loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, các vị thiền sư Trung Hoa tham thiền công án hoặc tham thiền thoại đầu khi đạt được định thì trạng thái định này có thoát ra khỏi tam giới hay không, kính xin Thầy khai thị. Con xin chân thành cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Con cầu chúc Thầy thọ tỷ nam sơn để mọi được có cơ hội nhờ Thầy khai thị mà giác ngộ giải thoát làm lợi ích cho chúng sinh.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Kính Thầy.
Con chúc thầy sức khỏe.
Con có câu hỏi nhờ thầy giúp đỡ:
Khi con tưởng về món ăn thì có tâm thèm ăn khởi lên.
Khi con tưởng về chuyện xúc chạm thì có tâm ham muốn xúc chạm khởi lên.
Vậy những tâm khởi lên ấy có phải là tướng của tâm hay đó chỉ là những cảm thọ ạ?
"Cảm giác khi ăn" và "cảm giác thèm ăn" có phải đều là cảm thọ không ạ?
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con cảm ơn thầy vì thầy đã giúp con gỡ những vướng mắc ở những câu hỏi trước.
Thưa thầy, lúc trước đối với con giấc mơ là do con tạo ra trong lúc ngủ. Nhưng bây giờ, con phát hiện giấc mơ có những đối tượng khác tác động tạo nên, vì con có dịp nói chuyện với một loài không biết là loài gì. Con đã hỏi, họ có trả lời nhưng con không tin họ.
Họ hiểu tâm ý của con, cũng có thể điều khiển suy nghĩ của con. Con nhận thấy họ có lúc chọc ghẹo, có lúc hù dọa, có lúc khuyên bảo giúp đỡ con trong những giấc mơ.
Nhưng giấc ngủ của con nhiều khi không được an ổn, thưa thầy, con không biết là mình đang thân cận bạn hữu hay kẻ thù. Dù sao, vì đã quen nên con có một chút cảm tình.
Mong thầy có thể chỉ dạy cho con biết, con phải xử lý như thế nào trong trường hợp này!
Con cảm ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy. Khi tham gia một buổi học về triết học, có một câu hỏi mà giáo viên đặt ra khiến con thắc mắc, kính mong Thầy trả lời! Nếu một người vì muốn cứu nhiều người trong một xóm, một làng gặp nguy hiểm mà buộc phải sát sanh thì nghiệp của người này sau này sẽ ra sao ạ? Kính mong Thầy hoan hỷ chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con xin hỏi: thân và sắc khác nhau như thế nào ạ. Vì con nghe Thầy giảng ở cõi vô sắc có thân nhưng không có sắc, con thì con nghĩ thân với sắc là một như người ở cõi ta bà có thân nên có bộ não nữa ạ. Thầy hoan hỉ giải thích giùm con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Cám ơn thầy đã quan tâm đến sự tu tập của con, với sự hướng dẫn của thầy và sự tu học của con, con tin rằng sẽ có một ngày con cũng sẽ thấy pháp. Hôm nay con hoan hỷ một chút vì đã hiểu cách dùng "thận trọng chú tâm quan sát" trong công việc làm ở công sở (thiền làm việc) vừa làm vừa thư giãn một cách tự nhiên nên không tiêu hao năng lượng nhiều. Tuy nhiên tâm con cũng rất hay phóng dật, nhất là lúc ăn trưa, vừa ăn vừa nói chuyện điện thoại, chẳng còn biết trời đất gì nữa, một lúc sau mới chợt nhớ ra là mình đã thất niệm nên đã đưa tâm "trở về trọn vẹn tỉnh thức". Vì muốn đưa tâm về an trú trong hiện tại cho nên con đã thay đổi: ăn trọn vẹn với ăn (thiền ăn) không làm nhiều việc một lúc nữa.
Ngoài ra khi hiểu rõ TTCTQS, TVTVTT,... thì khi nghe pháp thoại thầy giảng, con tiếp thu nhanh hơn.
Con có câu hỏi, trong pháp thoại thầy có nhắc là thời đức Phật không có trường thiền. Các vị xuất gia đi vào rừng tu một mình, khi nào có thắc mắc trong quá trình tu tập thì hỏi đức Phật, đức Phật sẽ khai thị. Nhưng con cũng nghe trong nhân gian người ta nói "ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Kính xin thầy giảng nghĩa cho con hiểu. Cám ơn thầy đã nghe con chia sẻ. Tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Con biết là khi vọng tưởng khởi lên và nếu bám theo chúng thì sẽ có những tâm hành khởi lên như tham đắm hay ghét bỏ. Có đôi lúc con có thể quan sát sự sanh khởi của chúng và chúng tự động lắng dịu trong lúc ngồi thiền hay trong lúc 'thận trọng, chú tâm, quan sát' trong các công việc. Tuy nhiên, nếu làm như vậy liên tục thì con thường cảm thấy 'nặng nề' hoặc bị cuốn theo sự sanh diệt liên tục của vọng tưởng luôn. Con cũng cố gắng quay lại hơi thở hoặc cảm giác toàn thân trong lúc đó, nhưng vọng tưởng và những thái độ ấy (thường là ghét bỏ) luôn bắt con phải chú tâm đến chúng và vì thế sự mệt mỏi lại có mặt. Con hiện hơi bân khuân là không biết thái độ thực tập như vậy có đúng chăng hay con nên làm những gì trong những lúc như vậy? Cám ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Chúng con Thanh Mai - Hùng đang ở Ottawa, Canada rất vui mừng khi đọc tin Sư sẽ đến Ottawa. Kinh xin Sư cho chúng con biết chương trình của Sư sau khi ở Chùa Bát Nhã, Montreal. Nếu Sư chưa có chương trình tại Ottawa, chúng con vô cùng hoan hỉ dược tiếp đón Sư tại nhà chúng con và giới thiệu Sư phong cảnh thủ đô Canada.
Chúng con đã có dip về Bửu Long thăm Sư 2 lần. Lần dầu được Sư Hoài hướng dẫn vào cuối năm 2007, sau chuyến đi hành hương Ấn Độ với Ngài Kim Triệu.
Chúng con kinh chúc Sư sức khỏe, an lac.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy con vừa xem lại những tấm hình Thầy đi giảng pháp ở nước ngoài, con thấy có một tấm hình Thầy ngồi bên đám cỏ thật thong dong, nhưng con không hiểu sao thầy lại nhắm mắt, hay là Thầy đang cảm nhận mọi vật quanh mình. Con được biết sắp tới Thầy đi Mỹ, con mong Thầy giữ những khoảnh khắc giản dị để chúng con được xem và cảm nhận.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »