loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Nhân tiện có bạn hỏi: "khi một mình thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác dễ hơn khi giao tiếp". Con xin hỏi tiếp thắc mắc tương tự mong Thầy giải đáp:
- Khi làm việc trên máy tính, con thường có sự tập trung chú ý một cách tự nhiên, cái này có được coi là chánh niệm không?
- Cũng là việc trên máy tính nhưng khi có một ý thức chủ tâm "chánh niệm" thì hình như mất đi sự tự nhiên của việc chú tâm làm việc. Trường hợp này có phải thường gặp ở những người đang bước đầu học tập như con không, làm sao để mất đi ý thức chủ tâm về "chánh niệm"?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính chào Thầy, cho phép con được hỏi Thầy:
Con thực hành theo pháp Tứ Niệm Xứ, mục quán tâm, dạo này con không muốn nói chuyện và đi chơi nữa con cảm nhận buồn buồn sao đó Thầy, như vậy có sao không Thầy?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Sau khi nghe qua vài bài giảng của Thầy con hiểu như sau:
Chánh niệm tỉnh giác = Trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại. Tỉnh giác bất cứ cái gì khởi trên nhận thấy và biết sự hiện diện của nó không cần tìm hiểu xem đề mục thuộc loại nào hay chọn đề mục nào để quan sát. Dù cái gì nổi lên trong 4 xứ này, thì chỉ cần chánh niệm tỉnh giác, ghi nhận để khỏi tham đắm, dính mắc hoặc ưu phiền sân hận trên đối tượng mà mình đang quan sát này. Ðể khỏi bị tham, sân, si chi phối phải tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.

Nhưng thưa Thầy, hình như cái Thầy nói là chánh niệm, trong Bát Chánh Đạo có Chánh Định tức là Tứ Thánh Định... Xin hỏi Thầy tu tập chánh niệm như vậy đến khi nào mới có thể tu tập Tứ Thánh Định ạ?
(Theo con hiểu Thiền ngoại đạo khác với Tứ Thánh Định của PG)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy gần đây con thấy có nhiều đạo hữu hỏi về Thiền. Hôm nay con xin trình pháp với Thầy về Thiền Minh Sát.
Thuật ngữ Thiền Minh Sát thực ra chỉ là một từ ngữ, khái niệm. Thiền Minh Sát không phải là một loại Thiền để đem so sánh với Thiền Định hay thiền nào khác rồi lựa chọn để hành.

Một người nếu sống thực đúng thì đời sống người đó chính là sống Thiền Minh Sát. Thuật ngữ Thiền Minh Sát nhiều lắm chỉ nói lên đời sống của một người biết sống với sự thật. Một người không biết gì về Thiền Minh Sát vẫn có thể giác ngộ. Một người lựa chọn Thiền Minh Sát như một pháp môn tu tập thì chưa chắc giác ngộ được sự thật.

Cốt lõi của Thiền Minh Sát là phát huy tánh biết chứ không phải rèn luyện tánh biết. Tánh biết phát huy đến mức nào thì thấy sự thật ở mức đó. Phát huy tánh biết bao hàm: Giới – Định – Tuệ, cho nên khi biết niệm thân, thọ, tâm thì sẽ bắt đầu thấy ra trói buộc giữa thân tâm với đối cảnh bên ngoài (niệm pháp).

Niệm pháp bao hàm tất cả niệm thân, thọ, tâm, pháp. Niệm Pháp là chuyển hóa mối quan hệ về với sự tương giao. Khi động thì Thận trọng - Chú tâm - Quan sát là bước đầu đề một hành giả ngay chính nơi đời sống của mình phát hiện ra chính mình mà không tách bạch mình ra khỏi đời sống này để tìm phương pháp giải thoát hoàn hảo (bất khả thi). Khi tĩnh thì buông xả thư giãn (ngồi thiền là một hoạt động của buông xả thư giãn). Khi tánh biết được thắp sáng thì thường biết mình (niệm thân, thọ, tâm, pháp) và thấy ra trói buộc, biết sử dụng tâm (chánh tư duy).

Con chỉ mới thấy tới đây thôi thưa Thầy. Con cảm ơn Thầy đã nhiều lần khai thị cho con.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Thầy có giảng tấm thân này gồm có 6 yếu tố: Tứ đại, Hư không và Tánh biết. Vậy thành tố "Hư Không" có đặc tính như thế nào trong thân?
Thầy giảng thêm cho con về "tánh biết". Nó có phải là một tâm sở giống như các tâm sở khác không?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, cho con hỏi, sao con thấy khi chỉ có một mình thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác dễ hơn rất nhiều khi giao tiếp với người khác?
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Con xin lỗi Thầy vì con làm phiền Thầy lần nữa, vì câu hỏi phạm giới sát sanh của con vừa nãy là con viết thiếu rằng: sau khi ruồi chết con thấy cũng vui vui vì nó chết. Nghĩa là con không muốn giết và cố giết lúc đầu nhưng cũng vui vì nó chết, vậy thì là sao hả Thầy?
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Từ ngày nghe Thầy con không hành thiền như con đã từng làm thì con nhận thấy con nhìn ra tâm con nhiều hơn, những lúc sân thấy nó sân, thấy tim đập nhanh, nhưng đồng thời cũng có một cái gì đó rất nhẹ nhàng, yên bình trong cái sân đấy. Và con cũng nhận ra trước giờ con hành thiền định, bị dính vào một chỗ, bị hôn trầm.
Con chỉ muốn chia sẻ với Thầy một chút, con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Đã 10 tháng rồi con không về thăm Thầy cũng không viết thư trình pháp. Nhưng con vẫn biết về sức khỏe của Thầy cũng như chuyến đi giảng ở nước ngoài vừa qua con vô cùng hoan hỷ.
Lời Thầy con mãi khắc ghi, "Vận" trong cuộc sống lối đi rạng ngời.

Kính thưa Thầy trong suốt thời gian qua con luôn lắng nghe từ các pháp bên ngoài tới lắng nghe nội tâm, con không quên "Thái Độ" của mình khi ứng với các Pháp, với mọi người trong mọi hoàn cảnh, con đều lắng nghe để thấu hiểu để cảm thông chia sẻ, nhờ vậy mà con nhẹ nhàng với cái Tôi Ta. "Thận trọng, chú tâm, quan sát" từng hành động, nói năng, suy nghĩ của mình ở mọi lúc mọi nơi. Mỗi ngày trí tuệ một mở mang thấm dần lời Thầy "trong lành, định tĩnh, sáng suốt. Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác".

Hơn một năm tham gia facebook, con chia sẻ với các bạn hữu duyên về con đường học Phật, những trải nghiệm thực thấy của mình. Con đón nhận tất cả từ những lời khen - chê, lấy những đối tượng ấy và tất cả những đối diện, đối thoại, đối kháng, đối chiếu... để đo lường nội tâm của mình. Bao nhiêu Bộ Tạng Kinh điển mà con đã học lúc trước nay con trả lại cho Pháp, chỉ cần xem "sửa" thái độ của mình khi đối với các Pháp. Một lối hành thoát khổ mà Thầy đã truyền trao, không cần phải đợi năm tháng xa xa mới giải thoát, "tại đây ngay bây giờ" vi diệu lắm Thầy ạ, "không thấy mình khổ nên không có đối tượng để mình thoát khổ" pháp vốn như nhiên, vạn duyên thanh tịnh. Vâng. Thật là Bất khả tư nghì.
Mắt thấy tai nghe lòng không động
Sống niềm an lạc giữa chốn đông
"Núi sông" mặc kệ duyên sinh ấy
Mỉm cười sen nở ngát muôn phương!

Dạ thưa Thầy. Con mượn tạm ngòi bút viết mấy dòng trình Pháp hành lên Thầy, nếu con sai sót chỗ nào xin Thầy dạy thêm cho con.
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Xin thầy giảng về Tuệ Tam Minh. Trong Kinh Đức Phật dạy với tâm định tĩnh (tứ thiền) hướng tâm đến Tuệ Tam Minh.
Vậy Tuệ Tam Minh là như thế nào, có thật không ạ?

Xem Câu Trả Lời »