loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-10-2016

Câu hỏi:

Còn kính chào Thầy,
Xin Thầy cho con hỏi: Thực tại là một sự trôi chảy sống động, sinh diệt (Vô Thường) mà mình chỉ có thể thấy biết mọi thứ như nó đang là chứ không thể nắm bắt được thực tại. Khi Tâm trở về với tự tánh rỗng lặng trong sáng đó mở rộng ra thì nó có thể bao trùm cả quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Và khi Tâm trở nên tự do rộng lớn thì đó là Tâm thức vũ trụ (vũ trụ Tâm) có phải không ạ?
- Sự rỗng lặng trong sáng là đặc tính bao trùm khắp cả vũ trụ chứ không phải của riêng ai cả có phải không ạ?
Đây là sự chiêm nghiệm của con khi thực hành pháp và đã cảm nhận được sự bao la rộng lớn nơi Tâm mình. Khi buông hết mọi ý đồ, nổ lực của Bản Ngã và cảm nhận được cái không là gì cả nơi mình.
Kính mong sự chỉ dạy của Thầy. Con xin cảm ơn và tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con đang uống thuốc tâm thần phân liệt nhưng con đang có ý định không dùng thuốc nữa. Nhưng bác sĩ khuyên không nên vì có thể sẽ tái phát bệnh. Thật ra lúc không có thuốc con không có hành vi nào khác thường, chỉ có mình con chống chọi với suy nghĩ trong đầu, có khi nhìn thấy bóng đèn hay điện thoại là những công cụ mà người khác dùng để theo dõi con và khi nhìn vào những hình ảnh, tranh ảnh có đôi mắt như ma quỷ,.. và rất nhạy cảm với những cảm xúc của những người xung quanh mình, có khi có suy nghĩ thôi thúc tự tử nhung con may mắn được cứu sống.
Nay khi điều trị thuốc con đã có cuộc sống bình thường, không còn nhìn thấy hay cảm thấy những điều kỳ lạ nữa nhưng con thấy mình ngày càng kém trí nhớ và chậm chạp. Con đang tìm hiểu về thiền trong Phật pháp và đang có ý định thực hành. Con định dùng thiền để theo dõi và trọn vẹn cảm nhận về những ý nghĩ đáng sợ đó khi không dùng thuốc nhưng con chưa dám làm vì con đang lo sợ mình sẽ không kiềm chế mà hủy hoại bản thân.
Mong Thầy cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin có câu hỏi về người bị tâm thần. Một người bị bệnh tâm thần con thấy họ đã rất khổ, giống như họ đang phải trả nghiệp gì đó trong quá khứ cho nên không còn nhận thức tỉnh táo. Vậy nếu trong lúc mất kiểm soát đó, họ gây nên một tội lỗi mới khác thì lỗi đó có bị coi là một nhân tiếp theo trong tương lai không và họ có phải chịu nghiệp không ạ? Đối với việc giúp một người bệnh tâm thần, ngoài việc khám bệnh và uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ thì về tâm linh có thể có cách nào giúp họ sớm vượt qua cảnh khổ, gặp được duyên lành đến với giác ngộ và giải thoát được không ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có thể con chưa được học nhiều nên hỏi những câu chưa tới.
Nhưng con mong được giải đáp vì con tìm thấy mình đâu đó trong từng bài giảng của Thầy.
Tùy duyên con được trả lời câu nào trước, vài câu hay tất cả. Tùy duyên thôi ạ.

Con tự mô tả mình:
Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất say. Ngũ giới này con biết đọc từ nhỏ và cũng không phạm.
Tham sân si: trước hết là có sân, sân đây là nhất định không chịu nhìn thấy, không chịu nghe thấy, không hiếu lễ.
Ba và mẹ con ở trong chùa, nhưng con không theo cái cách luôn nóng giận chửi mắng miệt thị người khác của ba; không cảm thấy luôn cần tiền, nhiều tiền để làm phước lớn tích tụ về sau theo cách của mẹ.
Con không ham muốn sở hữu tài sản, nhà cửa, cũng không mong có nhiều tiền, nhiều phước. Con biết đủ và cũng dạy các con biết đủ, không so sánh, đua đòi.
Cơn bão Chanchu năm nào một người phụ nữ vừa mất chồng vừa mất hai con trai đi biển, con hiểu những điều dù kinh khủng đến đâu cũng có thể xảy ra nên không ngạc nhiện, không hốt hoảng với bất cứ chuyện gì.
Con không còn khóc hu hu, mà cũng không cười ha hả, không thấy vui khi phải mừng sinh nhật, mừng cưới, mừng thọ…

Con đã sống khá bình yên, đơn giản. Cuộc sống khiến bạn bè yêu quý và ngưỡng mộ cho đến…
3 năm trước, ông về ở chung, mọi sinh hoạt đảo lộn, tình cảm gia đình xáo trộn.
Ông xem TV, ông nghe nhạc, ông nằm, ông ăn, ông uống theo cách của riêng ông, tự chủ, độc lập, không có ý hại ai, nhưng cũng không quan tâm đã ảnh hưởng không tốt gì đến con cháu trong nhà. Ông xem phim dài nhiều tập (tình cảm xã hội Đài Loan) trên TV sáng trưa chiều tối, bất kể các cháu nhỏ, ông tưới cây khi đến giờ bất kể trời vừa mưa hay sắp mưa. Ông bình tĩnh, chú tâm trong sinh hoạt của mình, không giận ai, gương nhẫn, như Phật, như lời giảng của Thầy
Vậy mà, con không muốn nhìn thấy, không muốn nghe thấy, từng ngày, hơn 3 năm nay. Và con không muốn về nhà.
Con biết mình bất hiếu với người lớn, với chồng, với con và với bản thân mình.
Thầy đã giảng Pháp là có sãn trong mỗi người và như nhau.
Khác nhau ở mỗi người ở cái bản ngã do mình tự dựng nên.
Người khác vui vẻ, kính trọng cha mẹ.
Con cứ phản ứng với những điều con không chiều được người lớn.
Phản ứng tiêu cực, không muốn nhìn, không muốn nghe, không làm gương cho con cái.
Không muốn đối diện, không thể thay đổi. Chỉ biết trốn tránh, không gặp mọi người thì không còn đối mặt với những thứ không muốn.
Con biết phải buông, nhưng chưa thể buông, hoặc không biết cách buông. Nên còn phải trốn né sự gặp.

Thậm chí khi con hiểu ra ông là Phật trong nhà con vẫn không muốn nhìn thấy ông, không muốn nghe bất cứ âm thanh nào của ông (tiếng nước, tiếng chén, tiếng ly, tiếng ghế, tiếng cửa…)

Cách con trốn người vẫn là cách dễ chịu nhất cho con lúc này, cho dù con biết nó sai. Còn đúng thì con chưa làm được.
Bảo con thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, không sân, con chưa làm được.

Con biết mình không muốn nhiều thứ, và con biết thêm “không muốn” này không muốn kia không muốn nọ của mình cũng là một dạng ham muốn, ham muốn cái không.
Không muốn nghe, không muốn thấy cũng khổ như muốn nghe, muốn thấy.
Ngay cả mong muốn được bình an cũng là một mong muốn mệt mỏi rồi.
Con mong được nghe lời dạy bảo.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Chỉ mới gần đây, con được nghe các bài giảng của Thầy về Giới – Định – Tuệ. Con có hiểu ra một số vấn đề, hiểu được mình đang ở đâu, chuyện gì đang xảy ra với con.
Con hiểu được mình sống vô minh, nhiều sân, đầy bản ngã, chưa thấy pháp.
Con bắt đầu biết không phản ứng với xuân hạ thu đông, bình tĩnh với sinh lão bệnh tử, ngậm nghe cho đến hết kiếp này, nghiệm khổ để sáng ra nhiều thứ.
Thận trọng, chú tâm, quan sát
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành
Hôm nay, con xin hỏi Thầy những điều con còn vướng về bản ngã mong muốn.

1. Nghe Thầy giảng, con dễ dàng phát tâm buông bỏ, vì trong con cũng không nhiều ham muốn.
Nhưng vì điều gì hơi khó là bỏ nên con dễ đứng yên, thậm chí là lùi lại phía sau, và tách khỏi mọi người.
Muốn chồng bớt vui tiệc tùng tiếp khách (cho dù là công việc), biết đủ với sắc dục.
Muốn dạy con cẩn trọng, chú tâm, quan sát.
Muốn người khác ngưng làm điều sai trái.
Muốn cha mẹ đừng yêu cầu, đừng làm những điều mà con cháu không chiều được (muốn này rất khó).
Ngay cả cái mong muốn chia sẻ điều tích cực cho những người thân cũng đã là bản ngã khó khăn và mệt mỏi. Buông bản ngã thì sống không tích cực, ôm bản ngã thì mệt, có khi như là ôm phao trên sông, và không thể buông phao tùy tiện.

2. Con người thường sống với bản ngã đầy tham vọng, mong muốn và sự nổ lực cố gắng không ngừng.
Con thì vẫn là người hay đứng ở lưng chừng đồi vì thiếu cố gắng đến cùng, dễ buông bỏ nữa chừng vì thấy mệt và biết đủ.
Nhưng con lại thấy khó khi dạy con cái, động viên học trò đi học phải nổ lực vượt khó để học giỏi hơn và học giỏi nhất. Khi học trò không đứng hạng nhất, con an ủi bạn nhường niềm vui cho gia đình và bạn bè của bạn đang đứng nhất, nhưng trò không nghe.
Nếu con là Thầy Cô giáo, con cũng cần nỗ lực dạy học và mong muốn học trò học giỏi.

3. Người khuyết tật.
Hơn ai hết, họ luôn cố gắng vượt qua số phận.
Đối với họ, thần chú là không có ước mơ nào không thể thực hiện nếu có niềm tin.
Vậy, bản ngã của họ lớn lắm sao? So ra họ sinh ra đã thiệt thòi lại còn còn khổ đồng hành với bản ngã vượt khó.
Thưa Thầy con hiểu sai hay hiểu chưa tới?

4. Đốt nhang niệm Phật cầu mong cho gia đình bình an đã mang màu mong muốn.
Sinh nhật, đám cưới phải nói lới chúc hạnh phúc cho dù biết hạnh phúc nào rồi cũng dẫn đến khổ đau, chẳng lẽ là “chúc khổ đau về sau”.
Tết là dịp chúc nhau ra rả, chúc người già sống lâu trăm tuổi (dù biết sống già sống dai sống dở), chúc người tu hành đắc đạo, Niết-bàn.
Con rất tiết kiệm lời chúc, phần vì lung túng, phần vì thấy sáo rỗng, ảo vọng.
Xin Thầy giảng thêm về lời chúc, cách chúc giữa những người biết Phật Pháp với nhau.

Kính thư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con thì muốn học tiếng Pali vì con hợp với học hỏi giáo pháp Phật giáo Nam tông. Nhưng con lại có duyên học tiếng Phạn bên Bắc Tông, giảng viên lại có phương pháp dạy khiến con có thể tiếp cận và hiểu được ngữ pháp của ngôn ngữ này. Qua tìm hiểu thì con thấy người ta nói 2 ngôn ngữ này có ngữ pháp tương tự nhau nên biết tiếng Phạn thì chuyển qua tự học Pali sẽ dễ dàng, phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh, an vui.
Thưa Thầy, khi trong tâm con khởi lên một ý nghĩ "xấu" con biết là xấu, như có ý ngã mạn, phê phán,.. theo tập khí hoặc lúc con phân tâm khi buông thả thì con liền niệm Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thì ý nghĩ xấu sẽ ngưng ngay. Như vậy có được không và việc đã có nảy sinh ý xấu có tạo nghiệp không ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!

Con xin có 2 câu hỏi:

(1) Khi đi ngủ con quan sát chính mình bằng sự rỗng lặng trong sáng của Tâm, con nhận thấy cái nhận thức trong mình nó giảm dần và rồi chìm vào trong giấc ngủ. Đó là một giấc ngủ sâu và khi thức dậy thì nhận thức bắt đầu trở lại nhiệm vụ của nó, và Tâm có khởi một vài ý nghĩ nhưng đều được thấy biết rõ ràng.
Vậy khi chìm vào giấc ngủ thì cái Biết ở trong mình vẫn hay biết, cảm nhận được đó là một giấc ngủ sâu, không có mộng mị. Tức là dù thức hay ngủ thì cái Tánh Biết đó vẫn luôn hiện diện để biết, nhưng do những ý niệm, vọng tưởng, ý đồ của bản ngã làm che lấp đi cái Biết trong sáng, rỗng lặng thuần túy này. Sự tịch tịnh trong sáng này có phải là đặc tính vốn có của Tâm?

(2) Con muốn lên chùa ở lại một vài ngày để tu tập, làm công quả và hỏi đạo trực tiếp với Thầy thì phải là thế nào ạ?

Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con vừa kết thúc khóa Thiền thứ 16 tại chùa Bửu Long. Đây là lần đầu tiên con đuợc học pháp trực tiếp với Thầy. Ngoài những bài Pháp, con còn được học những bài pháp thân giáo sinh động và thiết thực nơi Thầy. Con xin chân thành tri ân Thầy. Con nhớ tới nụ cười khoan dung, độ lượng, cùng cách ứng xử ung dung, tự tại của Thầy trước những câu hỏi của mọi nguời, những đứa học trò nói hoài không chịu hiểu. Con đã đến với khóa học bằng tâm rỗng rang, trong sáng, hoàn toàn không vướng mắc vào những kiến thức con đã có, nhờ vậy trong suốt khóa học con đã tự tìm cho mình lời giải đáp trước những gì chưa thông suốt. Thầy đã giúp con tìm thấy được đường đi dưới chân mình, dù đôi khi những điều Thầy dạy trái ngược với những gì con đã học trước đây. Con xin nguyện cầu Thầy luôn bình an, khỏe mạnh để tiếp tục hoằng dương chánh pháp.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2016

Câu hỏi:

Dạ Thưa Thầy,

Chị con giận dữ với con vì cho con lăng nhăng với chồng của bạn gái chị. Khi con muốn ba mặt một lời để làm rõ thì chị càng làm ầm ỉ lên (con nói chuyện nhỏ nhẹ). Con biết chuyện gì xảy đến với mình rồi vì thế con không kiềm chế được cảm xúc nên lên phòng gọi điện cho một người bạn đồng tu nói chuyện. Sau đó con bình tâm trở lại.

Nhìn bề ngoài không thể hiểu rõ, con trong nhà và con quá quen thuộc "sự sân hận con người mình khủng khiếp lắm". Con sợ mình đối diện cảnh bình tâm không nổi nên con gửi tin cho Thầy. Sau khi nhắn tin con xuống nhà ăn cơm, bước chân con vẫn nhẹ nhàng, biết và nghe thấy mọi việc thân-tâm-cảnh, cảm nhận thức ăn đang nhai,... tâm con thấy "chúng sinh (chị) đó đang khổ" (hoàn cảnh chị đang lâm vào, chắc chứa nhiều nổi đau quá và con là nạn nhân) và con cũng là một chúng sanh đang đau khổ và con cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau. Thường khi anh chị nóng giận thì con hay né vì họ hay tay chân nhưng lần này thì con không sợ, nếu xảy ra con sẽ chấp nhận, không chống cự và quan sát, quan sát thôi nhưng chuyện này không có xảy ra. Sau khi ăn cơm xong con thưa chuyện với chị, "nếu anh chị cần em phụ giúp tiếp thì em ở, nếu không cần thì em dọn đi", con đứng đợi câu trả lời nhưng chị im lặng, khi con đi khuất thì chị gọi điện đến cho người này người kia mắng nhiếc chửi bới than phiền về con (con cũng chỉ nghe âm thanh thôi).

Con bị oan những chuyện như thế này nhiều rồi nhưng con luôn im lặng. Vì người ta hiểu nhầm nên mình mới oan, nếu hiểu nhầm thì nói cách nào họ cũng không hiểu, từ từ khi nào họ hiểu ra thì hiểu, quan trọng là tính cách và phẩm hạnh sống của mình.

Nhưng Thầy ơi, trước đây thì còn có vài thông tin liên quan để khơi gợi vu oan. Con cũng cẩn trọng với sự việc này vì biết đây là nghiệp của mình do mình đã từng tạo rồi. Hôm nay thì hoàn toàn, con gặp người này lâu lắm rồi thoáng vài lần khi gia đình họ ghé nhà và đi liền, gặp thì gật đầu chào và hỏi thăm được vài câu. Giờ con cũng chỉ bật cười thôi.
Chưa chắc ngày mai chuyện xấu không đến với con. Nhưng con tin mình bình tâm chấp nhận tất cả, sóng gió, bão bùng quá nhiều rồi. Những chuyện họ đối xử với mình thì họ phải biết rõ hơn mình chứ.

Có điều gì khuyết xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con được ngày hôm nay là con mang ơn Phật, mang ơn Pháp, mang ơn Chư Thánh Hiền Tăng và mang ơn bạn bè đồng tu nữa.

Con mang ơn Thầy đã luôn sát cánh với bọn học trò như tụi con. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »