loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,

Gần đây do Nhân Duyên, con được biết đến Thầy và nghe các bài giảng của Thầy. Như cơn mưa trí tuệ và ánh sáng chân lý xua tan mây mù, càng nghe và thực hành con càng vô cùng biết ơn Thầy cũng như các Bậc Thiện Tri Thức khác đã giúp cho chúng con nhìn Thấy được Sự Thật và Con Đường để Thấy được Sự Thật đó. Với tất cả lòng thành con xin dâng lên Thầy một bài viết ngắn, con mạn phép sử dụng những lời giảng của Thầy cho bài viết này để ghi lại cho chính bản thân con sử dụng trên con đường tu tập.

GOING NOWHERE

Ta là Tánh Biết trong hình hài của một con người. Tánh Biết vốn Thanh Tịnh, Tỉnh Giác, và Sáng Suốt.

Sống với Tánh Biết là sống trong sự tương giao, chấm dứt quan hệ ràng buộc. "Phật, chúng sanh Tánh thường rỗng lặng. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn".

Sống với Tánh Biết là thoát khỏi bộc lưu. Là không bước tới. Là không dừng lại. Thanh Tịnh là Giới. Tĩnh Lặng là Định. Sáng Suốt là Tuệ. Con đường Bát Chánh Đạo ở ngay trước mặt.

Sống với Tánh Biết là luôn An Trú Chánh Niệm trước mặt. Đem Tâm về nơi Thân, tại đây và ngay bây giờ.

Sống với Tánh Biết là để điều chỉnh nhận thức và hành vi.

Sống với Tánh Biết là Thấy như thật thấy, Nghe như thật nghe, Biết như thật biết. "Quy y tròn một niệm. Dứt sạch nghiệp ba kỳ."

Bài viết ngắn trên là tóm tắt cái hiểu của con về những lời giảng của Thầy. Như Thầy đã dạy về sự tương giao, xin Thầy chỉ dạy cho con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Trả lời:
Nếu con không đủ lý lẽ để quyết định thì đành hỏi pháp thôi. Đơn giản là con viết 2 cái thăm: ly dị, không ly dị. Rồi thành tâm xin pháp chỉ giúp và lấy một cái thăm. Cứ làm theo cái thăm đó là "ý trời" là thuận pháp. Pháp hay Ông Trời rất chính xác, con đừng lo. Nhớ là phải thành tâm mới được. Nếu ý trời là không ly dị thì đó là muốn giúp con biết tuỳ tình huống mà học bài học ứng xử sao cho đúng tốt. Nếu ý pháp là ly dị thì đó là muốn giúp con thoát nợ oan gia.
------------
Thưa Thầy,
con không biết là người hỏi Thầy câu hỏi này có hiểu được lời dạy của Thầy không, nhưng riêng con, con rất thẩm thấu lời dạy này. Nếu con không đã từng trải qua và hiểu thấu nguyên nhân nổi khổ của cuộc sống gia đình, có lẽ con sẽ không nhận ra được sự sáng suốt định tĩnh trong lời khuyên thuận theo "ý trời" này của Thầy.
Con cảm thấy rất vui khi được làm học trò của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con hiểu thế này:
1/ Giác ngộ, giải thoát là điều đến tự nhiên, khi ta thực sự buông xả, không thể đến với tâm mong cầu, cố gắng rèn luyện mà có được. mà phải là sống trọn ven, tỉnh giác ngay phút giây hiện tại để thấy được thân tâm mình rõ hơn mỗi ngày. Từ đó tự động thay đổi nhận thức và hành vi biết tùy duyên thuận pháp. Khi đó chánh kiến hình thành theo từng mức độ phù hợp tại thời điểm đó và nội tâm được tịnh hóa dần. Và cứ tiếp tục như thế cho đến khi ta thấy đúng sự thật như nó đang là tức là trải nghiệm được tính vô thường, vô ngã của vạn pháp.
Vì vậy, con cần nghiêm túc thực tập pháp Thầy dạy, để vừa phục vụ ba mẹ vừa thực tập sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. mà không cần lăng xăng tính toán thiệt hơn khi ở nhà hay ở chùa. con cảm ơn Thầy.
2/ Con chỉ mới thực tập sống trở về, trọn vẹn, tỉnh giác nên ở mức độ của con con hiểu chữ tron vẹn là chỉ cần con biết mình đang đi trong mỗi bước đi, biết từng hơi thở vô ra, mỗi cử đông nhai từng miếng cơm hay khi tụng kinh con chỉ cần hay biết mình đang tỉnh giác trong từng từ một, nếu quên, buông lung thì trở về lại và nghiêm túc thực hiện như thế. Con hiểu như thế có sai chỗ nào vì khi thực hành con thấy mình quên nhiều, sự liên tục rất ngắn?
Kính mong Thầy chỉ dạy.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con tu còn dở quá. Thầy ơi khi đụng chuyện đời mà sân, si còn nhiều quá nên bây giờ con có rất nhiều phiền não. Nhân ngày lễ của mẹ, con mời tất cả anh chị em và con cháu đến nhà để cùng ăn chung một buổi cơm gia đình. Con đi chợ mua đồ ăn về nhà để chuẩn bị buổi cơm và vô tình ăn nói lớn tiếng với mẹ của con. Con chỉ hỏi mẹ của con là mẹ đi lấy mấy cái thùng mủ người ta bỏ đem về nhà cất giữ nữa. (Vì tánh của bà hay thích lấy bỏ, rồi đem cất đầy trong nhà). Thật ra, bà nói những thùng mủ đó do chị của con đem đến cho bà, vì biết bà thích những thứ này, nhưng chị con lại không cho con hay biết gì cả. Vậy mà bà bắt bẻ đủ thứ, cho là con ăn nói hỗn hào...

Con tức giận mẹ con qua chị vì những câu hỏi nhỏ nhoi và không cố ý mà bà làm lớn chuyện, nên con đem những thùng mủ đổ bỏ vào thùng rác. Rồi con cứ tiếp tục chuẩn bị và nấu món ăn, không để ý đến cảm giác của bà. Bà lặng lẽ vào phòng riêng của bà. Chiều đến, khi các anh chị và con cháu đến nhà, bà lôi chuyện đó ra và la hét con trước mặt mọi người. Con thật là buồn vì con thực sự đã quên rồi những gì con đã hỏi bà, nhưng ngược lại, bà rất nhớ dai, bà làm lớn chuyện, con không nhịn được, nên con nói ngay lại với bà là con không ở chung được với bà nữa, bà hạp với anh chị nào thì bà ở với họ đi, chứ ở chung mà bà cứ bắt bẻ mỗi lời nói của con, chồng con và của cả con của tụi con nữa. Những việc này thường xảy ra đến gia đình con, riết rồi con và chồng con rất sợ nói chuyện với bà. Mỗi lần đi làm về và sau bữa ăn tụi con lặng lẽ đi vào phòng riêng không dám nói chuyện với bà. Dầu có rất nhiều lần con nói với bà là ý kiến của bà độc tài quá, không ai nói gì được cả. (Má của con ngày xưa là người buôn bán và có lắm tiền cho gia đình và rất thành công).

Trở lại câu chuyện, sau khi con nói ra như vậy và tối đêm đó, bà đã dọn đồ đi ra ở chung với người con trai út. Con đã ở chung với mẹ của con là 20 năm rồi và con rất buồn khi chuyện đã xảy ra. Vì con cũng không bao giờ nghĩ là con sẽ không ở chung với mẹ con. Con là một Phật tử nên chữ hiếu con phải tròn. Thầy ơi, con bây giờ đã hiểu khi cơn giận đến mà mình không tự chủ được thì lời nói ra cũng không được sáng suốt lắm. Mẹ của con nói ra những lời không được êm tai, vì bà không có học đạo, nhưng con ngu si lại không nhận ra ngay lúc đó là duyên nghiệp đến để thử thách con, để rồi con trôi theo những vọng tưởng của con. Mẹ của con bây giờ sống với em trai con cũng rất vui vẻ, vì bà nói đã từ lâu bà cũng muốn dọn ra ở với nói. Câu nói của bà cũng làm con chạnh lòng vì mặc dầu sống chung với gia đình con, nhưng lòng của bà lại hướng về gia đình của người em trai, rồi lại làm con vọng tưởng thêm là vì không vừa ý với tụi con nên lúc nào bà cũng không vui, bắt bẻ đủ chuyện.
Con viết ra những lời này, một là sám hối với mẹ con và hai là chia sẻ với những bạn hữu online, khi cơn giận đến đừng phản ứng gì cả, ngay cả lời nói, chỉ hít thở vài hơi rồi bỏ đi chỗ khác. Khi ngồi thiền, con nhận ra những tư tưởng lăng xăng không dừng được, mà bây giờ con hiểu ra đó là hạnh nghiệp của cái quả mà con tạo ra vì vô minh. Con cám ơn Thầy lắng nghe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy! Vợ chồng con hay cãi nhau vì cách nói chuyện với nhau không hợp ý. Theo con, vợ con có những tính xấu cần sửa, nhưng khi con nói vợ con không chịu chấp nhận sửa đổi, không tin đạo Phật (không theo tôn giáo nào). Vợ con thì cũng thấy những điều không tốt ở con, hay cằn nhằn. Vợ con tính khá ngang bướng, hay tự ái, khó tâm sự, khó hoà hợp với gia đình con (bọn con ở với bố mẹ chồng). Trong tâm con muốn vợ con sửa đổi các tính xấu đó, nhưng vợ con không nghe, thường thích được sống theo ý mình. Bọn con cãi nhau rất nhiều lần, rồi thôi. Con nhiều lúc thấy chán, nghĩ đến mấy người khác, thấy tiếc nuối, có khi muốn lấy người khác. Hôm nay bọn con cãi nhau kịch liệt, cả hai đều đòi li hôn. Có khi con muốn vợ con nhún nhường, nhẫn nhịn, níu kéo (vì con nghĩ đàn ông thì tính cách cứng rắn và gia trưởng hơn, phụ nữ thì phải biết nhường nhịn) nhưng vợ con chẳng bao giờ làm vậy, thường đối chọi, hơn thua với con. Bây giờ con đang cảm thấy buồn, lo lắng vì sẽ li dị, nhưng cũng có ý muốn li dị cho khoẻ người! Con chẳng biết phải làm sao! Xin thầy từ bi cho con lời khuyên! Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Chuyện của con đau lòng lắm, nước mắt khóc vì con đã thành suối, đứa con con đã nhận nuôi ở bệnh viện lúc chào đời chỉ mới 3 ngày tuổi. Nhưng đến năm 18 tuổi nó ra đi vì muốn sống tự do.
Chấp nhận sự ra đi của con thật sự là cú sốc quá lớn cho cuộc đời con. Nhưng duyên lành con đã học Phật. Giáo lý Đức Phật đã giúp con chấp nhận hoàn cảnh của mình, giúp con nhìn con mình bao dung và tha thứ. Con đã vượt qua giai đoạn 1. Con mong Thầy giúp con đưa con mình trở về, biết chọn con đường sáng mà đi. Con cho đây là giai đoạn 2. Chuyện dài nhiều tình tiết lắm, con mong được gặp Thầy. Khi nào Thầy về nước mong hữu duyên con được gặp Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thầy cho con hỏi, khi sân tầm, dục tầm, hại tầm khởi lên nơi tâm con. Thầy dạy chỉ quan sát, không chạy theo, không quên mình là sao thưa Thầy? Con thấy rằng ý nghĩ (nhất là về dục tầm) nó hay khởi lên trong con nhưng con không thể biết là mình đang quan sát, đang chạy theo hay đang quên mình nữa. Xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, 2 hôm nay con chợt nhận ra được cái biết tự nhiên vô tâm như Thầy đã dạy thật là vi diệu vì lúc đó không có ý của bản ngã xen vào, đây cũng là 1 câu chuyện tự nhiên thôi.
Đó là vô tình con của con đi rót nước đổ vào bình để uống, nhưng vì tánh nghịch của trẻ thơ bé rót nước gần thùng rác để uống, con hoàn toàn không biết nên uống rất bình thường mà không hề suy nghĩ hay quan tâm gì uống chỉ biết uống thôi tâm hoàn toàn thanh tịnh. Nhưng khi nghe bé kể là rót nước ở ngoài thùng rác để đùa với ba thôi thì ngay lập tức sanh tâm bất an.
Qua câu chuyện này con học được vô tâm là không có ý đồ của bản ngã xen vào thì sẽ không có khổ. Con xin cảm ơn Thầy, cảm ơn pháp đã giúp con học ra từ từ những bài học quý giá để giảm bớt sự khổ đau nơi tâm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con ngoài 30 tuổi và là mẹ đơn thân, con trai của con đang còn nhỏ. Hiện tại con còn 1 mẹ già. Trước giờ đại gia đình con đều làm nghề mua bán thủy hải sản và chăn nuôi, từng rất giàu có, hiện tại thì cả đại gia đình đều lâm vào khó khăn, của cải 10 phần giờ còn có 2-3, con cháu thì tuy được đầu tư ăn học nhưng chẳng ai làm nên sự nghiệp gì cả, thậm chí còn bất hiếu, nghiện ngập nữa. Theo sự hiểu biết của con thì đó là nghiệp. Con có khuyên mẹ ngừng việc chăn nuôi lại, mẹ hứa bán thanh lý hết toàn bộ rồi sẽ không làm nữa. Con rất mừng...
... Con hoang mang lắm và con kính mong Thầy cho con xin một lời khuyên con phải làm gì? Con muốn xuất gia có được không?
Sadhu! Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con được biết thầy sắp về nước. Thầy cho con hỏi khi nào Thầy về, con muốn xuống chùa gặp Thầy. Con không đủ sáng suốt và có sự sợ hãi. Con không muốn mọi chuyện tệ hơn. Thầy cho con hỏi khi nào Thầy ở Chùa để con xuống.

Xem Câu Trả Lời »