loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-06-2017

Câu hỏi:

Chào thầy, trước tiên con xin chúc Thầy khỏe mạnh cùng những Sư Thầy đang ở ngôi chùa.
Khoảng ba năm trước con có khóc rất nhiều khi hay tin Phật nhập Niết-bàn qua đoạn MP3 Đường xưa mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh. Tháng tư năm 2015 con tình cờ được biết nơi thầy đang giảng Pháp và con có tham dự buổi nói chuyện về Thiền của Thầy giảng. Sau khi về một thời gian con đã hiểu lời Thầy "Thiền là thấy ra cái đang là chứ không phải sẽ được là". Và con đã khóc vì sung sướng. Gần đây khoảng hai tháng, trong buổi sáng đưa con đi học, con nghĩ đến Sư Giác Giới và những vị Tăng chánh hạnh. Là những bàn tay nối dài với Đức Phật Bổn Sư năm xưa. Và một lần nữa, con lại khóc nữa và thấy những điều ấy như nó đang là.
Con xin cảm ơn Thầy đã cho rút ngắn được những kiếp sống còn lại của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Sư cho con được hỏi. Theo con hiểu, Con người là một giả tướng do ngũ uẩn duyên hợp gồm phần thân (sắc uẩn được cấu thành bởi các yếu tố đất-nước-gió-lửa-không) do duyên hợp mà có giả tướng và phần tâm (thọ-tưởng-hành-thức) cũng do duyên hợp mà có giả tâm. Khi nhân duyên quả nhóm họp đầy đủ thì có thân người (có đủ sắc và tâm của duyên hợp); con người (sắc và tâm ấy) tạo tác mọi hành vi thiện, ác, vô ký... trong suốt quá trình tồn tại của huyễn thân và huyễn tâm này. Khi ngũ uẩn phân ly (khi chết) cái gì hay (yếu tố nào) để tái sanh?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi, thầy có nói vạn pháp nó đã đúng rồi, sai chỉ là cái nhìn mình lệch lạc. Vì vậy tu là quá trình mình nhìn nhận ra những cái sai và tự điều chỉnh. Ví như một người ích kỷ thì qua sự va chạm tiếp xúc anh chỉ cần thấy ra sự ích kỷ của mình và từ từ điều chỉnh hành vi. Thế thì anh ta có cần tạo tác thực tập lối sống vô ngã vị tha, phát triển tình thương, thực tập hạnh bố thí để giảm bớt sự ích kỷ của mình? Cái chỗ này con rất phân vân bởi vì con đã trải nghiệm hai vấn đề này là lúc trước con tập sống bố thí vô ngã vị tha, nhưng nay con ít tạo tác lại nên nhiều tình huống con thấy tâm mình ích kỷ rất nhiều, ít có buông xả. Đến giờ con vẫn đang phân vân chưa thông suốt hai lối tu này, nhờ thầy chỉ cho con rõ.
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con và các Đạo hữu khác cùng là có duyên thầy trò với thầy và con nghĩ đó là 1 trong những mắc xích phải trải qua trong cuộc đời tu tập của thầy và của cả chúng con mà có thể đã từng ở quá khứ hiện tại và có thể cả vị lai.
Con đã biết sợ vô thường, đã biết nhắc mình phải buông xả cuộc đời này từ trong tâm trí.
Con cảm ơn thầy rất nhiều.
Con đã tìm rất nhiều câu để chúc thầy nhưng không có câu nào vừa ý. Nay con xin mượn câu trong "Sám hối 35 vị Phật" chúc thầy sẽ "Viên thành Phật Đạo" trong một ngày không xa.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Quý Kính,
Sadhu! Sadhu! Lành thay! Dạ! Được biết Thầy cảm thấy thoải mái ở khắp mọi nơi trong chuyến du hóa Canada, và có nhiều người chưa từng biết Thầy mà đã nhiều năm nghe và hành theo pháp thiền này thành công, con xiết bao hoan hỉ.
Kính bạch Thầy,
Ban tổ chức của chùa Bát Nhã đã đem lên youtube một số bài Pháp mới mà Thầy vừa ban cho đại chúng ở Montréal.
Với ước muốn được chia sẻ những niềm vui trong Đạo với chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau, con xin phép Thầy cho con được copy các links đó dưới đây:

https://youtu.be/gqwwdwDHLcs
https://youtu.be/NvN7mf_LPiY
https://youtu.be/5z08myTOMu8
https://youtu.be/6lwoj0wHPcg
https://youtu.be/cRyW9g1s_wk

Con thành kính tri ân và thành kính đảnh lễ Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, con có bài thơ của Tỳ khưu Buddhadasa (1906-1993 - Thái Lan) xin phép được chia sẻ để mọi người cùng đọc ạ.

Hãy xem mỗi con người là bạn ta và nghĩ rằng:
Người ấy là bạn ta, cùng sinh ra đời để rồi sẽ già nua, bệnh tật và chết cùng ta.
Người ấy là bạn ta, cùng ngụp lặn với ta trong vòng sinh diệt.
Người ấy cũng vướng bụi trần ô nhiễm như ta, do đó đôi khi cũng phạm vào lầm lỗi.
Người ấy cũng mang đầy dục vọng, thù hận và mê lầm, nào có khác ta đâu!
Cũng như ta, người ấy cũng lắm khi nhầm lẫn.
Người ấy cũng chẳng biết tại sao mình lại sinh ra đời, và cũng chẳng biết thế nào là Niết bàn, quả là giống y như ta!
Có những thứ mà người ấy cũng ngô nghê như ta trước đây.
Người ấy cũng làm những thứ theo sở thích mình, như ta cũng từng làm trước đây.
Người ấy cũng muốn mình giỏi giang, cũng như chính ta luôn muốn mình giỏi hơn, sáng chói hơn, danh tiếng hơn.
Người ấy thường chiếm lấy thật nhiều những gì của kẻ khác mỗi khi có cơ hội, nào có khác gì ta đâu!
Người ấy có quyền cuồng điên, say mê, đắm mình trong cái tốt đẹp, cũng như ta vậy.
Người ấy là một kẻ bình thường với bao nhiêu thứ ràng buộc, cũng như ta vậy thôi.
Người ấy nào có bổn phận phải gánh chịu khổ đau và chết thay cho ta đâu.
Người ấy là một người bạn cùng quê hương và tín ngưỡng với ta.
Chẳng khác gì ta, người ấy cũng hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ.
Người ấy có bổn phận với gia đình mình chứ nào có trách nhiệm gì với gia đình của ta đâu.
Người ấy có quyền chạy theo các sở thích và những thú vui riêng.
Người ấy có quyền chọn lựa bất cứ gì (kể cả tôn giáo) theo sở thích của mình.
Người ấy có quyền thụ hưởng các tiện nghi công cộng ngang hàng với ta.
Người ấy có quyền để cho tâm thần bấn loạn và điên rồ, chẳng khác gì với ta.
Người ấy có quyền kêu gọi sự giúp đỡ và chờ đợi sự ân cần xót thương của ta.
Người ấy có quyền được ta tha thứ tùy theo từng hoàn cảnh.
Người ấy có quyền theo xã hội chủ nghĩa hay chế độ tự do tùy theo hoàn cảnh đẩy đưa.
Người ấy có quyền ích kỷ trước khi nghĩ đến kẻ khác.
Người ấy được hưởng nhân quyền ngang hàng với ta trong thế giới này.
Nếu tất cả chúng ta đều biết nghĩ suy như thế thì xung đột nào có thể xảy ra!


TREAT EACH HUMAN FRIEND BY THINKING THAT :
He is our friend who was born to be old, become ill, and die, together with us.
He is our friend swimming around in the changing cycles with us.
He is under the power of defilements like us, hence he sometimes errs.
He also has lust, hatred, and delusion, no less than we.
He therefore errs sometimes, like us.
He neither knows why he was born nor knows nibbana, just the same as us.
He is stupid in some things like we used to be.
He does some things accordingly to his own likes, the same as we used to do.
He also wants to be good, as well as we who want even more to be good - outstanding - famous.
He often takes much and much more from others whenever he has a chance, just like us.
He has the right to be madly good, drunkenly good, deludedly good, and drowning in good, just like us.
He is an ordinary man attached to many things, just like us.
He does not have the duty to suffer or die for us.
He is our friend of the same nation and religion.
He does things impetuously and abruptly just as we do.
He has the duty to be responsible for his own family, not for ours.
He has the right to his own tastes and preferences.
He has the right to choose anything (even a religion) for his own satisfaction.
He has the right to share equally with us the public property.
He has the right to be neurotic or mad as well as we.
He has the right to ask for help and sympathy from us.
He has the right to be forgiven by us according to the circumstances.
He has the right to be socialist or libertarian in accordance with his own disposition.
He has the right to be selfish before thinking of others.
He has the human right, equal to us, to be in this world.
If we think in these ways, no conflicts will occur.


Agissons avec nos compagnons d'humanité en gardant ceci à l'esprit :
Ils sont nos compagnons de naissance, de vieillesse, de souffrance et de mort !
Ils sont nos compagnons d'errance dans le même tourbillon des morts et des naissances !
Ils tombent sous le pouvoir des passions, comme nous !
Ils n'ont pas moins d'envies, de colères, de choix stupides que nous !
Ils s'oublient parfois, comme nous ! Ils ne savent pas pourquoi ils sont nés, comme nous !
Ils ne savent pas ce qu'est le nirvana, comme nous ! Ils sont idiots, parfois, comme nous !
Ils se font plaisir, parfois, comme nous !
Ils sont ambitieux, comme nous qui cherchons le succès, la gloire et la célébrité !
Ils s'enrichissent et profitent de leur position à l'occasion, comme nous !
Ils ont aussi le droit d'être fous de réussite, drogués de réussite, trompés par la réussite, noyés dans leur réussite, comme nous!
Ce sont des gens ordinaires qui s'attachent à des tas de choses, comme nous !
Ils n'ont pas à souffrir ou à mourir à notre place !
Ils sont nos compatriotes et nos coreligionnaires,
Ils prennent des décisions irréfléchies, comme nous !
Ils ont le devoir de prendre soin de leur famille, pas de la nôtre !
Ils ont le droit d'avoir les goûts qui leur plaisent !
Ils ont le droit de choisir ce qui leur plaît, y compris leur religion !
Ils ont le droit de profiter des biens publics, autant que nous !
Ils ont le droit d'être névrosés ou fous, autant que nous !
Ils ont le droit de demander notre aide et notre compréhension !
Ils ont le droit d'obtenir notre pardon à la mesure des circonstances !
Ils ont le droit d'être socialistes ou libéraux, comme il leur plaît !
Ils ont le droit d'être égoïstes avant d'être généreux !
Ils ont le droit, comme êtres humains, de vivre dans le monde, comme nous !
Si nous arrivions à penser ainsi, il n'y aurait plus aucun conflit possible.

Con chỉ biết đọc Việt ngữ thôi, còn Anh và Pháp sẵn nên con share luôn.

Chúc Sư Ông có sức khỏe thật tốt

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Có lần con đọc thấy có một thầy khác giảng như sau: "Hồi-hướng" chính là một thứ chấp-trước, nhưng "không hồi-hướng" cũng là chấp-trước. Phàm hễ có chấp-trước thì không tương ưng với Phật Pháp được! Con còn ngu muội nên không hiểu câu này, con thường chỉ nghĩ nếu mình làm được điều thiện điều lành thì dù với mong muốn để được hồi hướng thì vẫn tốt hơn mình không làm gì cả. Con suy nghĩ thế có gì sai không hả thầy? Con xin thầy chỉ dạy cho con. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Trả lời:
Con nên tu theo Phật, theo Pháp, theo Tăng thôi chứ không nên theo Tông phái nào cả. Tông phái nào cũng có những quy định ràng buộc, còn tu theo Phật, Pháp, Tăng thì chỉ cần trở về sống với hành động, nói năng, suy nghĩ sáng suốt (theo Phật), định tĩnh (theo Pháp) và trong lành (theo Tăng) chứ không cần tu theo ai cả. Như vậy sẽ mau giác ngộ giải thoát hơn.

Con thành kính đảnh lễ Sư Ông. _()_
Kính bạch Sư Ông, con rất cảm ơn câu nói của Sư Ông.
Con cũng có ý nghĩ như Sư Ông nói, cảm ơn Sư đã cho con tin chắc chắn hơn vào điều trên. Đạo Phật quan trọng ở CÁI THẤY. Khi mình có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy thì tu kiểu gì cũng sai hướng hoặc chỉ có cái phước hữu lậu. Khi thấy tái sanh, thấy luân hồi, thấy dục, thấy vọng cầu... khiến mình khổ. Con từng nghe qua một câu, con không biết câu này là Phật thuyết hay ai nói nhưng con thấy câu này chân lí, “Cái biết, cái thấy, cái nghe không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta”. Khi biết như vậy chỉ cần buông xuống là giải thoát. Tu là buông xuống những cái chấp, ảo tưởng, tham, sân, si, bản ngã... sống tùy duyên thuận pháp không bị tham, sân, si... chi phối.
BUÔNG XUỐNG mong Sư Ông nói thêm cho con hiểu và BUÔNG thế nào, cách BUÔNG không bị ức chế!

Dạ, Còn về vấn đề CON TÌM NƠI TU con xin phép hỏi Sư Ông thêm.
Con biết tu là không hướng ngoại tìm cầu mà là trở lại trọn vẹn với thực tại, tại đây và bây giờ, ngay nơi thực tại thân - thọ - tâm - pháp. Tu không cần đi đâu cả, không tầm cầu cái gì cả, nếu mình tu theo nguyên tắc phương pháp, khuôn mẫu được đặc ra sẵn để đạt được cái gì đó ta muốn thì đó là sự ràng buộc cưỡng ép như vậy là ức chế không có hương vị giải thoát. Tu nếu biết tu, biết xả, biết ly, biết đoạn diệt, biết buông xả những ác pháp, biết sống trong thực tại, sống đúng pháp thì có giải thoát. "Hãy lấy giới làm thầy" nhưng nói chỉ là nói, tu cần có đạo sư người có kinh nghiệm tu hành đúng pháp hướng dẫn, tu không học là tu mù. Hoàn cảnh gia đình con thì con đi xuất gia được vì cha mẹ con có anh - em con chăm sóc nuôi dưỡng. Nếu con ở nhà tu thì không ai nuôi con, nói thật là như vậy. Với lại muốn tu ở nhà thì rất khó, chỉ được ở một mức độ nào đó thôi. Muốn trong sạch, trong lành hoàn toàn thì phải sống y như tăng nên con rất muôn xuất gia thưa Sư, xuất gia thì mới buông xả những thứ cần buông xả, mới biết những thứ cần trau dồi và tu tập. Xuất gia thời này thì cần có một nơi để ở gọi là chùa hay thiền viện tu viện. Con thấy chư tăng Nam tông là sống đúng phạm hạnh xứng đáng gọi là tăng nên con muốn tu theo Nam tông, như trên Sư Ông nói tu là tu theo PHẬT - PHÁP - TĂNG, nhưng con thấy chư tăng Nam tông xứng đáng đại diện cho PHẬT PHÁP - TĂNG nên con muốn theo để được hướng dẫn tu hành đúng pháp.
Con năm nay 20 tuổi, lúc trước con ở chùa Tịnh độ nhưng không có sự giải thoát nên con về nhà. Con chỉ mới tìm hiểu về Phật pháp nguyên thủy gần 1 năm đây. Vô thường không ai biết trước được nên con muốn tìm một nơi để được hướng dẫn pháp học, pháp hành càng sớm càng tốt. Con biết xuất gia không phải muốn là được, con biết vị trí hiện tại của con và con ước nguyện được xuất gia khi con xứng đáng thọ giới, xứng đáng được là tăng, khi sống đúng phạm hạnh. Con không phải muốn xuất gia để có hình tướng để người khác gọi mình là tăng, là sư - thầy hay để được đảnh lễ "ngồi mát ăn bát vàng", con không vì mục đích đó. Ước nguyện xuất gia của con là được biết, được thấy, được sống y như PHẬT - PHÁP - TĂNG, chỉ như vậy.
Con kính mong Sư cho con xin lời khuyên. Tùy duyên thuận pháp và làm sao? Cách nào học kinh tụng mau nhớ ạ?
Con cảm ơn Sư Ông nhiều.
Ước nguyện Sư Ông có sức khỏe tốt.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, ngày thường trên bảo tháp tầng trên cùng có mở cửa không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Quý Kính,
Con kính chúc Thầy sức khỏe khinh an.

Thưa Thầy, Thầy đang giáo hóa ở Toronto, theo con nghĩ, có nhiều vị Phật tử ở đó đã thông suốt nhờ đón nhận được “Thiền Không Phương Pháp” của Thầy.

Kính bạch Thầy, sau những ngày được theo chân Thầy ở Montréal, được nhận những bài Pháp sống mà Thầy chỉ bày qua thân giáo, con như người sực tỉnh giấc mộng dài. Ngay đó trong tâm con lúc nào cũng có một niềm vui nhẹ nhàng, bàng bạc.

Trưa nay, em con kể cho con nghe là, em con đi học về đến nhà, nhìn thấy con đang ngủ trưa say sưa mà miệng thì luôn cười cười với một khuôn mặt hồn nhiên, dễ thương của một đứa trẻ thơ.

Năm nay con đã 59 tuổi mà tâm tánh cứ như là đứa trẻ, con không có điều gì vướng bận trong lòng hết, con thấy việc phải thì làm, rồi quên ngay, mỗi khi có điều gì con không bằng lòng thì con nói ra, rồi cũng quên ngay, còn khi người khác có đối xử không hay với con đến như thế nào đi nữa, con cũng quên luôn. Dường như không có gì được ghi lại trong tâm, tâm con gần giống như một tờ giấy trắng tinh nguyên. Nhưng khi có việc cần đến dữ liệu thì lại tự ứng hiện. Con không có khởi tâm muốn biết bất cứ điều gì hết nhưng khi cần biết thì tự biết. Con nghĩ con chưa có thuần vì có lúc trúng, lúc sai, có khi tâm cũng bị mây mù che phủ kín.

Con tạ ân Thầy đã ban cho con lời dạy: “Con đừng có tu gì hết, hãy để Pháp tu dùm con.”
Con tạ ân Pháp đã ban cho con một vị Thầy khả kính.
Con thành kính lắng nghe huấn từ của Thầy.


Xem Câu Trả Lời »