nghĩ đến! Con xin trình bày ra đây cái thấy của mình, xin thầy chỉ dạy: <p>

- Trong câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, từ “Không” trong câu này hay còn gọi là “Tánh Không” chính là “Cái Thấy Biết” khi tâm rỗng lặng trong sáng! Là cái “thấy biết” thầm lặng như một nhân chứng đứng độc lập chỉ quan sát, quan sát tự nhiên thôi, không có cái cố gắng quan sát và không có một cái nhận xét nào! “Thấy chỉ là thấy, trong thấy chỉ có thấy”! <p>

- “Tánh KHông” này sẵn có của Tâm chứ không phải trên sự vật hiện tượng! Khi tâm rỗng lặng trong sáng thì nhìn thấy sắc là sắc! Nhưng khi bị che mờ bởi khái niệm định nghĩa, kinh nghiệm… đã được ghi nhớ (bản ngã) thì nhìn thấy sắc không là sắc nữa mà là “tùm lum” theo cái biết đã được tiếp thu và giữ lại (Sợi dây thừng đã thành con rắn)! Thật là khó diễn tả, con xin lấy ví dụ cụ thể: Ví dụ như nhìn thấy "cái ghế"! Trước đây nhìn thấy cái ghế là: có bốn chân, được đóng từ gỗ và dùng để ngồi! Bây giờ khi tâm rỗng lặng trong sáng nhìn thấy cái ghế là “cái ghế” mà không phải là cái gọi là “cái ghế”! <p>

- Tương tự như sắc thì: “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp “Tức thị không & bất dị không, tức thị & bất dị “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp“! Chỉ là khi ứng ra để sinh hoạt trong đời sống thì như cái biết thông thường, còn khi rỗng lặng trong sáng thì “nó như nó đang là”! <p>

- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo ra Bản Ngã, Cái bản ngã này không chân thật, ảo tưởng! Nên khi thấy biết thông qua cái bản ngã này rồi coi nó là thật là mình thì đem đến phiền não, tham lam, giận hờn, thù oán… khổ đau! Nhìn nhận thông qua cái bản ngã thì đúng như câu “Nhất thiết duy tâm tạo”, tưởng tượng tạo ra đủ thứ hết như Đôn-ky-hốt nhìn cối xay gió rồi tưởng là người khổng lồ nên mới “đánh nhau với cối xay gió”! Sợi dây thì cho là con rắn! Nhưng cũng cần cái bản ngã này (ứng ra) để tham gia vào đời sống, để trao đổi, học tập và vẫn biết nó chỉ là cái bản ngã không thật thì không còn phiền muộn nữa! (Độ nhất thiết khổ ách)! Nếu không có cái bản ngã này thì cũng không có phương tiện để học tập, tiếp thu, để được thầy chỉ dạy! Bản ngã là phương tiện, thấy nó biết nó thì không khổ còn đồng nhất với nó thì sẽ khổ! <p>

- “Tâm kinh” là dạy và chỉ rõ “Tâm” như thế đó! Chứ không phải “Tâm Kinh” là kinh thuộc lòng để luôn ghi nhớ trong trí não! Chắc có lẽ vì hành "Thâm Bát-nhã” kinh này nên mới gọi người hành là “Quán Tự Tại Bồ Tát”! <p>

- “Vô đắc, dĩ vô sở đắc cố!” Cố tu để đắc cái này, đắc cái kia tức là đem cái bản ngã đi tìm cái “đắc” và đồng nhất với cái bản ngã tìm cầu đó thì chắc chắn đau khổ! <p>

- Trong cuộc sống khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi, lòng tự hỏi tại sao hoàn cảnh này lại đến với mình mà không đến với người khác! Sở tri mới giải thích rằng đó là do nghiệp trong quá khứ gây ra, giờ phải nhận quả! Vì vậy phải thực hành nhẫn nhục để trả hết sẽ vượt qua! Nhưng nếu thấy cái hoàn cảnh đó và sự nhẫn nhục của cái bản ngã như nó đang là một cách định tĩnh trong lành thì cuối cùng gọi là nhẫn nhục mà là không có cái gì gọi là nhẫn nhục!<p>

Thật là khó diễn đạt và trình bày nên con viết hơi dài! Mong thầy từ bi hoan hỉ chỉ dạy! Ơn Thầy to lớn!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con xin hỏi:<p>
a/ Nội dung của 2 bộ kinh A-hàm và Nykàya có khác nhau không?<p>
b/ Nếu có khác thì khác ở điểm nào là chính yếu?<p>
Xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con, con rất cảm ơn thầy. Cầu Tam Bảo gia hộ Thầy mạnh khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con nghe đến chương thứ 9 trong sách Sống Trong Thực Tại, Thầy giảng ngắn gọn về pháp bố thí (Dāna) trong Phật giáo Nguyên Thủy có nghĩa là "sự cho ra dưới nhiều hình thức như san sẻ, biếu tặng, cúng dường, phục vụ, trợ giúp, xả ly,... thoát ly hoàn hảo ra khỏi cái ta ích kỷ." Con lên Google tìm để hiểu thêm nhưng những bài viết về pháp Dāna của Phật Giáo Nguyên Thủy rất ít. Thầy cho con xin các tài liệu về Dāna nhé.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, cháu có cơ hội đọc qua Trung Bộ kinh và tâm đắc với 3 bài kinh: Kinh Niệm Xứ, Nhất Dạ Hiền Giả và Đại Ca Chiên Diên Nhất Dạ Hiền Giả. Theo thiển ý của cháu, pháp tu hành của Phật đã gói gọn trong đây. Không biết suy nghĩ đó có đúng không Sư Ông? Mong Sư Ông chỉ cho cháu, khi xem kinh cần chú ý đến những bài kinh nào?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »