loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 202 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'kinh điển & sách hay'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

"10 phiền não gây trở ngại cho Tuệ Minh Sát đều do Thiền Định gây ra. Con không chịu đọc những Hỏi Đáp trước đây về Thiền Định nên lại hỏi điều mà Thầy đã trả lời ít nhất 10 lần rồi rằng Thiền Định Hữu Vi Hữu Ngã không phải là chánh định Đức Phật dạy trong Bát Chánh Đạo. Đoạn Kinh con trích dẫn hoàn toàn không ám chỉ Định Hữu Vi Hữu Ngã mà rõ ràng là mô tả chánh định. Nếu định nào cũng như nhau thì sao thì sao có chánh định, tà định được. Nếu con không chịu nghe lời cảnh báo của Thầy thì cứ hành Thiền Định đi rồi trước sau cũng thấy ra đâu là chánh đâu là tà thôi"

Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ ra, vì hiểu biết của con còn hạn chế nên cứ phân vân mãi, do số lượng hỏi đáp cũng nhiều (trên 600 trang) nên con cũng chưa đọc hết được, con sẽ tìm lại các Hỏi Đáp này về thiền định để hiểu hiểu rõ hơn và xem các thời pháp của Thầy về hành Thiền Minh Sát.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy. Xin Thầy cho biết rằng con nên bắt đầu đọc Kinh điển nào để con thấu hiểu Pháp thấy ra sự thật trong Đạo. Thí dụ là Bộ Kinh Tam Tạng, Kinh Trung Bộ, Kinh Tứ Diệu Đế, Kinh Pháp Cú. Xin Thầy chỉ dẫn để con ráng tìm ra chân lý. Đa tạ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy, con kính chúc thầy luôn có sức khỏe tốt. Thầy có thể hướng dẫn cho con đọc 1 vài cuốn sách nào khi bắt đầu vào việc học và thực hành giáo pháp đức phật ạ! Con cảm thấy hoang mang khi càng đọc trên mạng con càng giống một đứa trẻ lạc đường. Con cảm ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư! <p>

1. Con muốn học giáo pháp Phật một cách đúng đắn và đi từ cơ bản thì Sư khuyên con nên đọc từ sách nào ạ? <p>

2. Con cũng kính xin Sư chỉ dạy cho con chữ "duyên" có nghĩa như thế nào ạ? <p>

Kính mong Sư giảng dạy cho con ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2016

Câu hỏi:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Hòa Thượng, con có một vài điều kính xin Hòa Thượng khai thị cho con. <p>
Con đã học Phật học cũng khá nhiều nhưng con càng học thì thấy mình càng ngu và nhìn lại trong tâm thì chẳng có gì cả, như vậy có phải con bị hỏng kiến thức không? Kính mong Hòa Thượng từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho con, con thành kính tri ân Hòa Thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, xin thầy hoan hỷ khai thị giúp con. Trong phẩm Già - Kinh Pháp Cú có đoạn: <p>
155. "Lúc trẻ, không phạm hạnh,/
Không tìm kiếm bạc tiền./
Như cò già bên ao,/
Ủ rũ, không tôm cá." <p>

156. "Lúc trẻ không phạm hạnh,/
Không tìm kiếm bạc tiền;/
Như cây cung bị gãy,/
Thở than những ngày qua." <p>
Nhưng Phật cũng dạy không nên tìm cầu nơi tương lai, cuộc sống chỉ là hơi thở trong hiện tại. <p>
Nếu lo góp gom thì bước vào lối mòn sinh tử, nếu tập buông bỏ thì lo sợ cho cảnh yếu già. Con trí tuệ nông cạn nên dính mắc còn nhiều, xin hoan hỷ khai thị giúp con. <p>
Con xin cung kính đảnh lễ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Kính mong Thầy hoan hỷ giải thích và hướng dẫn giúp con một số điều như sau: <p>
1. Con xem trong 10 hạnh Ba-la-mật không thấy có Thiền định Ba-la-mật. Vậy Thiền định có thể xếp vào hạnh nào trong 10 hạnh này, thưa Thầy? <p>
2. Tâm không phóng dật có thể xếp vào Tinh tấn Ba-la-mật được không, hay là xếp vào Hạnh nào, bạch Thầy? <p>
3. Hạnh sống độc cư có thuộc vào Giới của Tỳ-kheo không ạ? Hay là thuộc Pháp hạnh nào ạ? <p>
4. Thân cận bậc trí, đó là giành cho hàng tại gia, hay luôn cả xuất gia, bạch Thầy? và thuộc về Pháp hành nào ạ? Nếu có người hỏi, vậy thì người ngu sẽ bị bỏ rơi. Như vậy, giáo dục PG đã hoàn hảo chưa trong khi kinh dạy: Nếu không gặp người trí, thà sống 1 mình, không bè bạn kẻ ngu? <p>
5. Tâm từ Ba-la-mật và Tâm xả Ba-la-mật trong 10 hạnh cũng là 2 tâm vô lượng trong 4 Phạm trú, đúng không ạ? <p>
Một số điều con chưa phân định được rõ ràng. Hoặc Thầy hoan hỷ chỉ giúp con Tác phẩm nào để tham khảo cho con hiểu rõ hơn. Kính mong Thầy hoan hỷ chỉ dạy. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư! Hôm nay con mở nghe hết bài pháp thoại Sư giảng về Kinh Bát nhã. Con thấy như vậy. Khi con kết hợp cả Kinh Bát Nhã, Kinh Lăng Nghiêm và Tứ niệm xứ để thực hành và quán sát thì có điều gì đó thật tĩnh lặng và mát dịu. Không ai trói buộc mình được trừ khi mình tự trói buộc cho mình phải không Sư? Con được biết tháng 2 Sư sẽ đi giảng ở nước ngoài. Con xin chúc Sư khỏe mạnh để đem nguồn suối mát của Phật giáo đến cho mọi người.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đọc trong Kinh Phân biệt về sự thật (số 141 Trung Bộ Kinh) có đoạn ngài Sariputta nói về chánh tinh tấn như sau: "Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì
chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến
cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy
gọi là chánh tinh tấn". <p>

Thưa thầy, con nên hiểu những câu như "khởi lên ý muốn cho sinh khởi, khởi lên ý muốn trừ diêt, khởi lên ý muốn làm cho tăng trưởng, viên mãn, v.v..." như thế nào cho đúng ạ? Đoạn kinh này không phải chỉ được nói một lần bởi ngài Sariputta mà chính Đức Thế Tôn cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi ngài giảng về Tứ Diệu Đế. Con đã phân vân về đoạn kinh này rất lâu trước khi con quyết định hỏi thầy, vì con cũng nghĩ là khi tu hành không thể dùng cái bản ngã để đạt đến cái không còn bản ngã được, tuy nhiên trong kinh đã ghi rõ như vậy nên con cũng cảm thấy rất lúng túng. Liệu có thể có cái sinh khởi hay trừ diệt mà không có cái bản ngã cá nhân trong đó không thầy? Trừ diệt nhưng trừ diệt một cách vô tâm, không có tham sân trong đó? Ví dụ như có Tác ý tâm sở nhưng không có Tư tâm sở chẳng hạn? <p>

Tiện đây con cũng xin thầy giải thích giúp con sự khác nhau giữa Tác ý tâm sở và Tư tâm sở được không ạ? Làm thế nào để khi hành động chỉ có Tác ý mà không có Tư tâm sở được ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy con xin đảnh lễ. Con xin Thầy chỉ dạy cho con những điểm cốt lõi của hai bài kinh BÁT NHÃ TÂM KINH và KINH KIM CANG. Bạch Thầy, hai bài kinh này có liên hệ tới thiền không ạ? Con cảm ơn Thầy, con chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »