loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-07-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy,
Con xin thầy chỉ giáo. Trong thời gian gần đây con chỉ ngồi buông xả và không Thiền định nữa. Con theo dõi Tâm và dùng Tánh biết để phát hiện Tâm thường dính mắc vào Sắc, hay nổi nên ham muốn mua sắm (hưởng thụ) và thích ở một mình. Con xin thầy chỉ cho con đường và rút ngắn thời gian. Hay cứ để như vậy và dùng Tánh biết để tầm dần dần tự thay đổi và thích nghi. Con xin đa tạ thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2018

Câu hỏi:

Con bạch sư, sư cho con hỏi: nương vào lời dạy nào của đức Phật để một hành giả có thể đoạn trừ được 3 kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ & một hành giả khi nhập vào được dòng thánh có bắt buộc phải tu tập thiền định hay không? Con thành kính đảnh lễ và cám ơn sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2018

Câu hỏi:

Dạ bạch Thầy,
Sự khác nhau giữa buông bản ngã và yêu thương bản thân ạ? Con hiểu lầm buông ngã là buông luôn yêu thương bản thân nên sống rất vật vã. Kính mong Thầy khai thị càng chi tiết càng tốt.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Sư,
Trong quá trình tìm hiểu Pháp Phật có mấy điều mong được sư từ bi chỉ bày giúp con.
1. Con có đọc các bài giảng của sư, Sư hay nói đến Tánh biết của tâm thường hằng trong sáng. Tánh biết của tâm biết thực tánh của vạn pháp. Chiếu theo các sự thật chân đế, tánh biết mà sư hay nói là gì ạ? Theo nơi con hiểu, để có thể tuệ tri được thực tướng cần các tâm sở tác ý khéo, chánh niệm và trí tuệ. Đối với bậc phàm phu thì các tâm sở đó lúc có lúc không, còn các bậc thánh thì thường có. Ngoài ra khái niệm Tánh thấy không sinh không diệt nên được hiểu ra sao ạ. Nó có gần với khái niệm bản thể thường hằng không ạ? nói theo chân đế thì chỉ có Niết Bàn mới có tính chất ấy chỗ này con thực sự chưa hiểu thưa sư.

2. Con thấy về mặt tiếp cận vấn đề giữa Nguyên Thủy Phật Giáo và Phát triển phật giáo có 1 điểm rất quan trọng là Nguyên Thủy nói về thực tướng vô ngã, trong khi Phật giáo phát triển lại nói về cái Phật tánh thường hằng trong sáng (rất nhiều người hiểu là cái tôi chân thật). Con thì thấy Nguyên thủy Phật giáo nói đúng, còn Phật tánh thì con hiểu là khả năng thấy ra thực tánh Pháp luôn sẵn có nơi chúng sanh. Thầy đã từng nghiên cứu sâu cả 2 hệ phái, mong thầy dậy giúp con. Thực tình con thấy 2 hệ thống rất trùng hợp nhau về mặt cốt lõi, duy có điểm này con chưa hiểu rõ cách hiểu của con đã được đầy đủ chưa. Kính mong thầy chỉ bày cho con.
Con cảm ơn thầy.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Có những người sợ chết đến nỗi lao vào những thú vui nguy hại, tàn phá thân xác để quên đi ngày mai, vì đối với họ: 'Đằng nào cũng chết, cứ hưởng thụ đi đã!'
Có những người khác lại sợ chết đến nỗi ngày đêm chỉ tập trung vào việc rèn luyện tâm sao cho mình đương đầu được với nỗi sợ chết. Họ bỏ qua việc luyện tập thể chất, giữ gìn sức khỏe. Họ hành hạ thể xác bằng việc ngồi thiền hàng tiếng đồng hồ, thâu đêm suốt sáng.
Hai kiểu người trên đều vì sợ chết quá mà bỏ qua sự sống. Trong khi đó, sự sống vốn cũng là một sự thật không kém gì với sự chết cả. Nếu Diệt là một sự thật thì Trụ cũng là một sự thật.
Có những người khác lại chỉ đăm đăm tìm cách sống thật thật lâu dài khỏe mạnh, cố đánh trống lảng với thực tế rằng rồi đến một lúc nào đó mình sẽ bệnh sẽ chết. Đến khi cảm nhận được cái chết gần kề, họ bắt đầu tìm kiếm những thiên đường ở một thế giới khác với hy vọng mình sẽ sống mãi sau khi chết.
Một đằng bỏ Trụ theo Diệt, một đằng bỏ Diệt theo Trụ.
Con đường Trung Đạo là: Trụ thì cứ Trụ cho tốt đẹp an lành, Diệt thì cứ Diệt cho vô tư thoải mái. Làm được gì tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần thì cứ làm. Khi chết thì cứ chết. Không ngả bên này hay bên kia (Trụ-Diệt), vì cả hai bên đều là những sự thật không thể chối bỏ.
Con suy nghĩ vậy có đúng không ạ? Mong thầy chỉ dạy!
Tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con nghe pháp thoại của Thầy với đề tài: "Tứ diệu đế - Bát chánh đạo - Giới định tuệ”.
Thầy có nói ý: "Đang suy nghĩ biết suy nghĩ khác với suy nghĩ bị kéo theo". Điều này khi tu tập con bị vướng, con kính Thầy khai thị giúp con. Con xin trình bày cái hiểu của con.
- "Đang suy nghĩ biết suy nghĩ" có nghĩa là con trọn vẹn với suy nghĩ của mình giống như trong thấy chỉ có thấy...
- “Bị suy nghĩ kéo theo” có nghĩa là khi con đang lau nhà chẳng hạn, con không trọn vẹn với việc lau nhà mà con suy nghĩ đến chuyện tương lai, quá khứ... Khi đó con đang ở trạng thái vừa lau nhà vừa suy nghĩ, nếu con cứ suy nghĩ có phải con bị suy nghĩ kéo theo mà quên thực tại con đang lau nhà. Trong tình huống này làm thế nào để con trở về với thực tại mà khôngLucs có ý đồ bản ngã bảo đừng suy nghĩ.
Con kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Chào Thầy,
Con lâu nay đôi khi vẫn cảm thấy hồ nghi tại sao thế gian lại có quá nhiều tôn giáo như vậy trong khi chân lý thực sự thì chỉ có một. Dù khi tầm nhìn rộng mở thì tất cả chỉ là một, dù thực hành như thể nào thì điểm hội tụ vẫn là vô ngã vị tha, con cũng không hiểu tại sao các tôn giáo đôi khi lại quá xung khắc với nhau như vậy mà không là một tôn giáo theo thứ bậc của sự giác ngộ, hay tất cả cũng chỉ là những phép thử mà thôi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Con vừa đọc một câu trả lời, Thầy có nói: "Cứ soi sáng chính mình nữa đi rồi sẽ khám phá ra cái gì chi phối lục căn". Con đã chiêm nghiệm từ bản thân con và quan sát mọi người, và con thấy bản ngã chi phối lục căn phải không thưa Thầy? Nếu đúng vậy thì đứng sau và chi phối bản ngã là gì ạ? Có phải là nghiệp quá khứ không ạ? Do cái nghiệp quá khứ của mỗi người khác nhau nên đã tạo ra những cái ngã cũng khác nhau. Do cái ngã khác nhau nên hoạt động của lục căn mỗi người khác nhau dẫn đến cái thấy, nghe, biết của mỗi người khác nhau cho dù cùng một đối tượng. Con hiểu vậy không biết đúng sai thế nào xin thầy chỉ dạy cho con ạ.
Con kính đảnh lễ và tri ân Thầy!
Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Thầy quý kính,
Sādhu lành thay, chúng con được gặp Thầy sáng 30/06, ra về con cảm thấy sáng suốt, định tĩnh, trong lành sau khi được Thầy khai thị, chỉ cho con biết việc thực hành đúng hướng. Từ nay con để việc tu tập của mình cho “pháp tu”; điều chỉnh thái độ và hành vi; để bản chất thực của sự vật trôi chảy qua con tự nhiên như nó vốn thế. Lời dạy của thầy thật giản dị và dễ hiểu.
Kính chúc thầy thân tâm an lạc mang chánh pháp đến với nhiều người.
Một ngày sống gặp được chánh pháp hơn trăm năm tác ý tu trong mê mờ. Cảm ơn cuộc đời cho con duyên lành được gặp thầy.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhasa.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Thưa sư con đã trở về với chính mình sao con vẫn còn bị lục căn chi phối? Xin sư khai ngộ giúp con

Xem Câu Trả Lời »