loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 270 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền định, tứ thiền bát định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-02-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con tuy theo dõi mình nhưng cũng còn thất niệm quá, đi đụng đầu, chân đá cửa, rót nước bị đổ,... dù là sân hận hay vọng tưởng đều quán được nhưng đôi lúc nóng giận cũng không theo kịp. Con nghĩ việc tu tập của con về thiền cũng cần phải bài bản như nhạc sĩ cần phải học nốt nhạc trước, muốn qua sông phải tìm đò,.. Khi qua sông được rồi mình mới không cần đò hoặc hiểu rõ âm lý rồi mới sáng tác nhạc theo cảm xúc của mình được. Theo tình hình của con con thấy mình vừa phải thiền tuệ và cũng phải thiền định. Thiền tuệ giống như chăn trâu, theo dõi vọng tưởng của con và thiền quán hơi thở mỗi ngày khi nào có thể để mình giảm thất niệm lại và bản thân mình tỉnh táo hơn. Con thấy mình cần phải tinh tấn hơn. Con nghĩ như vậy có đúng không thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2017

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão,
Upacāra dịch ra tiếng Việt là Cận định hay Cận hành định?
Kính xin thầy cho biết chữ "Cận" có nghiã là gì?
Con chân thành cảm ơn sự chỉ dạy của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2017

Câu hỏi:

Con thưa Thầy,

Con có nghe Thầy giảng về tùy duyên thuận pháp, nay con muốn hỏi về chuyện tình cảm ạ.
Con đang ở giữa dòng, với 1 người bạn đồng tu, sau khóa thiền con nhận ra mình với anh ấy rất có duyên, nảy sinh trong con tình cảm muốn gần gũi quan tâm chăm sóc đúng kiểu hai bạn tu tập. Con trong lúc hành thiền sinh tâm muốn biết nhân duyên của hai người kiếp trước ra sao mà con thấy anh ấy gần gũi lạ kỳ. Thế là con đi vào định con thấy 2 hình ảnh một là con ong và bông hoa, hai là cô gái nước ngoài chăn 1 con bò. Không biết đây có phải tưởng của con cao quá? Nhưng anh đó giỏi ngoại ngữ lắm, còn con ăn chay. Có lần sau khóa thiền con cũng tự nhận ra mình đã nhiều kiếp từng là hoa, lá, cây cối...
Vấn đề là con chủ động kết nối với anh ý, nói về ý muốn rằng chúng ta có nhân duyên, con không muốn đi xa hơn, và anh ý cũng muốn làm bạn đồng tu. Tuy nhiên con trong lòng cũng hướng tâm như vậy. Thế nhưng sâu trong tâm con vẫn tham ái, vẫn muốn quan tâm, và có anh ý bên mình ạ... Con không biết phải buông thế nào để sống tùy duyên thuận pháp, nhưng con không làm được. Xin Thầy cho con lời khuyên ạ.
Con sống đời sống cư sĩ tại gia, và không có nhu cầu lấy chồng, nhưng một người bạn đồng tu thì con vẫn muốn anh ý là tri kỷ, muốn trò chuyện, ở bên chăm sóc, một mặt lại không muốn ràng bụôc nhau.
Con phải làm gì để vượt qua tình trạng này?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Chư Tôn Đức!
Đệ tử vì mang nhiều nghiệp tội nên phải mang bệnh lãng tai (điếc), và bệnh tim mạch. Nay con một lòng hướng về Phật pháp, nguyện tu học pháp thiền định. Ngưỡng mong Tôn Sư hoan hỷ dẫn dạy cho con pháp tu học Thiền Định.
Vì bị "điếc" nên chúng con không thể nghe được những lời giảng dạy qua hệ thống âm thanh (loa), mà chỉ nghe được trực tiếp tiếng nói người đối diện hay gần kế bên tai. Kính xin cảm tạ hồng ân của Chư Tôn Đức cho con lời khuyến tu học Phật.
Kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-12-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Hiện nay, con thấy biết tâm con hay có trạng thái thư thái, khinh an, lặng lẽ... đặc biệt là không có trạng thái tâm bồn chồn, lo âu dù khi quên mất chùm chìa khóa hay ví có giấy tờ cá nhân và tiền bạc. Trước kia, khi phát hiện quên những việc như thế này, thì tâm trạng rất lo âu sợ hãi. Còn bây giờ thì như không có vấn đề gì xảy ra.
Vậy trạng thái này do con chánh niệm, thường biết thân tâm từ đó có "định" vững mạnh nên mang lại tâm trạng bình thản này phải không Thầy?
Con rất mong nhận được lời khuyên từ Thầy. Con xin kính chào tạm biệt Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Nhân có bạn hỏi về tứ thiền Phật nói trong kinh Pali (kinh "Phân biệt về sự thật"), con xin trình bày điều con hiểu qua tìm hiểu và xem bài giảng của Thầy. Nếu có sai xin Thầy chỉ dạy để bản đồ đạo lộ được rõ. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Tứ thiền vô vi là có, nhưng khác với cách thực hành đạt tứ thiền của ngoại đạo (Bà La Môn). Đầu tiên, định vô vi có được nhờ thực hành sống theo Bát chánh đạo, do đó tâm dần trở nên không vọng động, tức "bình thường tâm" khi xúc chạm việc đời. Tâm chánh niệm tỉnh giác sẽ tự ứng Giới Định Tuệ khi có việc. Tâm lúc này ly dục ly bất thiện pháp, định tĩnh trong cuộc sống và mọi oai nghi. Đây là điểm khác biệt của định Phật giáo so với (dính mắc) vào sự cố ý ngồi rèn luyện để có định của ngoại đạo (sở đắc của bản ngã).

Còn khi ngồi thả lỏng vô sự, tâm rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng thì tâm cũng tự ứng Giới Định Tuệ. Nếu ứng yếu tố "Định" mạnh thì có định vô vi một cách tự nhiên, tuỳ lúc giải thoát khỏi các uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành hoặc cả bốn uẩn một lúc mà không cần phải xác định xem đó là chứng những bậc thiền thứ mấy. Nếu ứng yếu tố "Tuệ" mạnh thì tâm "nhu nhuyễn dễ sử dụng", biết tuỳ lúc ứng pháp, đến mức độ phù hợp sẽ tự ứng các tuệ giải thoát và biết đến lúc có thể hướng tâm giải thoát.

Mọi thứ đều đến đi một cách tự nhiên đến khi rốt ráo, nhờ thực hành theo Bát chánh đạo. Vì thế trong kinh Tứ Niệm Xứ hay kinh Chuyển Pháp Luân khi độ 5 anh em Kiều Trần Như, Phật không nói về các tầng thiền mà nói về tứ Thánh đế.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, trước khi ngồi thiền con đọc chú, một chút người xoay đủ kiểu, có khi là xoay tròn, khi gập trước sau, biên độ xoay cũng không giống nhau. Nhưng tối qua thì tự nhiên xoay tích cực đến độ các khớp xương cổ kêu rắc rắc, cổ ở nhiều tư thế quái lạ như có ai dùng lực điều chỉnh cổ gáy vậy, có khi bật căng cơ hẳn về phía sau gáy. Con không sợ, tâm vẫn bình thường và khi xả thiền ra thấy khỏe chứ không vấn đề gì, nhưng tỉnh queo khó ngủ. Con mới tập ngồi thiền khoảng 3 tháng thôi. Xin thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy con có khúc mắc này xin Thầy chỉ dạy cho con ạ. Ví dụ như khi con ngồi thiền (thiền tuệ) lúc đó tâm nhập định mà bên ngoài có người gọi mình hay làm phiền mình thì mình có bị ảnh hưởng gì không ạ?
Con xin thành kính đảnh lễ tri ân Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2016

Câu hỏi:

"Không cần cận định hoặc định (an chỉ) vẫn thấy, vì chỉ cần sát-na định là đủ thấy sự thật rồi. Thậm chí định còn trở ngại sự thấy nữa là khác".
Con đã thử làm theo lời thầy như thế này: ngay khi tâm muốn định hơn con liền thấy tâm "muốn định hơn", khi bị cảm giác đau con liền biết "đau"... Con biết ngay như vậy có phải là nhờ sát-na định không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy.
Trong sự chuyển động dữ dội của một trận cuồng phong cũng hiện hữu một santi tịch tịnh và trong tận cùng của mọi khổ đau và vô vàn điều bất toại cũng tìm thấy một paramam sukham phải không Thầy? Trên nguyên lý điều này hoàn toàn mang tính khả thi nhưng vì mọi người không hành santi nên cứ mãi triền miên trong đau khổ. Cá nhân con tuyệt đối tin tưởng vào nguyên lý trên và hành santi mọi lúc mọi nơi, "Santi paramam sukham" như một câu thần chú, mỗi khi có điều bất toại hay có ai đó chửi con, con liền "santi paramam sukham", lập tức tình hình căng thẳng được cải thiện ngay lập tức và rồi thì chuyện gì cũng có thể giải quyết một cách thỏa đáng.
Vấn đề của con muốn hỏi Thầy là con có bị rơi vào thiền chỉ mà đối tượng là "santi paramam sukham không hả Thầy, vì mỗi sáng sớm, trước khi thức giậy, điều con nghĩ đấu tiên là santi paramam sukham" sau đó thì con thấy tâm con thật yên tĩnh rồi gần như đi vào trạng thái của định, con đã nghe pháp thoại của Thầy 3 năm nay nên con rất quan ngại vướng kẹt vào thiền an chỉ định, kính mong Thầy từ bi khai thị.
Nhân tiện con cũng xin thay mặt một số Phật tử tại Canada gồm Montreal và các vùng phụ cận, kính thỉnh Thầy qua Canada với chúng con một chuyến vì nghe đâu năm 2017 Thầy có dự định qua Mỹ hoằng pháp, chúng con thiết tha được gặp mặt và đảnh lễ Thầy. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »