loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy Viên Minh,
Trước khi nghe pháp của Thầy cũng như ứng dụng theo, con là người suy nghĩ quá nhiều, không thể nào dừng suy nghĩ được. Con cũng bị mất ngủ rất nhiều vì cứ suy nghĩ miên man.
Sau một thời gian nghe pháp của Thầy, hiện tại con đã ngủ được. Nếu không ngủ được con cứ nằm thiền chứ cũng không ép mình phải ngủ thì tự nhiên lại ngủ được.
Tuy nhiên hiện tại con thấy mình đang bị trụ vào trạng thái thư giãn buông xả. Con không muốn tiếp xúc nhiều với bên ngoài, cũng không muốn đi đâu nhiều chỉ muốn ở nhà. Con tự nhận thức được điều đó nhưng không hiểu sao có một lực nào đó kìm hãm mình lại. Kính mong Thầy cho con xin một lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con không hiểu sao vài bữa nay các câu trả lời đầy tuệ giác của Thầy không hiện ra trên Internet. Kính xin Thầy cho người check lại ạ.
Kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con vốn là một người ngoại đạo, con không biết một chút nào về Phật giáo và Phật pháp. Trong cuộc sống vì nhiều lý do và sự việc diễn ra trong đời, con đã có rất nhiều thắc mắc như vì sao con lại sinh ra trên đời này, sống trên đời này nếu không thấy hạnh phúc vì sao vẫn phải sống, liệu rằng mình có được quyết định việc sống chết của bản thân,... Con vốn không yêu cuộc sống và mong muốn được chết, không mong được tái sinh.
Đến một ngày con tình cờ được một người bạn thân nói cho con biết về Thầy và các bài giảng trong Tuyển tập thư Thầy. Con đã nghe và cũng lý giải được một chút về những điều mình thắc mắc.
Con biết mình còn rất nhiều điều chưa biết. Và hôm nay, con mong Thầy giải đáp giúp con một thắc mắc nhỏ ạ.
Con là nữ, từ nhỏ tính có phần ích kỷ, độc đoán, thích được khen ngợi. Khi lớn lên con nhờ một người bạn mà nhận biết được tính xấu của bản thân. Con đã cố gắng sửa, và công bằng với bản thân con nghĩ mình đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, con vẫn luôn bị một cảm giác tiêu cực theo đuổi đấy là mỗi lần con làm sai, con lại nghĩ bản thân thật tệ, đứng trước mọi người con luôn cố gắng làm điều tốt nhất mặc dù đó chưa chắc đã là điều mà thực sự con muốn.
Từ khi thay đổi như vậy, nhiều khi con không biết thực sự mình là ai, trong thâm tâm con mong điều xấu xảy ra cho người khác (đó là người làm điều không tốt với con), nhưng khi hành động con lại làm điều tốt cho họ, nhưng con lại không thấy vui vì đã làm điều đó.
Trong con luôn có sự đấu tranh không ngừng để bỏ đi tính xấu, và đôi khi con thấy mệt mỏi mỗi khi mình làm sai điều gì. Con trách cứ bản thân không ngừng và nghĩ mình đáng bỏ đi.
Con có lúc chán nản vì tại sao bản thân mãi không thể đi theo một đường thẳng, là một người tốt và luôn ở trong tình thế đấu tranh giữa tốt và xấu.
Rất mong Thầy có thể giải đáp giúp con những suy nghĩ này. Những lời con viết có thể không được mạch lạc, mong Thầy thông cảm cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, xin Thầy cho con biết tình thương của Đức Phật khác với tình thương của chúng sanh ở điểm nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Sau một thời gian con nghe pháp của Thầy. Hiện tại tình trạng của con như sau, kính mong Thầy giải đáp giúp con ạ.
Con thấy rất nhiều người học Thiền chỉ để cố loại bỏ tâm tham. Ví dụ như cố loại bỏ ham muốn tiền, danh vọng...
Tuy nhiên hiện tại con thấy thực sự không cần phải loại bỏ. Không nên dùng chữ muốn, mà nên dùng chữ hướng tới. Ví dụ trong cuộc sống, hướng tới điều gì thì cứ hướng tới, miễn là không vướng mắc là được. Nghĩa là có cũng được mà không có cũng không sao, nhưng nói như thế cũng không phải là buông xuôi. Mà là trọn vẹn từng phút dây để hướng tới điều đó.
Kính mong thầy giải đáp giúp con là ý kiến của con như vậy đã phù hợp chưa ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, xin Thầy cho con hỏi:
Khi con nhìn thấy một cảnh tượng bất công, con lên tiếng phản kháng, một người bạn con bảo: nếu bạn nhìn với cái nhìn như thị, với tâm không phân biệt, bạn sẽ thấy bình thường, bạn sẽ không thấy là ác nếu bạn trong sáng từ trong tâm. Con thì nghĩ bạn ấy đã hiểu nhầm, con nghĩ chữ "không" ở đây phải hiểu là không có thái độ giận dữ, thù hằn với cái ác, nhưng vẫn phải thấy cái ác là cái ác, đó mới là thấy như thị. Khi mình thấy cái ác mà không giận dữ, thù hận nó, thì mình có thể lên tiếng hoặc hành động diệt trừ cái ác một cách hiệu quả hơn. Thưa thầy cho con hỏi, con nghĩ như vậy có đúng với lời Phật, lời thầy dạy không?

Trong trường hợp thấy điều bất công như vậy, nhiều người sẽ lựa chọn không can thiệp, không lên tiếng, để cho sự việc diễn ra như Pháp đang thị hiện, để mọi người học ra bài học của mình. Con biết chọn cách trở về với chính mình, chỉ học ra bài học của mình đã là việc không dễ dàng. Vậy nhưng thưa Thầy, nếu con chọn dấn thân, bỏ công sức để làm cái ác dần mất đi, miễn là con làm điều đó không vì cái tôi tham vọng gì hết, và làm trong sự tỉnh táo, không giận dữ, oán hận cái ác, thì đó cũng vẫn là lựa chọn đúng phải không Thầy?
Con kính tri ơn Thầy. Kính mong Thầy thật nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ !
Thưa Thầy, con muốn xin đi tu tại Chùa Bửu Long mong Thầy đồng ý cho con ạ!
Con giới tính nam, năm may 28 tuổi.
Do con ở tỉnh xa nên con hỏi trước qua internet cho tiện ạ.
Thưa Thầy, cho con hỏi luôn, nếu được đồng ý thì khi đi con có cần mang theo giấy tờ gì không ạ?
Con kính chúc Thầy sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Có những lúc con cảm thấy cuộc sống thật sự bế tắc. Tất cả mọi việc xung quanh đều bất như ý.
Con cố gắng Thiền Định để buông xả, tạo tâm an nhưng không thể được. Cảm giác bất an đối với mọi vấn đề khiến con rơi vào vòng luẩn quẩn.
Xin Thầy giúp con.
Kính Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con thường nghe pháp Thầy giảng và con thấy rất hay. Trong đó con thấy tâm đắc nhất với câu nói của Thầy là: "Con người ta đến với cuộc đời này để học lấy bài học của mình". Con hiểu rằng tất cả mọi người mình gặp, tất cả mọi sự việc xảy ra với mình đều để cho mình học ra một bài học nào đó. Chính vì thế bây giờ con cảm thấy tự tin hơn mối khi gặp cảnh trái ý đến với mình.
Nhưng kính thưa Thầy con có một vài điều muốn hỏi Thầy. Con có 1 cậu con trai 9 tuổi, cháu là một đứa trẻ cá tính rất mạnh. Tức là gặp phải chuyện gì không vừa ý là cháu phản ứng rất dữ dội như hét ầm lên, vùng vằng, đập tay, đập chân. Những lúc đó con chỉ biết im lặng quan sát cháu, cố gắng hiểu xem thực sự cháu đang có cảm giác như nào để có thể giúp cháu. Mặc dù con cũng đã tìm hiểu và cố gắng rất nhiều nhưng cá tính của cháu cũng không có mấy thay đổi. Nhiều lúc con cảm thấy bất lực. Những lúc đó con lại nhớ có lần Thầy có nói rằng: "Cứ để cho nó tự học lấy bài học của mình", nhưng con lại nghĩ cháu mới 9 tuổi làm sao có thể hiểu và tự học được bài học của nó. Ví như nếu không bảo ban định hướng và yêu cầu cháu học thì cháu chơi suốt ngày. Nếu bảo cháu học thì cháu lại phản ứng rất mạnh với con. Con rất muốn giúp cháu để tính nết của cháu thuần hơn, ngoan hơn nhưng con không biết phải làm thế nào?
Con kính mong Thầy cho con một lời khuyên.
Con xin thành kính cảm tạ công đức của Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạch Thầy, cho con hỏi nằm nghe Pháp có tội không?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »