loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy! Con đọc sách "Vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế" có ý sau con không hiểu, kính Thầy giải thích: "Thấy vô ngã trong vô ký để chấm dứt vô minh".






















Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con cám ơn câu trả lời của Thầy về 4 tầng thiền định của Đức Phật. Con vẫn chưa hoàn toàn "thấy ra" những lời giảng dạy của Thầy, nên xin Thầy tiếp tục soi sáng cho con.
Thứ nhất, như vậy Phật Giáo Nam Tông có giảng dạy 4 tầng thiền/định của đức Phật không?
Thứ hai, con xin được làm sáng tỏ thêm câu hỏi lần trước của con. Vị Thầy khả kính giảng dạy 4 tầng thiền định cho chúng con với mục đích gần nhất và thiết thực nhất là giúp cho chúng con được "thân khỏe tâm an" ở giai đoạn thứ 1 và thứ 2 - Ly Dục Ly Bất Thiện Pháp và Hỷ Lạc do Định Sanh. Đồng thời, giảng dạy 4 tầng thiền không hề có ý định để đạt thần thông, hay tiểu ngã trở thành đại ngã. Lúc nào cũng nhấn mạnh, trạng thái Niết-bàn và trạng thái tịch tịnh, vắng lặng. Con xin được làm rõ hơn bài giảng của vị Thầy ấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Con xin gửi đến Thầy một thỉnh cầu thay vì một câu hỏi, xin Thầy thứ lỗi.
Chúng con rất vui mừng sắp được đón tiếp Thầy ở Toronto, Canada, nơi đông đảo Phật tử tu Tịnh Độ và các pháp môn Thiền Đại Thừa. Hiện nay có nhu cầu rất cao tìm hiểu và tu tập Thiền Nguyên Thủy Vipassanā. Kính xin Thầy giảng dạy thêm cho chúng con sự cần thiết của hành thiền Vipassanā đối với mọi Phật tử trong buổi nói Pháp tối thứ Sáu 9/6/2017 tại chùa Miến Điện. Ngoài ra, kính thỉnh Thầy đến thăm Dhamma Torana, một Trung tâm Thiền Vipassanā lớn ở phía Bắc Toronto nơi nhiều Phật tử Việt Nam thường xuyên tu tập.
Kinh chúc Thầy vạn sự an lành trong nlềm vui lớn của chúng con sắp được gặp Thầy.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy, một sát-na ở cõi người và cõi chư thiên dục giới, sắc giới, vô sắc giới có khác nhau không ạ? Vì 1 ngày ở cõi Tam thập tam thiên bằng 100 năm cõi người.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Đầu tiên con kính chúc Thầy được nhiều sức khoẻ, những Phật sự Thầy đang làm và sẽ làm được thành tựu viên mãn.
Con có 2 câu hỏi, mong Thầy soi sáng cho con.
Hôm nay con có dự khoá thiền và được giảng dạy 4 tầng thiền của Đức Phật, phương pháp thể nhập vào tầng thiền thứ tư và thể nhập Niết-bàn. Xin Thầy cho con hỏi, Phật giáo Nam Tông có giảng dạy 4 tầng thiền và phương pháp để đạt đến 4 tầng định này không ạ?

Câu thứ 2 là, mục đích của định là nhờ định phát huy trí tuệ. Như vậy "đạt" trí tuệ để thấy ra mọi sự như nó đang là. Nếu vậy mình có thể chỉ thấy ra sự thật, nhìn thấy mọi thứ như nó đang là mà không cần "hạ thủ công phu", "trầy vi tróc vảy" để đạt được định?
Con xin đảnh lễ và tri ân những lời dạy của Thầy.






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con có đọc trình pháp của các đạo hữu, con thấy tình trạng có nhiều điểm giống con nên con viết đôi dòng chia sẻ cùng các anh chị em đạo hữu.
Trước khi được biết đến thầy trong tiềm thức con biết là cái cần mà con cần phải làm được trong cuộc sống này là tự tại trước tất cả giông tố cuộc đời. Khi được thầy chỉ dẫn giá trị cốt lõi của cuộc sống là học ra bài học giác ngộ. Thực ra con cũng không biết là học cái gì từ cuộc đời để có thể giải thoát ra khỏi phiền não khổ đau. Vô thường, khổ, vô ngã cũng chỉ là lý thuyết suông. Con biết học cái gì từ cuộc đời không phải là một đáp án mà là một sự thật thầy đã khám phá ra rồi chỉ lại cho con để con biết mà tự khám phá. Trong giai đoạn khám phá con chỉ có lòng tin nơi thầy, sự nhẫn nại không lùi bước và không ngừng nghỉ trong việc thấy ra cái đúng từ cái sai. Một thời gian dài con cũng không biết đến bao giờ mới có thể thoát ra hoàn cảnh bế tắc của cuộc sống và nội tâm đánh mất sự thăng bằng luôn luôn giao động bất an. Con thấy bản ngã như một cái chợ không biết đến bao giờ con mới có thể sống với một nội tâm an ổn, dũng mãnh trước những bất toàn của cuộc đời.
Vậy mà chỉ một thời gian ngắn thôi, nghe pháp, học ra cái đúng từ cái sai, thấy ra cốt lõi của tu tập, rời khỏi "cái ta" tu, nhận ra tánh biết vốn tự tu.
Hiện tại con có tu tập gì đâu, tánh biết tự tu, tánh biết bất động sẽ thấy ra cái bản ngã dao động đồng hóa pháp là ta, của ta, tự ngã của ta ngay từ khi nó sinh lên. Viết thì rắc rối, sự thật chỉ đơn giản là tánh biết đang khám phá sự thật như nó đang là vậy thôi.
Chắc thầy không biết đâu. Trải qua những phiền não khổ đau trong thời gian qua nay con sống quá là tốt. Vậy mà trong lúc khổ đau con cứ nghĩ phải xa xăm lắm mình mới có thể sống được như bây giờ.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy. Con có con sưu tầm được 1 đoạn viết thật hay. Con xin phép được chia sẻ với mọi người. Con cảm ơn thầy.

Vấn đề cốt lõi là sự tưởng tượng của anh, anh nghĩ rằng khi ta thực sự giác ngộ, ta có thể đảm chắc rằng ta sẽ không bao giờ cảm thấy bất an, hay cảm thấy sợ hãi, hay thấy nghi ngờ, hoặc cảm thấy những cảm xúc mà chúng ta không muốn cảm thấy nữa. Quên điều đó đi. Chẳng phải đâu. Đấy chỉ là giấc mơ. Đấy là thứ thuốc phiện được đem bán cho đám đông. Rồi họ bập vào và họ chẳng bao giờ tới được đó, và kết cục là họ vỡ mộng. Chuyện diễn ra không phải theo cách đó. Tự do không bao giờ là tự do "khỏi" cái gì. Nếu đấy là tự do "khỏi" bất cứ cái gì, nó không phải là tự do tí nào. Mà là tự do "để [làm]". Anh có đủ tự do để thấy sợ hãi? Anh có đủ tự do để thấy bất an? Anh có đủ tự do để không biết? Anh có đủ tự do để biết rằng anh không thể biết? Anh có đủ tự do để hoàn toàn thoải mái, biết rằng anh không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra ở chỗ ngoặt tiếp theo? Anh sẽ cảm nhận về nó như thế nào? Anh sẽ đáp ứng với nó như thế nào? Rằng anh thực sự không thể biết? Anh có đủ tự do để hoàn toàn thả lỏng và thoải mái với cái cách mà mọi thứ thực sự là? Đấy là tự do. Còn cái tự do kia (tự do "khỏi") chỉ là ý tưởng của bản ngã về tự do mà thôi.
Tác giả: Adyashanti


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, từ đó tới giờ con đều nghĩ con không thuộc về thế giới này và mình bị kẹt trong cơ thể này, tâm ý con luôn có chí hướng nhưng thân này không đạt đến khả năng đó. Nhiều khi con tâm nguyện khi chết đi, hỏa táng thân này, đem tro cốt thả trôi theo gió, hòa vào hư không.
Con đã chán ngán thế gian giả tạm này lâu rồi, nhưng nghe kinh Phật, nghe pháp qua mạng, nghe thầy chỉ dạy,... dần dần con đã thấy an lạc trong thân tâm. Nhưng thỉnh thoảng có những sóng gió quá lớn, con như cây cối gãy đỗ, rồi mọc lên, rồi gãy đỗ,... không dừng nghĩ. Con biết bây giờ cuộc sống con khá đầy đủ và hạnh phúc nhưng vẫn có một nổi buồn xâm chiếm, con vẫn nhận ra cảm xúc đó và con cũng nhận ra niềm vui xuất thế gian khi thỉnh thoảng chánh niệm trở về.
Con biết chỉ có giác ngộ giải thoát mới giải thoát không những cho con mà còn cho những chúng sinh trên thế gian này nữa.
Con thành thật tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2017

Câu hỏi:

Kính Thầy! Con thấy theo nguyên lý Thầy chỉ thi điều quan trọng là làm sao để tinh thần chánh niệm tỉnh giác luôn có mặt, vì khi có mặt thi tánh biết sẽ tự uyển chuyển điều chỉnh và nó sẽ tự ứng hay quan tâm nhiều hơn đối với những hiện trạng nổi trội. Còn nếu theo một phương pháp nhất định thi con lại thấy lâu ngày nó trở thành thói quen... rồi con cũng không giác ngộ được sự thật. Đúng là mỗi người mỗi duyên, tuy con không được là đệ tử của Thầy nhưng Thầy đã là người đưa lối cho con trên con đường giác ngộ chân lý.
Niềm vui nào bằng niềm vui thấy Pháp.
Con rạng ngời đồng giọt lệ đang rơi.
Sư Phụ ơi! Con đã tự tin rồi.
Cám ơn Người đã khai thị biển khơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Con xin Thầy chỉ dạy cho con vấn đề này. Từ ngày biết đến Phật Pháp và nhất là từ ngày nghe, đọc những bài dạy của Thầy, con thấy nhận thức của con có nhiều thay đổi. Theo đó, cảm xúc của con khi nhìn mọi người, mọi việc cũng thay đổi. Con cũng không biết như thế là theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi. Con không ham thích gì khi đến những nơi đông vui, con không thích thú gì về việc chụp hình lưu niệm trong khi quanh con mọi người vẫn đang rất hồ hởi vui vẻ chụp hình. Khi nghe một người bạn than phiền về một ai đó với thái độ rất bất bình và phẫn uất, rằng người kia xử rất tệ với bạn, chèn ép bạn, lẽ ra con vì thương xót cho người bạn nên sẽ bất bình với người kia. Nhưng không, con lại nghĩ rằng chuyện đó cũng là bình thường trong cuộc sống này, và con không nghĩ rằng người kia xấu, con cũng không nghĩ chuyện này là bất công. Con nghĩ mọi việc đều có nhân duyên của nó, và xấu tốt, công bằng hay bất công chỉ là một khái niệm tương đối.
Và nữa, thưa Thầy, bây giờ mọi thứ với con sao nó nhạt nhạt, những cuộc gặp gỡ bạn bè, những buổi liên hoan, những khi dự tiệc cưới v.v...
Con muốn hỏi Thầy, con như vậy có phải tiến dần đến sự vô cảm hay không? Nhận thức và hành vi của con như vậy có sai chỗ nào xin Thầy chỉ dạy cho con biết.
Con cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe !

Xem Câu Trả Lời »