loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Dạ con kính chào thầy.
Thầy cho con hỏi, khi hành thiền tuệ thì con không cố gắng tìm kiếm đối tượng để chánh niệm mà con chánh niệm các đối tượng (như suy nghĩ trong tâm, hay một cảm thọ ở thân,... đến một cách tự nhiên, như vậy có đúng không thầy?
Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con muốn hỏi một chút về mối tương liên giữa tánh & tướng trạng. Chúng ta có thể tạm hiểu về tướng biết & tánh biết. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu được tính Vô tự Ngã của vạn pháp (theo con hiểu là Vô Ngã tướng). Vậy tánh biết nằm ở đâu trong dòng nhân duyên vô ngã ấy? Và như vậy tánh Không phải chăng cũng chỉ là một tiên đề trong thế giới khái niệm?
Namo Buddhaya,
Xin Thầy chỉ dạy cho ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy
Thưa thầy con đã thiền định được mười năm nay. Nhưng con đang bị kẹt trong thiền định, không biết thoát ra như nào. Trong lúc bối rối con đã được nghe quyển Thực Tại Hiện Tiền của thầy và quyển Cái Biết sáng ngời muôn thuở của Thiền tông. Con đã hiểu ra vì hai câu nói, bên thiền tông thì nói về tánh biết là Thức tinh nguyên minh sinh ra các pháp và bỏ quên chính nó; còn thầy giảng hãy biết như nó là. Con đã thoát ra khỏi thiền định. Bây giờ con không còn thiền định nhưng tâm con luôn rỗng lặng và trong sáng. Nhìn mọi việc như nó là. Con rất cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Con năm nay đã 47 tuổi. Nhìn lại thời gian sống đã qua của cuộc đời con thấy mình đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Quãng đời tươi đẹp nhất của con là khi còn được sống với bố mẹ. Con được cha mẹ yêu thương, anh chị em quý mến. Nhưng từ ngày xa bố mẹ đi lấy chồng con đã thấm thía biết bao cay đắng của cuộc đời. Chồng con là một người ích kỉ chỉ biết sống cho thú vui của riêng mình mà không nghĩ tới cảm xúc của người khác. Anh ấy hay giận dỗi và giận rất lâu con có muốn làm lành cũng khó chứ chưa bao giờ anh chịu làm lành trước. Đặc biệt anh có tính rất lăng nhăng. Nếu những người con biết thì cũng phải ba bốn chục cô. Mỗi lần như thế mặc dù con biết nhưng chỉ bóng gió cho anh ta mong anh ta sửa đổi. Nhưng mấy chục năm anh ta ko hề thay đổi lúc nào cũng phải có một vài người.
Ngược lại với anh ấy, con ko thể nào phản bội được vì một phần con sợ nhân quả một phần sợ ảnh hưởng tới con cái! Nhiều lúc con tự xét bản thân mình và tự hỏi: Tại sao con đã hết lòng yêu thương, chung thuỷ với anh ấy mà anh ấy luôn phản bội con! Con có đọc cuốn sách nói về tâm lí đàn ông nói rằng đa số đàn ông như thế vì cấu tạo hoocmon nơi họ như thế nên họ bị chi phối và dẫn dắt mà khó kiềm chế dục vọng hơn phụ nữ.
Con đau lắm thầy ạ! Những tưởng xây dựng gia đình là tìm được nguồn hạnh phúc và nơi nương tựa. Ai ngờ toàn đau khổ. Con đã bị trầm cảm về việc đó. May nhờ nghe pháp thoại của thầy con cũng đỡ bị nặng hơn nhưng trong tâm lúc nào cũng u uất Thầy ạ!
Nay con muốn xin Thầy trả lời giúp con: Phải chăng hôn nhân của con như vậy là do nghiệp quá khứ con đã tạo. Nếu đúng con sẽ xin sám hối và nguyện nhận hết để trả ạ. Vì lâu nay con cứ ko cam tâm vì thấy mình đã chu toàn mà sao vẫn khổ như vậy!
Con cũng thương anh ấy như tình thương ruột thịt muốn anh quay đầu để không gây nhân xấu ác. Con đã mở băng Thầy giảng nhưng anh không muốn nghe. Thầy ơi, con phải làm gì để giúp chính con và anh lúc này cho đúng Pháp ạ?
Con thành kính tri ân Thầy và con chúc Thầy thật nhiều sức khoẻ ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Cho con được hỏi: khi hành thiền chỉ với kasina, đã có xuất hiện tợ tướng (Paṭibhāganimitta) nhưng tợ tướng chưa ổn định, vậy khi nào thì mới có thể chuyển hẳn sự chú tâm sang tợ tướng và rời bỏ học tướng (uggahanimita), ví dụ như có thể căn cứ vào độ sáng, thời gian xuất hiện của Paṭibhāganimitta...
Trân trọng cảm ơn quí Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy giải nghi dùm con điểm này, tâm từ và tâm bất động có tồn tại cùng lúc được không? Khi tâm từ nảy sinh với 1 trường hợp nào đó có gọi là động tâm không?
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con vừa nghe bài giảng của thầy về đối diện với thực tại trong cuộc sống, là thay đổi thái độ sống chứ không phải thay đổi trạng thái sự việc, con thấy lời dạy rất hay và đã thực hành hiệu quả trong một số trường hợp. Nhưng hiện tại con đang gặp phải một vấn đề khó khăn không biết phải giải quyết thế nào cho đúng với pháp thầy đã dạy nên kính mong thầy cho con lời khuyên về việc này. Đó là nơi làm việc của con có sự thay đổi nhân sự, và con được chuyển đến nơi làm việc mới với công việc mới không phù hợp với chuyên môn của con mà nếu phải học để làm thì quá phức tạp do tuổi con cũng lớn không thể đào tạo để làm được công việc mới, do đó con muốn xin nghỉ việc và tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi về tiền lương. Vậy theo thầy có phải nếu xin nghỉ là con đã trốn chạy không đối diện với thực tại và thứ nữa là con không thay đổi thái độ mà chỉ muốn thay đổi trạng thái như vậy là không đúng có phải không, con rất mong thầy chỉ dạy con phải làm sao để có lựa chọn cho phù hợp và sống cho thanh thản. Con rất mong nhận được lời khuyên của thầy. Con xin kính chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Xin chán thành cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra cái cách mà bản ngã sinh hoạt trong đời sống và cái cách mà bản ngã trở nên sâu dày, bành trướng. Đó chính là chu trình sinh diệt và tích lũy.
Con nhờ thầy xác thực điều này giúp con. Vì trong pháp thoại con chưa được nghe thầy đề cập đến. Trên đời này cái gì cũng thực ngoại trừ những khái niệm, ý niệm (định danh, cho là, phải là, sẽ là) là hoàn toàn không có thực. Tuy nhiên khi niệm tâm thấy bản ngã sinh rồi diệt thì tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo (kết cấu của nó vẫn hiện hữu trong giai đoạn sinh diệt). Chỉ khi niệm pháp mới thấy ý niệm trong sự sinh khởi mới là cái ảo, ảo là vì nó không đúng và không có trên hiện hữu của pháp. Như vậy bản ngã chỉ là các ý niệm (cho là, phải là, sẽ là). Còn cấu thành của cái tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo. Cho nên đối cảnh tâm vẫn cứ khởi đó là chuyện tự nhiên của pháp. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy!
Nếu như buông bỏ mọi bản ngã lập tức quay về với thực tại thì tại sao các vị thiền sư nổi tiếng Thái Lan, Miến Điện đều hướng dẫn mọi người đi theo một quy trình. Như đầu tiên là tập định tâm, rồi mới tới quan sát thân, thọ, tâm, pháp? Con xin cám ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Cái ngã của con lớn quá. Con hay làm tổn thương vợ mình. Dù con rất yêu cô ấy. Nhưng có lẽ đôi khi cái ngã quá lớn, nên con chỉ biết yêu thương chính con, nên vợ con bị quá nhiều tổn thương rồi. Kính bạch hòa thượng con phải làm gì? Để con có thể yêu thương vợ con mà bỏ đi cái ngã của bản thân mình. Để cô ấy không bị tổn thương vì con.

Xem Câu Trả Lời »