loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-07-2016

Câu hỏi:

Dạ con xin chào Thầy.
Con đang đọc sách "Thực Tại Hiện Tiền" của Thầy, nhưng con thấy sách này được đọc trên youtube, con có so thì thấy 2 bản khác nhau. Dạ Thầy cho con hỏi bản đọc trên youtube có phải đúng là sách của Thầy được chỉnh sửa và được đọc không ạ?
Con xin cám ơn Thầy.
Con Tường Anh.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, mấy ngày nay con thấy các bạn hỏi về thiền định quá nhiều. Con thấy rất thương cho Thầy đã lớn tuổi rồi mà phải bỏ quá nhiều công sức trả lời hỏi đáp mà toàn là những câu hỏi lập đi lập lại hoài, các bạn không chịu đọc những gì Thầy đã trả lời trong trang web này. Con không hiểu tại sao các bạn không chịu trở về chính mình mà thấy ra sự thật vì ngay nơi mình đã có đầy đủ những yếu tố để mình trải nghiệm mà thấy ra.
Thiền là đơn giản chỉ thấy ra thôi, thân tâm cảnh như thế nào thì chỉ thấy như vậy thôi, tất cả các pháp vận hành ra sao thì thấy như thế thôi, tự chiêm nghiệm rồi sẽ hiểu rõ tất cả. Khi trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình thì đã có đầy đủ giới định tuệ rồi cần tìm định gì nữa. Thầy dạy những nguyên lý quá rõ ràng, chỉ cần trải nghiệm thôi là đã thấy ra sự thật. Con mong muốn các bạn nên trải nghiệm nhiều hơn để chứng minh những gì Thầy dạy là không sai.
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

"Hành như vậy nếu hướng về định thì không những chứng được cận hành định mà tứ thiền cũng được, nếu hướng về tuệ thì có thể chứng được các bậc tuệ tuỳ theo trình độ của hành giả"
Bạch thầy, ý của thầy con chưa rõ lắm nên cho con hỏi lại:
- Nếu hướng về định thì đó có phải là chánh định?
- Nếu hướng về tuệ thì có phải là khi đạt đến sát-na định mới có khả năng chánh niệm tỉnh giác trên thực tánh của đối tượng được (chuyển hướng quan sát thực tánh của đối tượng mà không đi vào định như trường hợp 1). Trong trường hợp thực hành như con, thầy có gợi ý nào về trạng thái sát-na định và tác ý để dễ phân biệt danh sắc.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy! Hôm nay con xin trình bày về đề tài bất an. Với con, việc tu chỉ có một ý nghĩa đó là để chữa bệnh bất an vì con ý thức được bất an từ tâm là chủ yếu, đối cảnh bên ngoài chỉ là phụ. Bất an có hai giá trị.
- Giá trị thứ nhất, bất an là một cái cân để xác định thái độ sống của mình như vậy đã đúng chưa. Không cần biết mình đi theo con đường nào Nho giáo, Phật giáo hay là tu thiền định, thiền tuệ... cái nào cũng được miễn sao tâm không còn bất an là được. Như vậy ngược lại, nếu tâm còn bất an hoặc bất an không giảm đi thì phải xem lại hướng tu và thái độ tu của mình, thậm chí là vị Thầy hướng dẫn mình.
- Giá trị thứ hai, bất an có giá trị thức tỉnh. Còn bất an tức là tâm còn có vấn đề, không có câu trả lời nào chính xác cho một trình độ tu tập bằng chính thái độ của người đó khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài. Khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài mà còn bất an lo sợ thì việc học Phật pháp cho nhiều, đắc định này định kia hay thấy này thấy nọ hoăc được Thầy khen tặng, yêu mến... cũng vô ích luôn. Vì ngay nơi đó chỉ có mình mới là nơi nương nhờ. Với con, thái độ tu tệ hại nhất là xem thường cuộc sống này rồi rèn luyện để đạt được một trình độ tâm nào đó và hi vọng rằng với trình độ tâm đó sẽ kiểm soát được mọi thứ và đạt được hạnh phúc tuyệt đối.
Với con tu rất đơn giản:
1. Nắm vững nguyên lý Thầy hướng dẫn.
2. Lấy cuộc sống làm môi trường trải nghiệm những điều Thầy dạy để thấy ra sự thật. Khi ứng tiếp với những nghịch cảnh của đời sống mà tâm vẫn bình thản ứng tiếp như vậy là tu đúng, tu có tiến bộ.
Theo con một số ham thích cần phải loại bỏ:
1. Ham thích hiểu biết nhiều kiến thức Phật pháp mà mục đích là để khẳng định mình.
2. Ham thích đắc tuệ này tuệ nọ để tự thấy mình ngày càng ghê gớm.
3. Ham thích được Thầy biết đến, Thầy quan tâm chỉ là làm giàu cho tình cảm của bản ngã là đầu mối của sự rắc rối.
4. Ham thích được đạo hữu biết đến, tôn trọng chỉ làm bành trướng cái ngã mạn.
Cuối cùng với con mình là nơi nương nhờ tốt nhất, con đường đạo là con đường cô đơn, cô đơn trên tục đế thì mới không cô đơn trên chân đế.
Con xin kính chào Thầy. Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con có ý kiến như thế này:
1. Mình nên có mục những câu hỏi thường gặp, để tránh cho Thầy phải trả lời lại nhiều lần
2. Đồng thời mình sẽ gợi ý các sách cần đọc và thứ tự sách cũng như pháp thoại để mọi người tham khảo trước khi đặt câu hỏi nhất là về pháp học.
Dạ hy vọng ý kiến của con có thể hữu dụng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Nhờ Thầy giải nghĩa giùm con.
"Thế giới" - Khi đó, một vị Sư tới gần Thế Tôn và nói với Ngài: “Bạch Thế Tôn, khi nói thế giới, thế giới… trong ý nghĩa nào, thế giới được nói như thế?"
“Các sư, nó đang hư rã, nên được gọi là thế giới. Và cái gì đang hư rã? Mắt đang hư rã, sắc (cái được thấy) đang hư rã, nhãn thức đang hư rã, nhãn xúc đang hư rã, và bất cứ thọ nào khởi lên với nhãn xúc cũng đang hư rã. Tương tự với tai… nhẫn tới ý… cũng đang hư rã. Các sư, đó đang hư rã, cho nên được gọi là thế giới.”
Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Gần đây có nhiều bạn nói về Thiền Định. Con cũng xin chia sẻ một chút Thiền Định.
Ngày xưa (khoảng hơn 12 năm trước) khi vừa lớn lên thì cảnh gia đình con rất khổ vì chuyện nợ nần. Hầu như ngày nào anh chị em con đều sống trong nước mắt cả. Khi vừa tốt nghiệp đại học con luôn muốn kiếm nhiều tiền và thật nhiều tiền. Vì cái muốn đó mà làm con khổ lắm.
Con chẳng theo đạo gì cả. Có lần con đọc đâu trên mạng người ta viết là khi đạt được tứ thiền thì có thể kết thúc sự sống theo ý muốn và người ta cũng diễn tả các hỷ lạc trong các tầng thiền định. Thế là con quyết tâm ngồi thiền (mục tiêu chính là để thoát khổ và kết thúc sự sống càng nhanh càng tốt, khổ quá mà). Đọc trên mạng người ta chỉ cách quán sổ tức gì đó rồi làm theo. Con ngồi thiền chăm chỉ lắm. Tự ngồi chứ cũng chẳng ai chỉ gì cả. Kết quả của một thời gian rất dài ngồi thiền quán sổ tức (theo hơi thở) là con bị đau ngực dữ dội.
Công việc càng bận rộn thêm, con phải làm việc một ngày trên 12 tiếng. Không còn thời giờ ngồi thiền nữa. Và con cũng quên hẳn đi chuyện ngồi thiền một thời gian vài năm. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên con sợ cảnh lập gia đình lắm và cũng cố kìm nén chẳng yêu đương gì cả. Thế rồi con cũng không thoát khỏi chữ tình. Con bị thất tình, khổ sở vô cùng. Lúc đó như người không còn biết làm gì. Khổ, đau, tuyệt vọng, chán nản ngày nào cũng như vậy. Con nhớ đến việc thiền định trước kia con đã làm. Thế là tối tối con tìm một nơi yên tịnh ngồi thiền và con tạm vượt qua cảnh khổ được vài tuần. Khi con gặp người đó thì con bị khổ đau còn khinh khủng hơn nữa chứ.
Có một hôm vì đau khổ quá nên con mới quan sát nỗi đau khổ (thật ra bây giờ con mới biết cái này là con quan sát toàn bộ thân, thọ và tâm của con cùng một lúc). Nhanh hơn cả một chớp mắt, toàn bộ nỗi khổ niềm đau của con nó tan biến hết, một cái gì đó rỗng lặng mà nó vẫn biết. Chấm dứt toàn bộ đau khổ. Từ đó con sống nhẹ nhàng thoải mái. Mà con cũng chẳng biết đó là cái gì.
Trải qua một thời gian cũng lâu. Có lần con nghe người ta đọc kinh sa môn quả. Con nghe đọc tới các tầng thiền và sau khi đạt tứ thiền thì bước thêm nhiều bước nữa. Con nghe tới đoạn “với tâm định tĩnh, thuần thuần tịnh… thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”, chấm dứt khổ đau. Nghe tới đoạn này con thật sự hiểu là trong nhà Phật có một cái đoạn tận sầu, bi, khổ, ưu não. Vậy nên con lại quyết tâm ngồi thiền để mong đạt được tứ thiền rồi mình sẽ thoát khỏi sầu bi khổ ưu não. Có lần ngồi thiền con đạt được cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ toàn thân, một niềm hỷ lạc mà chẳng thể tìm được bằng niềm vui vật chất. Thế là con bị vướng mắc vào trạng thái này. Ngày nào ngồi thiền con cũng mong trạng thái mát mẻ đó. Nhưng chẳng được gì cả. Thế là con mới quyết tâm đi tìm trên mạng xem có ai giảng giải về chuyện này không. Con bôn ba đi tìm đến các chùa chiền để hỏi các thầy nhưng hơn một năm mà cũng chẳng được gì. Tự dưng còn rước thêm một phiền não vào tâm của mình.
Duyên may giờ con hiểu được có cũng được mà không cũng được. Chẳng cần tìm kiếm gì nữa. Cứ sống vậy thôi. Hễ mà mình còn tỉnh còn quan sát thân thọ tâm pháp thì chuyện gì xảy ra cũng để nó xảy ra. Khi không còn tỉnh thì bị lôi cuốn theo. Nhưng cũng có lúc giật mình tỉnh lại chút thì bình thường trở lại. Sống vậy cũng thoải mái rồi.
Bạn nào muốn tìm Thiền Định thì cứ hành đi giống mình. Rồi sẽ trải qua mà thôi. Mong sao còn tỉnh ra một chút để còn thấy rõ tai hại của Thiền Định mà không có Tuệ.
Cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ!
- Khi đi kinh hành trên một đoạn đường con chỉ biết trọn vẹn thân thọ tâm pháp trong sự đi mà không cần biết hay chú tâm đến âm thanh, xe cộ hay cảnh vật bên ngoài. Con đi như vậy có đúng không ạ?
- Nếu đi kinh hành trên một đoạn đường gồ ghề, ổ gà, sỏi đá lởm chởm ta tập trung chú ý quan sát để tránh bị vấp ngã như vậy là yếu tố định được phát huy nhiều hơn so với khi ta đi trên một đoạn đường bằng phẳng không có chướng ngại chỉ việc trọn vẹn với sự đi phải không ạ? Yếu tố tuệ sẽ mạnh hơn nếu đi chỉ chú tâm bên trong so với chú tâm cả tâm cả bên trong và cảnh bên ngoài phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm qua con có hỏi Thầy thắc mắc về Thiền Định và Thiền Tuệ. Con đồng ý với Thầy về Thiền Định nếu có sự cố gắng, xen lẫn của bản ngã thì đã trở thành tà định.
Vì vậy hôm nay con muốn chia sẻ với Thầy cách hành thiền của con, nhờ Thầy góp ý để con biết điểu chỉnh lại cho đúng.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì con chỉ biết quay về với hiện tại quan sát thân, thọ, tâm, pháp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không quá cố gắng, tùy theo sức lực của mình.
Trong một ngày con vẫn dành một chút ít thời gian khoảng 15-30 phút để ngồi thiền, và lúc đó chỉ hoàn toàn buông xả, cảm giác toàn thân, biết toàn thân một cách nhẹ nhàng, không quá cố gắng, không quá mong cầu phải đạt một mức định gì hết, vì định cũng vô thường dính chấp vào cái định cũng không tốt.
Nhưng có một điều như thế này nhờ Thầy tư vấn cho con, là khi con ngồi yên một chỗ, lúc đó con cảm nhận hơi thở một cách rõ ràng, tự nhiên, không gượng ép, và mắt con muốn nhắm sâu lại, lúc đó tâm con an trú vào hơi thở biết một cách nhẹ nhàng. Hôm qua Thầy nói con là đừng để định quá nhiều, thì chỗ này con phải xử lý như thế nào Thầy, để nó nhắm sâu lại hay tạm dừng không đi quá sâu?
Sau khi xả thiền thì con trở lại quan sát thân tâm mình và kiểm soát hành vi đạo đức của mình có thật sự vô ngã vị tha theo lời Phật dạy chưa. Thỉnh thoảng con cũng suy nghiệm về vô thường, vô ngã và quán từ bi.
Nhờ Thầy tư vấn giúp con về cách hành tu của con. Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Thầy cho hỏi thêm một vài thắc mắc sau:
1. Khi ngồi thiền, với tâm thư giãn buông xả, khoảng gần 30 phút - 1h thì thân tâm hoàn toàn lắng dịu, có thể quan sát được những nội giới sinh khởi bên trong (con có thể lắng nghe được rung động của dây thần kinh rung lên rồi lắng dịu do một âm thanh bên ngoài tác động vào đồng thời vẫn quan sát được sự thở tự nhiên và toàn bộ cảm giác toàn thân). Cứ tiếp tục như thế thì có thể đến cận hành định hay không thưa Thầy?
2. Trí tuệ phân biệt danh sắc: Có phải đạt được do pháp học hay là phải qua thực chứng?
3. Trí tuệ tách bạch danh sắc: Điều kiện cần có phải đạt đến cận hành định mới có khả năng quán xét hay không?
Con kính chúc Thầy sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »