loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-09-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Kính bạch Thầy!
Con là một Phật tử tại gia, hành trì thiền Vipasana. Trong quá trình tu tập con có một việc xin được thầy chỉ bảo ạ.
Con không có thời gian nhiều cho tọa thiền và thường là chỉ có thể tọa thiền vào lúc đêm muộn. Việc buồn ngủ - hôn trầm con có thể cố gắng khắc phục nhưng có việc này con chưa biết nên phải làm cách nào và con thường xuyên gặp phải, kinh mong thầy dạy con.
Đó là khi con ngồi thiền độ được nửa tiếng (con luôn cố gắng ngồi tư thế kiết già) khi các tạp niệm bắt đầu vắng đi, tâm con lắng xuống, con bắt đầu cảm nhận được sự dịu nhẹ của hơi thở - con biết chắc là mình bắt đầu đi hơi thở thiền (vì lúc này hơi thở rất nhẹ và tập trung ở đầu mũi). Khi con an định được ở trạng thái này thì 2 chân con bắt đầu đau và tê cứng.
Lúc đầu nhờ sự đau này con càng cảm nhận thân thể rõ hơn (thậm trí sáng suốt hơn) và thấy rõ hơi thở rất nhẹ, mảnh của mình. Con ý thức về cái đau, cảm nhận nó. Có lúc nó bắt đầu tê đi, và con nghĩ nó vô thường, nó sẽ qua, con cảm nhận nó... nhưng cái đau đó dần dần cứ hối thúc con, đánh mất tập trung của con, thúc đẩy tâm con phải nghĩ đến sự thả lỏng chân, phải thả nó ra, phải duỗi, phải nắn cho máu lưu thông, v.v... và con nhớ cách hướng dẫn của một số quý thầy trong hướng dẫn thiền Tứ niệm xứ về việc mình ý thức từng hành động và hãy thả chân ra xoa bóp.
Nhưng khi con thả chân ra và ý thức chi tiết về từng hành động của mình thì xong, trở lại ngồi thiền thì dường như lúc này con mất hứng thú để bắt đầu ngồi lại từ đầu và tập trung lại. Cơ thể buồn ngủ tràn ngập, mệt mỏi ập đến và thường là con nằm xuống ngủ luôn, không cố nữa với một tá lý do "có vẻ có lý - nào là mai phải dậy sớm đi làm, nào là thức khuya có hại cho sức khỏe..."
Con biết đến nhiều Bậc hòa thượng có thể ngồi thiền mấy tiếng thậm chí mấy ngày trong tư thế kiết già, nghĩa là họ đã vượt qua sự chấp thân và những cơn đau...
Vậy con kính mong thầy chỉ dạy cho con cách để con hành trì. Con nên cố gắng chịu đựng cơn đau hết mức có thể bằng ý chí của mình để cơn đau đó sẽ qua hay con thả lỏng, thả chân xoa bóp để bắt đầu lại từ đầu ạ? Mà nếu như vậy sẽ rất mất tập trung và nản lòng nữa...
Kính mong thầy hướng dẫn giúp con.
Con chân thành cảm ơn thầy ạ.
Mô Phật!
Nam Mô Khai Pháp tạng Bồ Tát!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Cho con hỏi lịch dâng y Kathina năm nay ở chùa Bửu Long là ngày nào vậy thưa Thầy?
Con kính đảnh lễ. Cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2016

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy!
Dạ, thông qua sư Tuệ Quang trên trang FACEBOOK mà con có duyên biết đến Thầy, rồi từ đó con đọc và nghe Thầy giảng và đến khi đủ duyên con đã về Bửu Long (dạ, con ở Đà Nẵng) và được gặp Thầy, một hạnh phúc khó tả trong con...
Trước đó, con tự nghiên cứu kinh sách và tự hành thiền (theo quyển Hơi Thở Nuôi dưỡng và trị liệu), thời gian con tự học rồi tự hành khoảng 5 năm. Trong thời gian này còn có cảm giác có sự biến chuyển trong tâm thức của mình (hỷ lạc khi ngồi hay đi thiền, và còn có thể tập trung tư tưởng nhìn lên mây và mây có thể gom lại thành vòng tròn, điều này con có thể làm khi đi đi thiền hành). Rồi một hôm đang thiền hành, có người gọi con, con rơi vào trạng thái hoang mang, thất thần... Con cảm thấy bất ổn (con tự nghĩ, chắc mình đã hành sai rồi).
Con nhớ, lúc vào Bửu Long gặp được Thầy, Thầy hỏi, theo con Tu là gì, thầy còn nói con trả lời đừng có cao mà cũng đừng thấp, chỉ đúng với con hiện tại. Con trả lời, "dạ, tu là trở về với thân tâm đừng để cảnh đánh mất mình." Con được Thầy khen, con thấy Hạnh phúc... Lúc đó, Thầy bảo con tắt hộ Thầy cái quạt (đến giờ con mới biết vì sao thầy nhờ con, lúc đó con chỉ thận trọng chú tâm quan sát đi đến rồi tắt quạt thôi mà không có ý làm ra cái vẻ ấy).
Thầy dạy con, tu là điều chỉnh nhận thức và hành vi, Thầy có nói với con là người không biết tu khổ lắm con! Đến bây giờ con mới nhận ra từ câu nói đó, là người tu mà nhận thức sai rồi hành động sai vẫn khổ như thường!
Bây giờ con nhận thức về tu là biết rõ chính mình, có sao thấy vậy dù đó là cái khổ hiện tại nơi mình... Từ khi con trở về với chính mình thì cảm thấy mình rất thoải mái và nhẹ nhàng... Không còn có cảm giác như mình "đang tu"!
Dạ, con kính chúc Thầy sức khỏe thiệt là tốt! Kính mong Thầy chỉ dạy!
Đà Nẵng, ngày 30/9/2016.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Thưa Thầy! Cách đây hơn 1 năm, do con thiếu hiểu biết về bản chất cuộc sống và do cuộc sống của con quá thuận lợi, không biết khổ là gì nên khi con thấy người thân và xung quanh khổ thân, khổ tâm con bị rơi vào trạng thái lo lắng, bất an, tiêu cực dẫn đến stress. Hậu quả là con bị rối loạn giấc ngủ và cơ thể suy kiệt...
Nhân duyên con được may mắn gặp Thầy. Thầy khuyên con nghe Pháp thoại. Càng nghe, con nhận ra được nhiều điều quý giá, con cứ nghĩ giá như mình có sự hiểu biết như vậy thì mình đã không bị stress và chịu hậu quả của nó. Do con bị stress, bao tử con bị ảnh hưởng, con bị viêm họng do trào ngược dạ dày, con đã đi khám ở BV TMH nhưng bệnh không hết, chỉ thuyên giảm rồi bị lại, bệnh làm con tiếp tục lo lắng, do dự không biết quyết định như thế nào vì nhiều thông tin quá. Tâm con vẫn còn yếu, con sợ mình lại quay lại stress. Con hiểu stress làm con bị bệnh và bệnh lâu hết. Cái vòng lẩn quẫn. Con xin Thầy cho con lời khuyên để con có cái nhìn thông suốt! Con xin tạ ân Thầy! Con Tâm Như.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2016

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Thời gian mà con nghe các bài thuyết giảng của thầy chắc cũng được 8 tháng rồi.
Những bài giảng của thầy con hiểu được ý nghĩa của nó nhưng cái mà còn hiểu và còn thấy được hình như là chỉ nằm ở lý trí của con, chứ thực tình nhiều hôm ngồi thiền thì con chỉ thấy có sự vắng lặng trong tâm mà thôi. Muốn nhìn nhận ra vấn đề thì con phải suy tư tức là con phải dùng lý trí của mình chứ thực tình con chưa thấy được tánh biết nó vận hành như thế nào. Nhưng con thấy con không nổi sân vì rằng con biết muốn chánh niệm tỉnh giác thì phải trở về với chính mình và dùng cái tâm đó để nhìn và thấy mọi diễn biến trong mình sau đó điều chỉnh hành động và ý thức của chính mình, chứ lý trí hay tánh biết hai cái đó không quan trọng với con trong quá trình còn đang tu và hành.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như những lúc còn ngồi thiền thì còn thấy lý trí của con rất mạnh. Cũng có thể từ bé con quen dùng lý trí để giải quyết những công việc hàng ngày bởi vì cho đến ngày hôm nay cuộc sống của con trải qua rất nhiều sóng gió, thực tế thì là nhiều vất vả.
Từ ngày nghe pháp của thầy thì con đã sống trọn từng giây của cuộc sống, con không còn mơ mộng điều này điều kia nữa và đặc biệt còn thấy quá trình diễn biến của tâm mình khi tâm mình khởi lên những mơ ước đó. Và một điều nữa con thấy tâm mình không còn lo sợ linh tinh nữa.
Con muốn trình pháp với thầy dài hơn nữa vì điều con thấy và nhận ra cũng rất nhiều nhưng giờ còn phải đi làm rồi. con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường nghe Thầy nhắc nhiều lần cụm từ "đa ngôn loạn tâm". Theo con nghĩ điều này cũng tùy trường hợp, nếu đa ngôn chỉ để tích lũy kiến thức, ít trải nghiệm bằng pháp hành thì khó tránh khỏi loạn tâm, đó là sở tri chướng. Nhưng tuần rồi con nghe Thầy dạy nếu đa ngôn mà càng ngày càng nhận ra nhiều sự thật thì càng tốt, như vậy đâu có gì phải sợ loạn tâm. Con nghĩ như vậy có đúng không ạ, xin Thầy chỉ dạy. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Có những vọng tưởng vẩn vơ nhìn vào nó mau tắt, nhưng có những vọng tưởng mình nhìn nó rất lâu nó mới tắt. Trước đây con tu thiền có thói quen, khi vọng tưởng khởi lên, thì quay trở lại quán thân, hoặc dùng một phép quán nào khác để nhanh chóng đừng cho vọng tưởng kéo dài và lan rộng. Có những phép quán con sử dụng để dẹp vọng tưởng rất nhanh ví dụ như quán vô thường, quán thế gian hư ảo, tánh không, cuộc đời là vở kịch... Nhưng con cảm giác rằng con không nên lạm dụng những phép quán đó để mau chóng dập tắt vọng tưởng thay vì coi đó là cơ hội để mình nhìn ra vọng tưởng, bản chất, gốc rễ của nó.

Vì vậy bây giờ khi con gặp những vọng tưởng lâu tắt, con nhìn thẳng vào nó, cảm nhận chỉ biết nó là như vậy, không can thiệp, không dùng một phép quán nào như trước kia để mau hết vọng tưởng. Nhưng khi nhìn thẳng, cảm nhận như vậy con cảm giác hơi đau, giống như mình bị thương mình cảm nhận vết thương của mình nên mình cảm thấy hơi đau vậy.
Nhờ Thầy cho con lời khuyên về cách tu tập của con.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Thực tánh pháp và cái biết rỗng lặng trong sáng không phải là một phải không thưa Thầy?
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cảm ơn thầy đã giải đáp những câu hỏi của con và con kính chúc thầy có nhiều sức khỏe. Con bắt đầu nghe pháp thoại và đầu tiên là nghe truyện cổ Phật giáo. Có truyện Bài thơ kỳ diệu con nghe và tìm đọc nhưng con đọc kỹ cũng không biết 4 câu thơ kỳ diệu đó ở đâu. Con cũng có lòng mong muốn biết 4 câu thơ kỳ diệu đó là gì. Cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Con hôm nay gặp lại người chị đã lâu chưa gặp. Con ngạc nhiên là con thay đổi nhiều như vậy nhờ 6 tháng qua hầu như ngày nào con cũng nghe pháp thoại Thầy giảng. Con thấy mình nhìn nhận mọi việc thật rõ ràng mà không phải dụng tâm suy nghĩ. Con cũng thấy rõ ràng từ câu chuyện là chị con khổ vì điều gì. Con cũng không ngạc nhiên khi con chia sẻ mà chị con nhiều điều không thể hiểu được. Thực sự con cảm thấy rất vui nên con muốn chia sẻ để cảm ơn Thầy ạ. Con biết ơn Thầy đã khai thị cho con rất nhiều lần ạ.

Xem Câu Trả Lời »