loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

"Nếu vậy thì Niết-bàn, Thánh đế cũng chỉ là tiên đề trong thế giới khái niệm? Và câu nói của đức Phật trong Udāna: “Này các Tỳ Kheo, có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành, vì sao vậy? Vì nếu không có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành thì không thể trình bày được sự thoát ly khỏi sinh hữu tác thành” có ý nghĩa gì? Đâu là tướng, đâu là tánh? Đâu là hữu, đâu là không? Đâu là sinh tử đâu là Niết-bàn? Hay tất cả chỉ là tiên đề trong thế giới khái niệm?"
Lành thay! Thưa Thầy, Thầy dạy thật hay! Con xin lặp lại một lần nữa lời Thầy. Và từ lâu rồi con vẫn còn trải nghiệm câu nói ấy: "Như Lai không dừng lại cũng không bước tới mà thoát khỏi bộc lưu."
Thực lòng con thấy những khai triển của Thầy, giống như hàm nghĩa của Pháp ngữ "Vô Ngã, Vị Tha" chẳng xa vời mà giản dị sâu sắc không thua gì những lời trong kinh Trung Bộ, "... sống không nương tựa, không chấp trước bất cứ điều gì ở đời..." Những điều trong Kinh Đoạn Giảm thật hàm súc. Tất cả chúng thật có một tương liên sâu sắc ạ!
Con xin cảm ơn Thầy đã nhắc nhở!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy. Cho con hỏi đoạn kinh này chỗ "danh sắc" con chưa hiểu. Mong thầy hoan hỷ chia sẻ kỹ về danh và sắc giúp con với ạ.
Đã đặt "gánh nặng" xuống (dhitabhāro).
Dhi + ta + abhāra = dhitabhāra.
Theo nghĩa đen là: “nhẹ nhàng đối với điều bất hạnh”.
“Gánh nặng (bhāra)”. Chữ bhāra còn có nghĩa là “áp lực, sức nặng”.

Có ba gánh nặng là:
- Khandhabhāra: gánh nặng là ngũ uẩn
- Kilesabhāra: gánh nặng là ô nhiễm.
- Abhisaṅkhārabhāra: pháp hành (thiện hay bất thiện) là gánh nặng.

Trong ba loại gánh nặng thì ô nhiễm (kilesa) là gánh nặng lớn nhất, vì nó làm cho tâm bất an đồng thời bị cuốn hút theo dòng sanh tử. Cho dù là tạo những pháp thiện, nhưng quả của thiện nghiệp ấy tạo thành danh sắc, mang danh sắc này luân lưu trong tam giới. Và còn có danh sắc là còn khổ, cái khổ do vô thường làm duyên. Ô nhiễm có gốc rễ từ ái (taṅhā), bao giờ dứt trừ trọn vẹn ái thì ô nhiễm chấm dứt.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay ngồi trên xe gần 2 tiếng (ngồi sau xe), con liên tục 'canh me' những gì xuất hiện trong đầu, mỗi lần thấy là con thầm nhắc "Bể khổ xuất hiện, mình không ở trong đó", cứ như vậy liên tục cộng với trời nắng quá nên đầu con nhức băng băng đến tối vẫn còn nhức. Hôm qua con hành như vậy không có nhức đầu mà thấy có hiệu quả nên con hành tiếp. Như vậy thì con có hành sai không thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Khi ngồi kiết già con đặt bàn chân phải lên đùi trái, rồi đặt bàn chân trái lên đùi phải.
Khi ấy ống chân trái đè lên ống chân phải. Con nhìn xuống thì thấy hiện tượng bàn chân phải hơi tím lại do ống chân trái đè lên, có thể do đè khiến một phần mạch máu không lưu thông được. Con không rõ mình ngồi như vậy có sai không, mong thầy chỉ giúp con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Khi chánh niệm thì tâm như thế nào mình thấy như vậy. Còn lúc thầy giảng trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, là mức độ nhìn thấy diển biến cụ thể tinh tế trong từng thời điểm của tâm. Như vậy thì vẫn tự nhiên buông thả như không hề cố gắng, mà vẫn thấy đầy đủ tự nhiên có phải vậy không thưa thầy.

Con cám ơn thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Kính Sư,
Chúng con là những Phật tử tu tập tại gia theo hệ phái Bắc tông. Hằng đêm chúng con niệm hồng danh Phật và lạy Phật nhằm khắc ghi lời Phật dạy để sống thiện. Khi gia đình chúng con có chuyện, chúng con tụng chú và kinh cầu an hoặc cầu siêu, sau môt thời gian dài tụng kinh Bắc tông chúng con nhận thấy nôi dung kinh mông lung trừu tương khó hiểu. Nay chúng con có ý nguyện tụng kinh của hệ phái Nguyên Thủy, ngặt nổi chúng con không biết. Chúng con kính nhờ Sư chỉ cho chúng con tên những bài kinh cầu an, cầu siêu hệ phái Nguyên Thủy, những bài kinh này nằm trong quyển kinh tên gì và thỉnh kinh ở đâu? Chúng con xin cảm tạ Sư. Kính chúc Sư dồi dào sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Sư!
Nhờ sư chỉ dạy hôm qua con hành thiền chỉ thì học tướng đã tự mất được rồi, con biết ơn sư rất nhiều.
Thưa Sư!
Ngày thường con vẫn dùng con mắt khổ, vô thường, vô ngã và hành theo bát chánh đạo với kinh sáu sáu của Phật Thích-ca.
Dạo gần đây khi con ở bất cứ đâu và đang làm gì hễ mà con thả lỏng tâm trí nhìn như không nhìn và không suy nghĩ gì thì tự nhiên cơ thể lại dâng lên cảm giác sung sướng y như khi con làm mất học tướng kasina.
Thưa Sư như vậy con có nên duy trì cái cảm nhận hằng ngày này không ạ?
Con xin sư chỉ bày.
Nguyện cho sư luôn mạnh khỏe để dìu dắt chúng con.
Con trân trọng cảm ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, con xin cảm ơn Thầy, con xin sám hối trước Thầy. Thầy là ân nhân của con, đưa con thấy điều vi diệu của pháp khi con đang khó khăn và mặc cảm nhất. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải sinh con đẻ cái rồi thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ chúng nên người cũng là cách tạo phước phải không ạ? Đời sống gia đình vợ chồng cũng giúp mình học cách kham nhẫn và bao dung với vợ, chồng mình và cả những khó khăn rắc rối trong đời sống gia đình, do vậy càng đương đầu với gian khổ, phiền não thì ta càng có bản lĩnh để vượt qua và trưởng thành hơn. Khi đó tâm được tu tập vững vàng thì dù trong đời sống vợ chồng gia đình có thọ lạc hay khổ cũng không thể gây chướng ngại gì cho ta được nữa phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Gần đây con thường quán sát con người, con vật (kiến, gà, bò, chim,...) con thấy tất cả sát hại lẫn nhau vì sinh tồn, nhưng bản chất ý nghĩa của sự sống là gì? Con vật vô minh, chúng có lẽ sống bản năng chưa từng đặt ra câu hỏi. Nhưng con người dừng lại và tự hỏi 1 chút, sống để làm gì?
Để nuôi dưỡng sự sống này cần sinh mạng của sự sống khác, dù có ăn chay cũng là sát sinh gián tiếp.
Con lại thấy có khi nào vì hưởng thụ, ăn no, mặc ấm, vì cảm thọ được khoái lạc, truy đuổi chúng nên luân hồi, đau khổ và hạnh phúc nảy sinh...
Con thấy vậy có đúng không ạ? Xin thầy cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »