loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Con thành kính xin đảnh lễ sư!
Trong phần trả lời của sư cho một bạn đạo. Con thấy có từ "vong ngã", từ này có đồng nghĩa với từ "vong thân" trong triết lý sống vong thân không ạ? Xin sư từ bi dạy cho con được hiểu. Con thành tâm tri ân và đảnh lể sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, con ăn cơm trưa xong tính đi ngủ thì thấy còn chưa giặt áo quần. Con bước đi thì tự nhiên con cảm thấy người như con robot vậy. Giặt xong con lên giường ngủ. Khi nằm xuống con cảm thấy đầu óc trống trơn. Tâm hòa vào hơi thở, rất là lạ. Rồi con cảm thấy thân tâm hòa vào một cái gì đó mênh mông rộng lớn. Vì chưa bao giờ gặp như vậy nên con có một chút sợ, tim đập nhanh hơn, và muốn cầu cứu. Con niệm Phật ba bốn tiếng, rồi con nghĩ đến Sư, một lát sau con trở lại bình thường, tinh ngủ luôn, đầu hơi nhức và nóng. Xin Sư chỉ dạy cho con, con cám ơn Sư ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con xin trình pháp ạ.
Thấy pháp không chỉ đơn thuần là thấy pháp bên trong hay thấy pháp bên ngoài mà là thấy song hành cả hai cùng một lúc. Ngay điểm tiếp xúc giữa căn và trần thấy rõ cảnh duyên bên ngoài đang vận hành theo qui luật tất yếu của nó, đồng thời thấy rõ tiến trình tâm đưa đến thái độ bên trong phản ứng trước cảnh duyên này, ngay đây chỉ có thấy thì ngay đây cũng đoạn giảm cái ta ảo tưởng cho là, phải là, sẽ là, thái độ chấp sẽ tự động rời ra. Và giác ngộ cũng chỉ có giác ngộ ngay tại đây mà thôi, giác ngộ đến đâu giải thoát đến đó. Ngay đây và bây giờ đã hội tụ đầy đủ tất cả các yếu tố để giúp hành giả giác ngộ thực chứng sự thực, tuy nhiên tùy theo căn cơ trình độ nơi mỗi người sẽ có sự trải nghiệm và thực chứng sự thực với mức độ khác nhau. Như: thấy rõ cả cái xe ô tô hay chỉ thấy cánh cửa xe ô tô thì cũng là đang thấy xe ô tô. Cũng ngay tại điểm tiếp xúc này nơi con nhận thấy sự tương tác, va chạm hai mặt của pháp giữa cái ta ảo tưởng và cái thực (vô minh và minh) chính sự tương tác này ngay đó giúp phát huy trí tuệ từ Tánh biết. Sự có mặt của bản ngã thật hoàn hảo và vi diệu. Con kính tri ân Thầy. Nguyện Thầy khỏe mạnh và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy.
Con có xem video của thầy trên Youtube. thực ra con cũng không biết nên hỏi gì, bởi mỗi lần có 1 câu hỏi thì con luôn tự hỏi và tự trả lời trước (có thể chỉ là suy diễn). Con chỉ muốn chia sẻ 1 chút với thầy để vơi bớt thứ cảm giác nội tâm khao khát được giải thoát...
Chúc thầy thân tâm thường an lạc, giải thoát.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Tu là chỉ cần chữ nhớ, nhớ chánh niệm tỉnh giác, nhớ cảm nhận Thân Thọ Tâm Pháp,... trong mọi hoạt động sống hàng ngày. Đối với con giờ vẫn hầu hết thời gian là quên. Tuy nhiên, khi khởi tâm nhớ thì có mang tính chủ quan (bản ngã xen vào) không ạ? Kinh mong Thầy chỉ dạy. Tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Cuộc sống của con thời gian qua khá ổn. Thật khó để nói con đã sống thế nào, thực ra là không sống theo một quy luật, nguyên tắc...nào cả, chỉ là thường biết thôi ạ, trở về để biết bất cứ khi nào có thể, và biết ít nào hay ít nấy. Con ít nói hơn và tĩnh lặng hơn, không phải ít nói một cách có chủ ý, mà vì con thấy đa số những điều nếu nói ra đều "không đúng", vì vừa nói ra là nó đã không còn nữa rồi, đã thay đổi rồi nên không có gì để mà nói cả. Con cũng nhận ra nguyên nhân tại sao mình thường bị sa đà vào dục lạc (những dục lạc tuổi trẻ như lướt web, nghe nhạc, chụp ảnh, shopping...), đó là do con thường bắt đầu những thú vui này trong vô thức, theo thói quen...Ngay lúc con mở mạng xã hội lên là con nhận ra mình đang làm một động tác theo thói quen rồi, mình đâu có biết mình đang mở cái gì, xem cái gì, đọc cái gì...Biết ra vậy nên con cũng không còn hứng thú với nó nữa và không dính mắc gì vào nó nữa.
Có lúc, nằm yên lặng lắng nghe, con thấy cái thân mình nó cũng thật phù du, nhưng khi con không dính mắc vào cái thân, không còn muốn nó phải đẹp đẽ, khỏe mạnh hoàn hảo, thì con thấy mình chăm sóc nó một cách tốt nhất...Có khi con suy tư, nghĩ về những gì đã qua từ nhỏ tới lớn, thấy những hỷ nộ ái ố đều trôi qua như một giấc mơ, đúng là chẳng có gì là mình, của mình cả. Con lắng nghe nỗi cô đơn, trống trải sâu thẳm nơi mình, con nhớ lại từng gặp nó nhiều lần trước kia từ khi còn nhỏ, thấy mình xưa nay cứ vật lộn mãi để đi tìm tự do, thoát ra rồi chui vào hết cái giỏ này lại tới cái giỏ khác, tấp vào bờ này lại bờ kia...cho đến cái bờ gần đây nhất là Đạo Phật, con dính mắc vào Đạo, vào Pháp...cho đến khi con nhận ra mình cần phải buông nốt cả Phật, cả Pháp ra...thì tất cả trở về tĩnh lặng như quả đất ngàn năm vẫn vậy, như biển sâu vẫn lặng im, không cần một tên gọi, một khởi đầu hay một kết thúc.
Con tại đây vẫn sống giữa gia đình, làm việc, vẫn khóc cười nhiều lúc, có "tôi" hoặc không có "tôi", nhưng đều không có ý nghĩa gì cả, vì tất cả những thứ trên đều đang trôi qua, còn phía trước thì có thể sẽ khác đi hoặc có thể không.
Con nhớ lại câu chuyên Vi tiếu của Thầy, đại ý rằng có một chú tiểu đang cuốc đất, dừng tay ngồi uống một chén trà, sư phụ hỏi chú đang làm gì vậy? Chú tiểu trả lời: "Con đang uống trà". Thật là một sự hiện diện trống rỗng tuyệt vời mà con hết lòng ngưỡng mộ.
Con xin cảm ơn Thầy đã đọc thư của con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con thấy một điều, tu không phải là không cần biết gì hết, cái gì có sao cũng được mà là phải càng thấy rõ, thấy càng rõ càng tốt.
Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Trong quá trình tu học thì thời điểm nào có thể quan sát được mười hai nhân duyên chính xác nhất.
Dùng bằng Chánh kiến hay tư duy?
Kính mong Thầy khai thị .
Con xin tri ân Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy cho con xin được hỏi một điều này ạ. Con có thấy một trường một vị Sadi hay Tỳ Kheo mặc một bộ đồ đời đi làm từ thiện để được phụ giúp khiêng xách với mọi người bởi vị ấy nếu mặc y thì họ sẽ không cho làm ciệc nhưng vị ấy muốn được làm giúp đỡ với lòng từ bi như vậy vị đó có phạm tội gì không và họ còn là Sd,Tk nữa không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Con có một vài hiểu biết về chân đế và tục đế mong thầy từ bi xem lại giúp con có sai lệch gì không. Anh A mua một chiếc xe máy để làm nghề xe ôm đương nhiên theo luật pháp chiếc xe máy đó thuộc sở hữu của anh A. Trong chân đế thì không, nhưng tánh biết của anh A biết mình mua xe máy để làm nghề nên anh A vẫn cẩn thận giữ gìn bảo quản xe tốt để đi làm. Hàng tháng anh tính thu nhập của gia đình là cần 10 triệu nhưng gần hết tháng anh mới kiếm được 7 triệu còn thiếu 3 triệu dẫn đến anh lo sợ không đủ tiền chi tiêu cho gia đình. Theo con hiểu cái lo sợ này là bản ngã được tạo ra bởi quan điểm cho rằng phải đủ 10 triệu mới sống được duyên với thực tế chỉ làm được 7 triệu. Còn trong chân đế thì không có đủ và thiếu, nên khi ta tác ý là thiếu rồi nó dẫn đến mâu thuẫn xung đột làm cho ta lo sợ - tim đập nhanh, ăn không ngon, mất ngủ, buồn bã, chán nản, cáu kỉnh... Điều này là vọng tưởng không thật có chỉ do thói quen tham sân si của bản ngã duyên với cảnh hiện có mà ra.
Để không nhầm tục đế và chân đế trong trường hợp này con xử lý như sau. Khi phiền não đến mình cứ quan sát thật rõ không nhận nó là ta tự ngã của ta vì nó chỉ là nhân duyên sinh ra nó tự hết (điều này vô cùng khó khăn có lúc con làm được có lúc không). Còn trong tục đế mình vẫn xem xét lại cách phục vụ cũng như tìm hiểu thị trường để có thêm khách hàng. Có thể thiếu 3 triệu mình đi vay hoặc chi tiêu giảm đi. Ý con muốn thầy góp ý cho con trong công việc hàng ngày mình không lầm lẫn giữa chân đế và tục đế. Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »