loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy
Con có câu hỏi nhờ thầy giải đáp giúp con.
Con thường xuyên mơ thấy ma quỷ và nước ở biển rất lớn. Buổi tối trước khi đi ngủ con thường nghe các bài pháp giảng rồi đi ngủ và không bị mất ngủ nhưng lại mơ thấy những cảnh không tốt, xin thấy giúp con vấn đề này.
Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin trình Pháp.
Kể từ khi trong con nhận thấy ngay trên đời sống chính mình nơi đâu, lúc nào, hoàn cảnh ra sao cứ xác lập mối quan hệ là có phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử (mối quan hệ với chính mình, với đối tượng bên ngoài) nhận thức trong con âm thầm chuyển hóa, đối với con giờ đây sống giữa cuộc đời này không có gì quan trọng hay giá trị tốt đẹp nào để hướng tới (kể cả gia đình, vợ chồng, con cái), trong con giờ còn lại chỉ một điều duy nhất đó là sống thường biết mình, con nhận thức rất rõ con đường con đang đi, trước đây tu học là điều rất quan trọng đối với con nhưng giờ đây đó là vấn đề sinh tử Thầy ạ.

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuyện đến đi, những khó khăn trong đời sống giúp con nhận ra cái gốc đưa đến phiền não khổ đau chính là do vô minh ái dục, nghiệp cũng hình thành từ đây. Do vô minh ái dục nên nhận thức sai, nhận thức sai đưa đến suy nghĩ và hành vi sai đây chính là đang tạo nghiệp (cho dù là thiện hay bất thiện thì vẫn là sản phẩm của vô minh ái dục). Chính vì vậy mà Thầy luôn dạy chỉ có thấy thôi, thấy chính là thắp sáng trí tuệ bên trong, soi sáng chính mình để chuyển hóa nhận thức và hành vi đúng tốt với bản chất thật của cuộc sống. Khi nhận thức đúng sẽ đưa đến hành vi đúng là không còn tạo tác, không tạo tác có nghĩa là không tạo nghiệp.
Trong con có giai đoạn những chuyện diễn ra đều thấy và liên hệ đến nghiệp (có cả nghiệp từ trong kiếp quá khứ), nhưng giờ chuyện gì đang diễn ra thì nó như nó đang là không còn kết luận, kể cả kết luận đó là nghiệp (nghiệp là dùng từ chung để nói nhưng ẩn sau nó là những điều không thể nghĩ bàn, nó vô cùng vi tế và sâu xa, điều này trong chớp nhoáng trong con trực nhận ra).
Con đang ở giai đoạn khi tiếp xử với thực tại có phần hơi lúng túng vì tập khí của những thói quen, của những nhận thức sâu dày trước đây nhưng điều này đang được đoạn giảm mỗi ngày Thầy ạ.
Đúng như Thầy dạy, cuộc đời này chính là một trường thiền, nơi đây dạy cho con đức tính nhẫn nại, lòng vị tha và tình yêu thương được vui bồi từng chút một.
Thưa Thầy, sự phán đoán và trí tuệ quá sắc bén cũng là trở ngại trong tu tập. Với thực tại đang là trôi chảy liên tục không dừng, khi khởi tâm phán đoán về đối tượng bất kể là đối tượng gì (bên trong và bên ngoài) là đã sai rồi. Nhất là về tâm thức một đối tượng, có thể theo nguyên lý hình thành bản ngã, cũng như tính biểu hiện của nó để thấy biết nhưng không thể thông qua đó để nói rõ cảm xúc, nhận biết đang là trong họ như thế nào được, điều này chỉ có chính họ mới thấu rõ được thôi.

Đối với một số người có sẵn trí tuệ nhưng khi đi cùng với nó là sự thiếu trải nghiệm và ngã mạn thì trong việc tiếp xử với người khác kể cả những người đã từng tử tế với mình thì khi họ cảm thấy không như họ muốn, không như họ nghĩ thì sẽ có xu hướng trừng phạt kẻ đó và còn cảm thấy thỏa mãn về điều này. Một người cho dù nhận ra lẽ sống chính mình nhưng không nhận thức rõ và thông suốt được con đường mình đang đi thì chỉ có lang thang bất định, đời không ra đời đạo không ra đạo. Vẫn biết Pháp đang vận hành như vậy thì nó là như vậy, nhưng Pháp thực tại đang là trên mỗi người cũng tương xứng với thái độ nhận thức và thái độ hành vi trên chính đời sống của người đó. Trải nghiệm thực sự không phải là đi nơi này đến nơi kia để thấy những điều mới nơi mình và cuộc sống, trải nghiệm thực sự là ngay tại đây và bây giờ khi căn tiếp xúc với trần bản thân có thấy biết rõ những thái độ nội tâm trong mình hay không? Thấy biết rõ thực tại đang là hay không? Ngay tại đây và bây giờ đã luôn là mới mẻ, sáng tạo rồi không cần khởi ý đi đâu cho tốn kém, nhất là tài vật ấy do người khác cho mà không phải do sức lao động chính mình làm ra, không phải tự nhiên mà thượng đế ban cho con người và muôn loài cái dạ dày.
Việc làm phước cúng dường cũng vậy cũng cần trí tuệ chiếu soi không thì việc làm phước trở thành làm phiền. Ơn Thầy không biết nói sao cho hết chỉ có thể cảm nhận sâu sắc ở trong lòng. Nguyện Thầy luôn khỏe mạnh và bình an. Con chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con vẫn mải miết đi tìm tri thức, lý luận. Nhưng tìm hoài, tìm mãi cũng không thể thỏa mãn cái ta tham ái. Những giây phút quá mệt mỏi với tìm cầu, ái dục, con buông xuôi thì được an liền. Nhưng khi an rồi thì dường như bản ngã liền vơ vét cái an đó vào nó, chả mấy chốc lại buông lung, lại tìm kiếm và tích lũy.
Con thấy mình như ở dưới hố bùn, càng ngoi lên khỏi thì càng lún sâu. Khi bất lực và thấy khổ của việc cố ngoi lên thì buông xuôi, thả lỏng liền lập tức được đẩy lên dần, nhưng khi thấy mình được đẩy lên dần, dần thấy ánh sáng và phấn chấn, thì lại khởi tâm muốn ngoi lên, từ đó lại lún xuống tiếp. Vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại và là hiện trạng của con bây giờ. Hình như có hai cái buông khác nhau, buông khi thấy và buông khi không thấy...
Con ngày một thấy mình xấu xa hơn, rồi thì dường như bản ngã giãy giụa phản đối rằng "làm gì có chuyện ta xấu xa như thế!". Con ngày càng thấy màn vô minh nơi mình dày đặc, thấy khối bùn xung quanh dày đặc hôi hám (những tâm ích kỷ, tham lam, sân si, ái dục, đạo đức giả ngày một hiển lộ), rồi thì bản ngã bảo rằng "chán ghê!", "mù mịt thế!"...Vậy là bản ngã tu phải không Thầy? Dường như đôi khi buông là do bản ngã nó buông con ra chứ không phải con buông nó. Nó để con được nghỉ ngơi một lúc rồi bảo "Đỡ mệt chưa? Giờ thì lại theo ta lao vào sinh tử nhé!" và con liền theo nó không hay biết.
Con khác đi mỗi lúc, tâm biến đổi không ngừng tuy lúc khổ lúc lạc, nhưng dường như cũng chỉ là những mặt khác nhau của cùng một đồng xu, là cái ảo tưởng, là giấc mộng. Con chẳng phải là con ngày hôm qua, nhưng cũng không phải là đã biến thành người khác.
Thưa Thầy, con chỉ xin chia sẻ hiện trạng của mình thôi, thực lòng con không biết hỏi gì và nghĩ rằng mình nên dừng lại. Giữa "nỗ lực tu tập" và "buông lung theo ý đồ của bản ngã" là một khoảng không thật vi tế mà con chưa chạm tới.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Sau khi nghe và đọc những bài giảng của thầy, con đã hiểu ra tánh không, đó là dẹp đi cái mình đang “có” trong ảo tưởng, chứ chẳng có gì để mà đắc, mà đạt được, Niết-bàn cũng không thể đắc, chỉ có thể thực chứng mà thôi.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ,
Thời gian qua con có chiêm nghiệm và đối chiếu giữa lời Thầy dạy về 10 ba-la-mật và những gì con trải qua trong cuộc sống, con xin tóm tắt lại, có gì sai Thầy sửa giùm con ạ:

1. Bố thí: xả bỏ phần thô nhất của bản ngã, tức là "của ta".
2. Trì giới: đây cũng là phần thô, để ngăn chặn các quả gây ra bởi thân và khẩu.
3. Ly dục: sau khi ngăn chặn được phần thô thì đến phần tế hơn là thức, phòng hộ các căn để bớt buông lung, đắm chìm vào các trần. Chính vì đắm chìm vào các trần nên mới có việc phạm giới, gây ra quả. Vì vậy, trì giới xong tới ly dục là rất đúng thứ tự.
4. Trí tuệ: sau khi tâm ý tương đối thanh tịnh thì bắt đầu thấy được pháp, thấy được sự thật qua thân thọ tâm pháp (có thể là thức tri hoặc tuệ tri) và chính thức bắt đầu sống với cái thật.
5. Tinh tấn: vì mới thấy cái thật và cái thật này vẫn còn yếu so với tập khí cũ nên cần phải tinh tấn để duy trì cái thấy chân thật này.
6. Nhẫn nại: tuy tinh tấn nhưng không phải lúc nào cũng sóng yên biển lặng, vì phần tập khí cũ sẽ nhấn chìm cái thấy mới còn yếu, và đây là giai đoạn khó khăn nhất của người tu, sẽ có lúc buông lung, rồi có lúc thấy, rồi có lúc chống cự, có lúc nhận ra để buông. Tất cả những trạng thái này lặp đi lặp lại đến lúc dần dần nhuần nhuyễn, phần thấy ngày càng mạnh và độc lập hơn và đẩy lùi dần sự dễ duôi như lúc trước. Tuy nhiên, sự khó chịu vẫn còn nguyên nhưng sức kham nhẫn ngày càng mạnh. Phần nhẫn nại ba-la-mật phải đi sau trí tuệ (cái thấy chân thật) vì nếu không sẽ thành việc đè nén, chịu đựng bằng ý chí của người đời thường làm.
7. Chân thật: sau khi vượt qua cơn bão tố, hành giả bắt đầu dễ dàng hơn với sự trọn vẹn của thực tại và sống trong cái thực tốt hơn lúc trước, một con người mới tự do hơn.
8. Quyết định: khi sức nhẫn nại ba-la-mật ngày càng cao và sống thường xuyên với cái thực thì có thể đưa ra các quyết định rất mạnh, có tính bứt phá, đi theo trí tuệ chứ không còn do dự, nhùng nhằng giữa cái trí mới chớm và các tâm tham, sân như giai đoạn nhẫn nại nữa.
9 & 10 - Hai cái này con chưa trải qua nên không dám lạm bàn ạ.

Còn một số ý con muốn hỏi Thầy nữa nhưng câu này hơi dài, con sẽ hỏi sau ở câu khác ạ.
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Con xin giới thiệu con năm nay 21 tuổi đang học đại học và con cũng đã quy y cửa Phật nhưng là đệ tử tục gia thôi. Trước khi quy y và sau khi quy y con hay mơ thấy Phật, lắm đợt còn mơ thấy Phật ở trên mây ngũ sắc và ngay tối hôm qua con còn mơ thấy Kỳ Lân trắng nữa. Con hỏi vậy là như thế nào ạ? Vì dạo gần đây con hay gặp những chuyện không vui cho lắm. Chắc tâm chưa tịnh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay có 1 lần con thấy ra cái tâm chán chường của mình một cách vi tế. Dù là cả mấy tháng nay cái tưởng cứ chơi bắt trốn với con hoài hầu như con chỉ thấy khi nó đã mất.
Con nhận ra cái khổ của con do cái bản ngã yếu đuối mà lại đúc vào cái khuôn đạo đức ức chế bản thân mình. Do cái tính bi quan của mình mà học đạo lại khai thác quá nhiều ở mảng khổ đau nên con giống như yếm thế vậy.
Con sẽ cười với cuộc đời nhiều hơn dù có gì xảy ra đi chăng nữa giống như nụ cười của thầy, an nhiên và tự tại!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy! Hiện con đang làm việc cho người khác. Con dự định hàng tháng sẽ tiết kiệm một ít tiền để cúng dường chư tăng, giúp đỡ những người nghèo khó. Nhưng người chủ đôi lúc trả tiền lương hàng tháng lại quên đi một số ngày làm việc của con. Khiến con không còn dư là bao. Tính con cũng không muốn tranh cãi về chuyện tiền bạc. Thưa Thầy, Pháp vận hành hoàn hảo. Vậy những công sức làm việc của con Pháp sẽ trả cho con như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Dạ con thưa Thầy
Con xin Thầy cho con biết là sắp đến Thầy có lịch ra giảng ở Huế hoặc Đà Nẵng hoặc ở nơi nào ở miền Trung. Con kính cảm ơn Thầy.
Con luôn biết ơn Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Trong quá trình thực tập, con thấy tuy có những lúc con làm tốt, thân tâm an lạc, cũng có những lúc con không làm tốt khiến tâm vọng động, phóng dật và chịu khổ. Con hiểu là trạng thái tâm khổ hay lạc đều sinh diệt vô thường, ngày nay con chánh niệm tỉnh giác tốt ngày mai có thể thất niệm u mê. Theo lời dạy của Thầy thường nói là ngay đây và bây giờ “không có tham, sân, si là Niết-bàn” rồi, vậy Niết-bàn có thể hiểu là một trạng thái tâm nay có mai mất như những an lạc con thấy rồi mất như kể trên không ạ? Con có thể hiểu thế nào về câu "Niết Bàn không sinh không diệt ạ?"
Viết đến đây con nghĩ đến Niết-bàn như bầu trời xanh, phiền não là đám mây, khi quang mây thì thấy bầu trời, khi mây che thì tưởng rằng bầu trời đến rồi đi nhưng thực ra bầu trời vẫn ở đó. Bầu trời chỉ ẩn - hiện chứ không sinh - diệt đúng không ạ?
Nếu là vậy, có lẽ không dễ gì thấy ra những an lạc mình đang có là do thấy Bầu trời (Niết-bàn) hay do thấy một đám mây màu xanh "giống bầu trời"? Không dễ gì nhận ra hỷ lạc đã qua đó chỉ là bản ngã sinh diệt hay là Niết-bàn ẩn hiện phải không ạ? Phải chăng khi trí tuệ đủ sáng con sẽ thấy câu trả lời?
Con tư duy còn lủng củng, kính mong được Thầy chỉ dạy ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »