loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 282 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'bệnh tật'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-11-2018

Câu hỏi:

Dạ, Bạch thầy, con bị một căn bệnh đau nhức ở cột sống rất kỳ lạ bảy tám năm nay, con đã chữa trị rất nhiều nơi từ đông y tới tây y nhưng đều không biết nguyên nhân đau là do đâu... Mỗi lần khám là nó lòi ra bệnh khác chứ không phải bệnh thật của mình, rồi mổ xẻ lung tung hết nhưng đều không bớt. Nay con mong thầy thương tình mà giúp đỡ chỉ bảo cho con...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con đã nghe bài giảng tuỳ duyên thuận pháp của thầy, là cảm nhận trọn vẹn cái đang là và không trốn chạy khỏi thực tại. Nhưng con có một thắc mắc xin được hỏi thầy, nếu như con đang bị bệnh mà không chịu đựng được sự khó chịu của bệnh tật và tìm cách để chữa trị cho mau lành bệnh, như vậy có bị xem là trốn chạy thực tại và không tuỳ duyên thuận pháp không ạ? Con kính mong thầy chỉ dạy giúp con sống thế nào cho đúng pháp. Con xin cám ơn thầy và kính chúc thầy mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2018

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy,
Con có đọc thấy có đạo hữu gặp căn bệnh trầm cảm. Trước đây con cũng bị trầm cảm đâu cũng mấy năm và giờ gọi là tạm ổn. Con xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân biết đâu hữu ích.
Đầu tiên khi bị trầm cảm điều quan trọng là chấp nhận với bản thân mình là tôi bị bệnh. Khi đó bản ngã đầu hàng, không còn sự đối kháng là tôi không bị bệnh hay tôi phải hết bệnh, điều này với con là khó nhất. Con đã từng nói với những người thân là con bị bệnh, con chấp nhận nó và vơi đi nhiều nhưng lạ thay đây là bước đầu quan trọng.
Người bị trầm cảm thường rất nặng tâm si, là rất khó tự mình thoát ra được. Với con trước đây khi bị trầm cảm, con nằm dài ở nhà không làm gì chỉ bia rượu cốt là say để ngủ, thậm chí không ăn uống gì hoặc ăn rất ít. Tỉnh lại uống và trở thành vòng luẩn quẩn là sức khỏe rất yếu. Sau con mới ngộ ra, sức khỏe mà yếu thì tâm cũng yếu theo. Nên những người bị trầm cảm cần phải vực dậy sức khỏe trước cái đã.

Nói thì dễ nhưng với người bị trầm cảm thường là không tự làm được và cần sự giúp đỡ của người khác. Và với người bị trầm cảm tâm rất yếu nên rất khó chánh niệm tỉnh giác. Nên đối trị là cần thiết. Đầu tiên con nhờ sự giúp đỡ của người nhà để kéo con ra ngoài chứ không nằm lỳ ở nhà nữa, nhưng trường hợp của con thì không hiệu quả vì em con nó không thể ép con ra ngoài được. Điều quan trọng nữa của người bị trầm cảm là phải tìm ra được một người đủ sự tin tưởng, uy tín để kéo mình ra khỏi tình trạng trầm cảm trong giai đoạn đầu. Trong điều trị tâm lý có phương pháp điều trị hành vi rất hay với người bị trầm cảm. Là chưa cần điều trị tận gốc, hãy tìm mọi cách làm những điều mới để bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn hàng ngày, để bản thân cảm nhận những điều mới. Và cần thật sự nhẫn nại với bản thân mình.

Một điều nữa là nếu đã nhận biết được tâm mình, nếu thấy tâm khởi tiêu cực là phải tìm cách thoát ra ngay, kể cả đối trị cũng được. Điều này rất quan trọng để không trầm trọng hơn.
Khi đã qua được bước đầu đó. Có sức khỏe. Tâm tương đối không bị quá yếu nữa, bắt đầu tương đối ổn định, không còn bị tâm si cụ thể là không bị những suy nghĩ tiêu cực chi phối quá nhiều nữa. Khi đó nếu vào được đạo thì tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hàng ngày là giải quyết tương đối triệt để.
Với con thì trầm cảm là một món quà và nó cũng là một phần không nhỏ giúp con vào được đạo.
Hy vọng những chia sẻ của con hữu ích.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2018

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy ạ!
Thầy ơi, mình có thể dùng tâm để trị thân bệnh không ạ? Con bị bệnh viêm xoang, nghẹt mũi nên hay đau đầu suốt ảnh hưởng đến việc học của con rất nhiều. Khi con bình thường không đau thì quyết tâm dữ lắm, mà khi cơn đau đến nó hành hạ con dữ lắm rồi con lại buông xuôi việc học, cứ như thế con lặp đi lặp lại 4 năm rồi kiến thức con không vững. Đâm ra giờ con thêm tâm lý sợ hãi và mặc cảm tự ti. Áp lực từ gia đình, bạn bè nữa. Cộng thêm con có cái tường thành bản ngã rất lớn mà con chưa có vượt quua được. Con sợ đủ thứ tiếp xúc với con. Nhiều lúc con nghĩ do mình không kiên trì, nhưng mà con kiên trì sao nổi khi đầu con quá đau, và tâm lý con không tập trung được nữa. Cộng thêm nỗi sợ do tâm lý từ nhỏ, con nói năng chẳng rõ ràng minh bạch. Con có ý định tự tử nhiều lần do quá căng thẳng. Nhưng 2 năm trở lại đây con biết đến chánh pháp và tu tập nên chuyển hóa cũng được phần nào rồi thầy. Nhưng giờ con học năm cuối kiến thức rất nhiều và nặng nữa đòi hỏi tư duy nhiều nhưng con lại đau suốt thế này, con không biết phải làm sao thưa thầy? (con có quán sát cơn đau của mình, nhưng nó đau dai dẳng lắm làm trôi qua những bài giảng trên lớp của thầy cô và ở nhà nó lại chiếm nhiều thời gian khi con ngồi học. )
Con xin cảm ơn thầy, và mong thầy mạnh khỏe ạ !

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin chia sẻ về bệnh trầm cảm, trường hợp của con bác sĩ nói sẽ uống thuốc suốt đời. Con đã uống thuốc bác sĩ đó gần 5 năm. Thuốc rất buồn ngủ và khó khăn trong sinh hoạt, lại phải đi làm nên chống chọi lại nó rất khó khăn và khổ sở, con từng bỏ thuốc gần 1 năm và rồi có lúc tái lại con đối với thử thách của cuộc sống, chán nản và tự tử 1 lần không thành.
Con về bệnh viện đa khoa tỉnh và may mắn gặp đúng bác sĩ cho liều nhẹ lại và công việc phụ giúp gia đình có phần phù hợp hơn dù cũng còn buồn ngủ.
Nhưng mấu chốt ở đây con nghĩ là mình chịu tu tập và tin tưởng nơi Tam Bảo. Trước khi biết đến thầy và khởi sắc con đã trì chú, sám hối, đọc nhiều kinh sách (kinh Dược sư),... rồi con đã học những điều thầy dạy và thực hành. Cứ như thế không quên mục tiêu chính của mình là tu tập. Bên cạnh đó thái độ của người thân rất tích cực, vẫn tôn trọng và tạo điều kiện cho con làm việc.
Bây giờ con đã tự tin rất nhiều, uống thuốc thì vẫn uống thuốc (vẫn suốt đời), buồn ngủ ít nhiều cũng có. Nhưng con đã biết đâu là con đường của mình và tâm trạng tiêu cực dần dần vắng bóng và thay vào đó là niềm vui đón nhận cuộc đời đầy trắc trở này. Con đã dần dần gở bớt các gút mắc mà dẫn đến tình trạng bệnh của mình và tin tưởng vào Chánh pháp dẫn dắt. Con không muốn gì thêm.
Con cám ơn thầy đã đọc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy con xin phép chia sẻ về bệnh của em gái con.
Năm nay em con đã 42 tuổi nhưng nó bị trầm cảm từ năm nó 22 tuổi, bệnh tự nhiên đến làm cho em con và cả nhà như phát điên. Cả ngày nó cứ ngồi, nằm thẫn thờ, không muốn làm một việc gì, lúc thì ăn nhiều lúc thì không ăn, chán nản. Em nó nói với con, cứ có tiếng gì đó trong đầu nó làm cho nó cảm thấy lo lắng, lo sợ. Bố mẹ con cho đi khám và uống thuốc khắp nơi mà không khỏi, hiện giờ nó phải điều trị bằng thuốc an thần, nhưng dấu hiệu trầm cảm, như chu kỳ, nó không dứt hẳn. Con thương nó, nhưng không biết phải làm như thế nào, con mong thầy giúp con với, con cám ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ
Nhà con nghe là có khí không tốt. Mỗi sáng con ngủ dậy thường rất mệt mỏi. Nhức mỏi kiệt sức và bụng có hơi lạnh. Con vẫn phải ở nhà nên nhờ thầy chỉ cho con cách nào để khi ngủ, ngồi thiền, làm việc không bị khí lạnh xâm nhập. Và khi cảm thấy bị như vậy nên làm như thế nào cho tốt ạ.
Con cảm ơn thầy và con chúc thầy được bình an ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2018

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Con xin chia sẻ một chút đối với các đạo hữu về bệnh stress (trầm cảm). Các bạn thân mến, bệnh stress có thể tự mình chữa cho mình được các bạn ạ. Mình cũng từng bị bệnh này cách đây 3 năm, những biểu hiện của bệnh là mất ngủ, suy nghĩ liên tục, mệt mỏi, chán chường, cơ thể suy nhược nặng,... cộng thêm 1 số bệnh tùy cơ địa mỗi người. Đó là do thân tâm chúng ta không hợp nhất, mất phương hướng. Hiện tại, mình đã gần như khỏi các triệu chứng của bệnh, có giấc ngủ ngon trở lại và 1 cuộc sống bình an. Mình đã vượt qua bằng cách này, mình xin chia sẻ như sau:
- Đối với thân: Mình tập buông thư khi nằm hay ngồi, lắng nghe cơ thể mà không phán xét gì hết, chấp nhận nó, xin lỗi nó vì mình vô tình làm nó mệt mỏi hoặc nằm xem như mình đã chết. Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng đi bộ và tăng thời gian tập từ từ lên cho máu huyết lưu thông. Còn ăn uống thì các bạn nên ăn thực phẩm mang tính dương xíu như ngũ cốc (tham khảo các cửa hàng thực dưỡng trên mạng để người ta hướng dẫn).
- Đối với tâm hay lăng xăng, miên man: Mình mở Pháp thoại của Thầy nghe, chỉ nghe thôi, không suy nghĩ gì hết, nghe ngẫu nhiên các bài. Hiểu tới đâu mình sống (hành) theo những gì mình biết, mình hiểu. Mà thật ra là không hành gì cả.
Kết quả là cơ thể tự hồi phục, tâm trí ổn định 1 cách tự nhiên.
Nhưng điều quan trọng mình muốn chia sẻ là khi hết bệnh, các bạn sẽ có cách sống, cách tu giản dị. Nó là một. Các bạn hãy khám phá tiếp nhé. Cầu chúc các bạn mau lành bệnh!
Con xin cảm ơn Thầy và luôn tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2018

Câu hỏi:

Chào thầy,
Con xin gởi bài này cho những bệnh nhân ung thư, không biết con nghĩ vậy thầy thấy đúng không?
Viết cho người bệnh nhân ung thư.

Ung thư là một bệnh mọi người đáng sợ nhất trên thế giới hiện nay, với tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng cao. Y học ngày nay chưa có cách điều trị triệt để, vì chưa tìm ra nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh.
Nếu quý vị quan sát hiện nay thì bệnh ung thư không chừa một ai từ nhà giàu hay nghèo, dù bác sĩ hay ca sĩ, dù người theo Chúa hay Phật, dù bạn sống ở Mỹ hay Việt Nam...

Ngày nay các nhà khoa học đã nhận thấy có sự di dạng hay đột biến trong tế bào ung thư, nó phát triển một cách bất thường, mà ta có thể gọi là mất trật tự?

Tế bào là hình ảnh phản chiếu từ con người và của vũ trụ. Tất cả là một khối chuyển động thống nhất không tách rời, tuân theo những quy luật của vũ trụ. Một khi bạn hiểu con người bên trong của mình bằng sự cảm nhận, thì bạn sẽ hiểu vũ trụ bên ngoài hay trong tế bào.

Để tạo ra những rối loạn trong tế bào, con người đã trải qua một quá trình lâu dài mất kết nối liên lạc bên trong chính mình. Đó là hậu quả hướng đi của ngàn năm của nhân loại đã nương tựa bên ngoài như kiến thức, vật chất, địa vị, nghi lễ, niềm tin...
Con người hay tế bào của tôi và bạn hình thành từ vũ trụ bên ngoài như ba mẹ, tổ tiên, ăn uống, môi trường, xã hội chính trị, tôn giáo...Bởi vậy không có một nguyên nhân hay yếu tố nào đơn độc gây mất trật tự trong tế bào, mà đó là kết quả của sự chuyển động hay hướng đi của con người ngàn năm trước khi tôi và bạn sinh ra trên cõi đời này. Bởi vậy nó không phải là lỗi của bạn hay một cá nhân nào khác.
Một khi bạn đang gánh chịu rối loạn này đó là trách nhiệm to lớn của mình, bạn đang mang khổ đau chung của nhân loại, trong đó có dòng họ tổ tiên của mình và có cả tôi. Đó là lý do chúng ta cùng nhau ngồi lại tìm hiểu và chia sẻ về căn bệnh này.

Nếu chúng ta nhận biết vai trò mình đang trọng trách, chúng ta phải tự hào và chấp nhận những gì đang diễn ra trong chính mình. Chúng ta không phản ứng, chống đối hay chạy trốn nó, đó là bước đầu tiên, tôi và bạn trở lại con người bên trong của mình.

Một khi bạn cảm nhận dòng năng lượng bên trong mình đang rối loạn mà không tạo tác thì nó sẽ trở về trật tự theo định luật bảo toàn năng lượng. Đó cũng là trật tự của vũ trụ và trong tế bào. Khi thường xuyên trở về cảm nhận bên trong, bạn hãy kiên nhẫn và sẽ yêu thương vui sướng và nhiệt thành với nó. Chúng ta sẽ tách xa dần và không còn nương tựa chạy theo những thứ bên ngoài từ vật chất, địa vị, nghi lễ, niềm tin và cả cái thân này.

Rồi một hôm bạn thấy mình hòa vào vũ trụ trong đó có tôi, chúng ta cùng nắm tay nhau thành một khối thống nhất không tách rời. Đó là lúc ta chấm dứt sự rối loạn hay bệnh tật của con người.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2018

Câu hỏi:

Chào thầy,
Con viết như thế này thầy thấy đúng không? Xin cảm ơn thầy cho con ý kiến.
Thể dục có thực sự giúp ích cho sức khỏe?
Phần 1
Làm sao để biết cơ thể khỏe mạnh?
Khi y học hiện nay hầu hết không tìm ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật thì không thể nào xác định cơ thể khỏe mạnh (nếu bạn không thấy sự đau khổ thì không biết niết-bàn)
Tổ chức y thế giới định nghĩa cơ thể khỏe mạnh là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (whole: toàn diện). Theo họ cơ thể đánh giá sự khỏe mạnh về thân dựa vào những chỉ số đo đạc hay bằng câu hỏi về tinh thần. Tuy nhiên vấn đề đó vẫn còn nhiều tranh cãi vì làm thế nào đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá những yếu tố bên ngoài.
Thân tâm luôn chuyển động gắn bó trong và ngoài thành một khối thống nhất nên không thể có một phương tiện nào bên ngoài khảo sát chuyển động. Tất cả các chỉ số nghiên cứu bên ngoài là từ quá khứ ở nhiều cơ thể khác nhau, mang tính tham khảo, có giá trị khi bệnh quá nặng, nên không khẳng định tuyệt đối cơ thể khỏe mạnh. Đó là lý do nhiều người vẫn khám sức khỏe định kỳ mà vẫn không phòng ngừa được ung thư và những bệnh lý khác.
Thân tâm luôn chuyển động không ngừng ở hai trạng thái trật tự mà ta cho rằng khỏe mạnh, mất trật tự gọi là bệnh tật. Một khi xuất hiện mất trật tự thì ta là phương tiện duy nhất có thể cảm nhận bên trong mình.
Tóm lại, sự cảm nhận là phương tiện duy nhất, sớm nhất có thể khảo sát cơ thể cho là khỏe mạnh hay bệnh tật, một khi ta thường xuyên trở về bên trong để thực sự thấu hiểu cơ thể mình.
Phần 2: Thể dục và bệnh tật.
Khi bạn có bệnh đi khám bác sĩ họ luôn khuyên mình nên về thường xuyên tập thể dục và ăn uống điều độ sẽ bớt bệnh? Bạn thấy có bớt bệnh không?
Ngày nay tập thể dục thành phong trào từ thành thị đến nông thôn, họ thực hành một cách rập khuôn theo người khác mà chẳng cần tìm hiểu và lắng nghe cơ thể mình. Tôi có gặp một ông cụ già gần 90 tuổi bị cao huyết áp mà sáng nào cũng dậy từ 4h sáng để tập thể dục, bác sĩ bảo tập cho hạ huyết áp, nhưng ông càng tập càng bị cao huyết áp..
Tôi có gặp nhiều người lớn tuổi ở nông thôn hiện nay lao động rất cực nhọc, nhưng họ nghe theo phong trào đâu đó sáng phải dậy sớm tập thể dục, không biết họ có còn sức ra đồng sau khi tập hay không?
Tôi có nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng mà bác sĩ phải cố đi lại làm bệnh nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ mà cố gắng tập cúi lên xuống lâu ngày làm tổn thương tủy cổ.
Hầu hết các bệnh như tiểu đường, tim mạch đi đến bác sĩ nào cũng khuyên tập thể dục, nhưng bác sĩ đâu có biết rằng bệnh nhân tiểu đường thường có những bệnh lý khác như đau khớp, loãng xương hay tai biến mạch máu não... Càng đi càng đau khớp, đau lưng, càng mệt mỏi mà họ vẫn cố gắng mỗi ngày. Có người bị tai biến liệt nửa người mà vẫn cố gắng tập đi nhiều...
Bác sĩ phần lớn họ chỉ dựa vào sách vở từ nghiên cứu mà rập khuôn khuyên bệnh nhân vậy chứ thực ra họ vẫn chưa bao giờ tập thể dục vì họ phải làm phòng mạch đến nửa đêm, đâu có thời gian mà tập với tành?
Bệnh chưa rõ nguyên nhân mà sao bắt người ta phải cố gắng tập đi lại hay chạy bộ. Có phải chăng thế giới chúng ta đang sống là những máy robot tuyệt vời nhất.
Nếu đi bộ hay tập thể dục để mong muốn trở thành hết bệnh hay chạy trốn khi rối loạn là sẽ tạo thêm rối loạn cho mình và người khác. Đó là định luật III Newton.
Thân hay cơ bắp khỏe mạnh cũng giúp cơ thể chịu đựng khi có tác động bên ngoài. Tuy nhiên, bệnh tật do nhiều yếu tố bên trong và ngoài. Bất kỳ một rối loạn nào cũng cần thực sự nghỉ ngơi về thân và tâm. Chỉ khi được buông lỏng về thân, mới giúp bạn cảm nhận rối loạn bên trong mình, bạn có thể đi bộ dưới vườn cây hay nằm yên trên sân cỏ sau nhà để cảm nhận dòng năng lượng trở về trật tự.
Có lẽ chúng ta sống theo lối mòn ngàn năm trước vì nương tựa bên ngoài từ kiến thức, sách vở, niềm tin,.. chúng ta đã đánh mất sự cảm nhận bên trong mình khi tương giao đời sống và mất sự kết nối. Đó là thảm họa của thời đại sống theo hướng ngọn mà ta gọi là thời mạt pháp.
(còn tiếp)

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »