loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 270 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền định, tứ thiền bát định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con thấy thầy nói "tứ thiền bát định ngoại đạo mà Phật đã thấy đó chỉ là sắc ái, vô sắc ái nên đã từ bỏ hơn 6 năm trước" cái này con đồng ý, vì đây là thiền ngoại đạo. Nhưng trước khi thành đạo, Phật ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền, diệt tầm tứ nhập nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Từ thiền thứ 4 này Phật hướng tâm đến Tuệ Tam Minh. Phật dạy chánh định trong Bát Chánh Đạo là 4 định này chứ đâu phải thiền ngoại đạo đâu ạ. Sao Thầy nói chưa tu chứng không nhập được ạ?
Con nghĩ nếu hành giả nhập 4 định này gọi là Chánh Định, còn bậc Thánh nhập thì gọi là Chánh Thánh Định đúng không ạ?
Con cũng nghĩ việc hành Tứ Niệm Xứ cũng là 1 bước trong Chánh Niệm (Bát Chánh Đạo) để hành giả ly dục ly ác pháp tiến đến 4 định này.
Xin Thầy chỉ bảo thêm khúc mắc này!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Cho con hỏi Thầy có nói trong một video giảng về "Hai loại chướng ngại", Thầy có nói rằng định mà nhiều quá cũng không tốt. Thầy cũng ví dụ mình cầm một ly nước mà mình định nhiều quá rồi sao mình uống ly nước đó được. Định nhiều quá có thể bị dính vào cảnh sắc giới và vô sắc giới.

Nhưng với kiến thức còn nông cạn của con, thì con có biết một quan điểm khác cho rằng nếu có định lực sâu thì có thể sẽ trải qua một giai đoạn bên trong rất sáng nhưng bên ngoài thì hơi thụ động, nhưng nếu vượt qua giai đoạn đó thì tâm trí sẽ trở nên định tĩnh và sáng suốt hơn.

Như vậy thì theo ý kiến của Thầy mình chỉ cần duy trì ở mức định vừa phải đủ để trọn vẹn với thực tai, và không mong cầu vào mức định cao hơn nữa sẽ sinh ra tâm ngã mạn, chỉ đơn giản trở về trọn vẹn với thực tại. Và biết một cách nhẹ nhàng vừa phải, vừa với sức của mình không mong cầu biết nhiều hơn. Nhưng con cũng có nghe Thầy giảng Tổ Huệ Khả đã nói "liễu liễu thường tri" là luôn luôn biết thì sao Thầy?

Nhờ Thầy giải đáp giúp con.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, thiền mà chú tâm tới sự phồng xẹp bụng có phải là Thiền Định không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư.
Con là người đã 2 lần hỏi Sư trên trang hộ tông. Hôm nay con viết bài gửi riêng cho Sư trên email bởi vì con có một số rắc rối trong quá trình ngồi thiền mà không thể tự mình giải quyết được.
Con ngồi thiền đã được 4 năm, khi con mới ngồi thiền thì không xảy ra hiện tượng gì nhưng sau một thời gian ngồi thì xảy ra hiện tượng cứ một thời gian con mất ngủ, rồi một thời gian con có thể ngủ cả ngày, rồi lại một thời gian trở lại bình thường, điều đó cứ lặp đi lặp lại như một chu kỳ. Khi con càng vào sâu trong định hơn thì tình trạng này càng trở nên rõ nét, rồi có những lúc con cảm thấy như có một luồng khí nó chạy lên đỉnh đầu gây nên sự khó chịu cho con.
Con ngồi thiền theo phương pháp theo dõi hơi thở. Bữa trước con có hỏi Sư về hiện tượng mà con gặp phải cùng với nghe một số bài pháp của Sư về thiền chế định và thiền tự nhiên. Con đã bỏ ngồi thiền được khoảng 1 tháng rồi lại ngồi lại nhưng cố gắng không theo dõi hơi thở nữa mà không thể bỏ được, cứ khi nào con bắt chân lên ngồi thiền là tự động con lại theo dõi hơi thở và các hiện tượng rắc rối như ở trên lại xảy ra. Hiện nay con cảm thấy bế tắc và không thể giải quyết được vấn đề của mình, con chỉ sợ con tu sai có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Thưa Thầy, càng ngày con càng nhận ra là việc thực hành Thiền Định trong quá khứ ảnh hưởng đến việc Thiền Minh Sát bây giờ, con thận trọng, chú tâm, quan sát, chỉ được một lúc lại không nhìn thấy mình quan sát nữa, như bị cuốn bị dừng lại, rồi lại giật mình nhận ra mình làm sai.
Con cứ tiếp tục để như thế này rồi mình từ từ nhận ra, từ từ điều chỉnh hay có pháp nào đối trị với vấn đề này không ạ?
Xin Thầy chỉ dẫn cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

"10 phiền não gây trở ngại cho Tuệ Minh Sát đều do Thiền Định gây ra. Con không chịu đọc những Hỏi Đáp trước đây về Thiền Định nên lại hỏi điều mà Thầy đã trả lời ít nhất 10 lần rồi rằng Thiền Định Hữu Vi Hữu Ngã không phải là chánh định Đức Phật dạy trong Bát Chánh Đạo. Đoạn Kinh con trích dẫn hoàn toàn không ám chỉ Định Hữu Vi Hữu Ngã mà rõ ràng là mô tả chánh định. Nếu định nào cũng như nhau thì sao thì sao có chánh định, tà định được. Nếu con không chịu nghe lời cảnh báo của Thầy thì cứ hành Thiền Định đi rồi trước sau cũng thấy ra đâu là chánh đâu là tà thôi"

Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ ra, vì hiểu biết của con còn hạn chế nên cứ phân vân mãi, do số lượng hỏi đáp cũng nhiều (trên 600 trang) nên con cũng chưa đọc hết được, con sẽ tìm lại các Hỏi Đáp này về thiền định để hiểu hiểu rõ hơn và xem các thời pháp của Thầy về hành Thiền Minh Sát.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-06-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Hiện nay con đang thực tập thiền định, con nghe các bài giảng của Thầy thì con hiểu là khi tu tập thiền định thì sẽ gây trở ngại khi hành Thiền Minh Sát. Nhưng trong kinh Sa môn quả, Đức Phật có nói, sau khi đạt được tứ thiền thì:

97. "Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật "đây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Như vậy, theo con hiểu thì khi đạt được định thì lúc đó có thể quán tốt hơn, suy nghĩ này của con đang trái ngược với các bài giảng của Thầy.

Vậy con mong Thầy hoan hỉ chỉ giúp con, con nên tiếp tục thực hành thiền định như thế nào để không gây trở ngại cho việc hành Thiền Minh Sát sau này?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạch Thầy, cho con được hỏi thế nào là Định Vô Vi và Định Hữu Vi?
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Từ ngày nghe Thầy con không hành thiền như con đã từng làm thì con nhận thấy con nhìn ra tâm con nhiều hơn, những lúc sân thấy nó sân, thấy tim đập nhanh, nhưng đồng thời cũng có một cái gì đó rất nhẹ nhàng, yên bình trong cái sân đấy. Và con cũng nhận ra trước giờ con hành thiền định, bị dính vào một chỗ, bị hôn trầm.
Con chỉ muốn chia sẻ với Thầy một chút, con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Lần trước khi con trình bày việc con chọn đề mục quán thân trên thân hành niệm nội, theo dõi hơi thở cảm thấy an lạc. Thầy nói đó là Thiền Định Hữu Vi.
Nhưng con không định nhập vào thiền hữu vi, con biết Thiền PG là Chánh Định (Tứ Thánh Định), có thể con quán thân sai nên rơi vào thiền định hữu vi như Thầy đã nói.
Xin Thầy hoan hỷ hướng dẫn từng bước tu tập như thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »