loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy cho con hỏi. Cuộc đời con đang trả quả báo ngay trong nhân quả của cuộc đời này, vậy khi con biết ăn năn sám hối thì khi đó con có còn phải chịu trừng phạt nơi địa ngục đầy nỗi thống khổ không ạ? Con xin chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang bắt đầu nghiên cứu Thiền Minh Sát. Dựa trên những gì con hiểu, con tự đưa ra một số lý giải như sau. Mong thầy giúp con kiểm chứng hoặc chỉnh sửa lại những quan điểm chưa đúng. <p>

1. Thiền Minh Sát là phương pháp giúp Tâm Ý Thức quan sát, phân loại và ghi nhận lại trạng thái của tâm. <p>

2. Khởi điểm tu tập, hành giả có thể sẽ bắt đầu từ việc quan sát, phân loại và ghi nhận chuyển động của hơi thở, hoặc toàn thân - đây là quá trình "đồng bộ hóa" giữa thân và tâm. Đến khi "đồng bộ hóa" diễn ra hoàn toàn tức là thân tâm nhất như. <p>

3. Khi tu tập lên một cấp độ cao hơn, hành giả có thể quan sát, phân loại và ghi nhận sự biết cảnh của tâm khởi qua ngũ môn - đây là quá trình "đồng bộ hóa" giữa thức và tâm. Đến khi "đồng bộ hóa" diễn ra hoàn toàn tức là thức tâm nhất như. <p>

4. Ở cấp độ cao nhất, hành giả sẽ quan sát, phân loại và ghi nhận được tất cả các đối tượng của tâm khởi qua ý môn. <p>

Vậy nếu theo những gì con hiểu ở trên là đúng, thì quá trình thanh lọc tâm khi hành Thiền Minh Sát sẽ diễn ra vào lúc nào? Vì đây chỉ là quan sát, phân loại, ghi nhận. Bởi vì chắc chắn sẽ phải có thanh lọc, loại bỏ, hành giả mới có thể tiến bộ, dần dần đắc sơ thiền, nhị thiền, tam thiền...? <p>

Trên đây là những suy nghĩ và thắc mắc của con. Mong thầy chỉ dẫn và làm sáng tỏ giúp ạ. Cảm ơn thầy rất nhiều.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy! <p>
Con là một con chiên của Thiên Chúa giáo, con theo đạo tử nhỏ. Với con thì Thiên Chúa như là một chỗ dựa tinh thần cho con vậy. Nhưng dần dà, khi đi học, được hiểu biết hơn về Phật Giáo, về nghiệp và kết quả, con dần bị thuyết phục một cách rất tự nhiên về những triết lý của đạo Phật. <p>
Khi xem chương trình Thắp sáng niềm tin kì 6, nghe những chia sẻ của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, con được biết việc tụng kinh niệm Phật, ăn chay là những cách để giải thoát cho các linh hồn. Con thực sự rất băn khoăn, với mong muốn để các ông bà tổ tiên đã khuất của con được thanh thản, giả sử con thực hiện như vậy thì có hiệu quả không ạ? Thực sự thì có ranh giới của các tôn giáo không ạ? <p>
Con xin cảm ơn quý thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! <p>
Thưa thầy! Thầy cho con trình lên thầy về sự nhận thức của con trên đường tu tập. Mong thầy lắng nghe và chỉ dạy cho con thêm. Con chân thành tri ân thầy! <p>
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có vô vàn duyên cảnh thuận nghịch với thân tâm mình và chúng ta phải sống với chúng như một thể hòa hợp thì mới có sự ung dung tự tại, như thầy hay nói "ung dung trong ràng buộc", sự ràng buộc ở đây không phải cảnh trần bên ngoài mà ở ngay ý phân biệt bất giác bên trong chúng ta. Thực sự cảnh bên ngoài là sự vận hành của pháp thuận nghịch, thật sự nó rất hoàn hảo, trong thuận có nghịch mà trong nghịch có thuận, chỉ ở chỗ có khéo nhận biết và sống với pháp thôi. Tức khi duyên với cảnh bên ngoài cái sự phân biệt bắt đầu làm việc cho thế là sai-đúng, tốt-xấu,... sự phân biệt đó đưa đến sự động tâm và vọng theo ý phân biệt đó mà có hành động tạo tác tiếp theo, mà mất đi sự sáng suốt của sự giác tỉnh và dẫn đến sân hay hỷ mà có hành động theo vọng tâm ấy. Nhưng khi xúc chạm cảnh ý thức phân biệt phát sinh mà nhận thấy đang có phân biệt đúng-sai, tốt-xấu,... tự nhiên ta bật cười trong tâm mình một nụ cười nhẹ nhàng và không còn là tốt hay xấu nữa mà chỉ là nên hay không nên làm cho hợp với đạo mà thôi, lúc đó tâm trở nên định tĩnh sáng suốt không còn sự dính mắc bởi ý phân biệt nữa. <p>
Thật sự tâm của chúng ta ngày ngày niệm niệm liên tục không ngưng nghỉ do ý thức luôn làm việc, nếu diệt niệm mà trú trong định vô niệm thì khi xúc chạm việc đời liệu có diệt hết niệm được không? Các giác quan có duyên với cảnh thì niệm sinh, ta không thể trừ hết niệm, giống như có gió tiếp xúc với cành cây thì cành cây đung đưa thôi, ta đâu thể ngăn gió tiếp xúc với cành cây được vì điều kiện tự nhiên thì cây đâu sống thiếu gió được, cũng như chúng ta không thể sống mà không tiếp xúc bất kỳ cái gì trên thế gian này, chúng ta không thể mãi trú trong thiền định và cũng không thể hủy hoại thân này của chúng ta được. <p>
Vậy thưa Thầy! Thầy cho con hỏi, khi niệm sinh khởi ta biết niệm đang có và không vọng theo đó là sự giác tỉnh và không bị vọng dẫn đi mà tạo tác hành động. Lúc đó, có định của sự định tĩnh, có sự sáng suốt của giác tỉnh nhưng không trụ lại tức không lìa (diệt) niệm mà thấy nó như thực như vậy có phải là bản thể của Tự Tánh không ạ? <p>
Con cảm ơn thầy đã lắng nghe và hướng dẫn thêm cho con. Con xin tri ân Thầy!
Con, kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con cảm ơn Thầy đã cho con câu trả lời. <p>
Đến chỗ này con thấy mình thật tối tăm. Lý trí thì lý luận, lúc nào cũng lý do, có vẻ như là thông minh và ổn ào nhưng thực sự chỉ đưa đến rắc rối phiền não. Lúc đầu con chưa thấy gì, con cứ để nó biểu hiện dần dần rồi đến những ngày qua, con mới thấy bản thân mình trong công việc thật là phức tạp, lý trí quá nhiều, đôi khi con thấy mình cũng ghê gớm, rồi con thấy do con mong muốn mà khổ, tháo gỡ bao nhiêu cũng chưa hết, có lẽ con trói buộc nhiều quá. Con nói về người khác thì rất sắc sảo nhưng bản thân mình thì chưa giải quyết được. Con xin cảm ơn Thầy đã dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy, thời gian gần đây con không còn được tập trung khi nghe pháp, khi đọc sách, hành thiền. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, trong tâm con lại tái hiện những chuyện buồn trong tình cảm, con đã quên 1 thời gian nhưng bây giờ con không điều khiển được nữa, con bật khóc mỗi lần như vậy vì không thể tập trung được, con nên làm gì thầy có thể chỉ bảo giúp con, con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! Con xin thành kính tri ân Thầy đã tận tình chỉ dạy cho con qua những thư trước. Nay con xin hỏi thêm một điều liên quan đến người âm. <p>

Ở ngôi trường mà con đang dạy, mọi người cho rằng có rất nhiều người âm. Một số người nhìn thấy khi thì lên xuống cầu thang, khi thì đùa giỡn trong phòng học khi không phải giờ học và phòng đã khóa bên ngoài v.v... Con thì chưa thấy gì. Một số người sợ hãi đến mức xin chuyển đi trường khác vì họ xâu chuỗi các trường hợp bệnh tật, tai nạn khi chuyển về trường này. Quả thật là giáo viên trường con hay gặp rủi ro, bệnh tật so với các trường khác cùng xã. Suy nghĩ của con thì khác họ, xin Thầy cho con biết các suy nghĩ sau đây của con có đúng không. <p>
Một là, mặc dù chính bản thân con cũng gặp rủi ro, bất trắc nhưng con nghĩ đó là do nhân quả, nghiệp báo chứ không phải do người âm trong trường hại (nếu quả thật trong trường có người âm), không khéo đổ oan cho họ. Hai là, chuyện gì đến tất phải đến, chuyển trường khác cũng không thoát. Và nếu ai cũng muốn chuyển đi hết thì sẽ ra sao. Con nghĩ vậy có đúng không thưa Thầy? <p>
Thưa Thầy, nếu quả thật trong trường con có người âm nhiều thì có liên quan gì đến những rủi ro bất trắc của giáo viên, nhân viên trong trường không? Xin Thầy chỉ cho chúng con bây giờ phải làm sao ạ? Con cám ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Dạ kính bạch thầy, trong con hay tự vấn về các vấn đề của thế giới hiện tại như: Phá rừng, hiệu ứng nhà kính, gia tăng dân số, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, ô nhiễm môi trường... Có ráng phớt lờ đi thì mỗi ngày thấy nhan nhản trên báo, chưa kể vậy là không được, trốn tránh. Và nhiều lúc con rất hoang mang và có cái nhìn u tối về hành tinh xanh, ngôi nhà của chúng ta. Vậy Đạo Phật của chúng ta lý giải như thế nào ạ? <p>
1/ Con thấy Đức Thế Tôn và các bậc Thánh đệ tử của ngài dạy chủ yếu về Tâm mình, vậy nên ta phải có tâm thế và thái độ như thế nào trước hiện tượng này ạ? <p>
2/ Phật giáo có tầm nhìn xa hơn về hiện tượng này không? Để thấy hy vọng và giải pháp cho tương lai không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! <p>

Con cảm thấy thật may mắn vì được Thầy từ bi chỉ bày. Đã lâu con không viết thư hỏi Thầy, nhưng mỗi ngày con đều nghe pháp Thầy. Quả thật là không dễ dàng khi bắt đầu thật sự tu. Nhưng mỗi lúc cảm thấy khó khăn con đều nhớ đến lời Thầy hãy khám phá chính mình vì mọi sự thật đều có ở trong bản thân mình, con lại buông xuống và để mọi việc diễn ra theo cách của nó, con đã tháo gỡ được thêm những trói buộc. Nhưng lần này con cảm thấy thật khó, con không hiểu sao mình lại suy nghĩ nhiều đến như vậy. Đó là về chuyện công việc. <p>
Con biết những gì con nói sau đây cũng do lý trí của con mà ra cả, nhưng con đã buông xuống, thư giãn (không tự ép mình) nhiều lần vì mệt mỏi mà con vẫn chưa thông suốt, ngược lại con lại đặt câu hỏi nhiều hơn. <p>
Con lựa chọn công việc, ban đầu thì con thấy mình có các lựa chọn do những nỗi sợ riêng tư (ví dụ như sợ không ở gần giúp được ba mẹ, hoặc sợ công việc không ổn định, rồi con muốn ngã ở đâu thì đứng lên ở đó...), sau đó những nỗi sợ này biến mất, con thấy chỉ cần mình làm việc tốt và có nhiều niềm vui là được, tiếp đến con cũng tháo gỡ những trói buộc khác. Chỉ còn lại 2 yếu tố: Tính chất công việc mình làm và điều kiện để phát triển năng lực. Con thấy công việc mình đang làm không có tính minh bạch, và sếp của con thì rất khó chịu khi con đặt câu hỏi và lại không thích con nói chuyện thẳng thắn (nhưng ôn hòa), nên con phải đi tìm hiểu thông qua những người khác. <p>
Thưa Thầy, mỗi ngày con đều tìm niềm vui trong công việc với mọi người nhưng những điều trên cứ khiến con mệt mỏi và căng thẳng. Con nghe lời Thầy nhẫn nại với thực tại để vượt qua nhưng con lúc nào cũng đặt câu hỏi: liệu có xứng đáng để mình tiếp tục cố gắng? những gì dựa trên sự giả dối sao có thể phát triển được? liệu mình có quá cực đoan khi đánh giá về công việc? hay có cơ hội nào trong hoàn cảnh này không? Và con không muốn mình dễ dàng bỏ cuộc nên con tự chất vấn mình nhiều lần nhưng không đi đến đâu cả. Thầy có khuyên một bạn nên chọn công việc phục vụ nhiều người, có thể con chưa làm được như vậy, con nghĩ làm điều gì mình thấy yêu thích, lợi mình lợi người hoặc cùng lắm làm công không hại não là tốt rồi. Những ý nghĩ cứ liên tục khiến con rất mệt mỏi. Con xin Thầy dạy cho con. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Dạ con cảm ơn Thầy vì con thiếu pháp học nên con tưởng kiến thức và tri kiến là một. Giờ con đã hiểu thêm sự khác biệt. Nhiều khi con trải nghiệm nhưng con không phân biệt được đó là kiến thức hay tri kiến. Nhờ Thầy nhắc nhở nên giờ đây con đã hiểu.

Xem Câu Trả Lời »