loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con được hỏi, có phải thận trọng, chú tâm, quan sát và sáng suốt, định tĩnh, trong lành cũng chỉ là danh khái niệm của thế giới tục đế phải không thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Như Thầy có dạy Thiền minh sát là không dụng cộng gì cả mà chỉ cho Tánh biết hoạt dụng. Thì mỗi lần Thiền con cũng làm như vậy nhưng được chừng 5p là con cảm thấy rất buồn ngủ và dường như không thể nào ngồi tiếp được. Lúc này Tâm con rất mờ mịt không còn nhận biết được gì nữa ngoài việc đi ngủ. Nhưng trước kia con có hành Thiền Định tập trung theo dõi hơi thở, thì Tâm con rất An định không hề buồn ngủ. Vậy kính xin Thầy hướng dẫn cho con cách hết buồn ngủ khi ngồi Thiền mà không cần tập trung theo dõi hơi thở. <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy. Mấy ngày nay cha con bệnh cấp cứu, bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh, toàn bệnh nặng, viêm phổi nặng phải thở ôxi và nhiều bệnh trầm trọng khác. Tinh thần con hoảng loạn bất an, cơ thể thì kiệt sức. Con suy sụp hoàn toàn. Con có quán chiếu cách nào cũng không tự trấn an và tự lấy lại năng lượng cho mình được. Con xin thầy một lời khuyên, con phải làm thế nào để lấy lại sức lực, vì có quá nhiều việc còn phải lo cùng lúc? Con hoang mang và kiệt sức thật sự. Thầy cho con lời khuyên với. Con cám ơn thầy nhiều. Kính chúc thầy an lạc! 

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Kính xin Thầy cho con hỏi:
Theo con được biết đạo Phật có tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu nên mỗi người con Phật tùy theo căn cơ, nghiệp lực mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp. Tu Thiền, Tịnh hoặc Mật hay bất cứ pháp môn nào theo Phật giáo là do nhân duyên của mỗi người. <p>
Đối với người tu tại gia thì trong quá trình chọn pháp môn tu, có thể điều chỉnh hay thay đổi pháp môn cho phù hợp mà không có gì trở ngại cả; còn đối với người xuất gia thì có được điều chỉnh hay thay đổi tông môn, hệ phái như từ Bắc tông chuyển sang tu theo Nam tông hay từ Nam tông chuyển sang tu theo Bắc tông không thưa Thầy?
Kính mong Thầy giải thích cho con được rõ về vấn đề này!
Xin cảm ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Kính xin Thầy cho con hỏi khi nào Thầy khai giảng khoá Thiền mới ạ?
Xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Thầy tôi đã dạy: <p>

Sống không lo tự giác/
Chết muốn được tái sinh/
Ôi luân hồi sinh tử/
Biết bao giờ mới minh! <p>

Kính bạch thầy, Thầy trả lời nhanh quá. Con yên tâm và xin ghi nhớ ạ. <p>
Con cám ơn nhiều.
Minh Trí

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Kính xin Thầy cho con hỏi. <p>
1. Trước kia con có ngồi Thiền theo kiểu là cố gắng tập trung vào hơi thở để cho Tâm được Định và Tâm con dường như có sự An định hơn sau mỗi lần ngồi như vậy. Khi làm những công việc hằng ngày con dường như ít bị Vọng tưởng hơn trước. Điều đó đem đến cho con một sự An lạc khi Tâm được Định ít bị vọng tưởng. Nhưng từ khi nghe Thầy giảng về Thiền là phải buông xả tất cả không có tập trung làm gì để đạt được gì, dù đó là cố tập trung vào hơi thở để được Định. Thì con cũng làm như lời Thầy dạy là khi ngồi Thiền chỉ để cho Tánh biết thấy tất cả mọi Pháp đến đi mà không can thiệp vào. Khi làm theo cách Thầy dạy con thấy Vọng tưởng trong Tâm con khởi lên nhiều hơn lúc trước kia (là ngồi theo kiểu tập trung vào hơn thở để được Định) và cảm giác An lạc dường như cũng biến mất theo. Vậy xin Thầy cho con hỏi là tu theo kiểu Thiền Vipassana thì nó có sự hấp dẫn, lợi lạc gì khi phải liên tục đối mặt với vọng tưởng mà ít có được An lạc khi Định? Tại vì khi con tu theo kiểu Thiền Định thì Tâm con ít vọng tưởng và khi ngồi Thiền có Định thì cảm thấy An lạc ngay. <p>
2. Thiền Vipassana, khi ngồi Thiền thì mình trụ Tâm ở đâu? <p>
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con chúc thầy mạnh khỏe và hoằng pháp tại Châu Âu thật viên mãn! <p>
Liên quan tới cuốn Tử thư tây tạng con vừa được đọc, con xin mạn phép trình bày và có 3 câu hỏi xin thầy từ bi chỉ bảo. <p>
Theo như con hiểu thì Nội dung cuốn sách nói về quá trình chết cùng các hoạt động của tâm. Qua nhận thức đó xác định được con đường giải thoát và đưa ra các phương pháp trợ giúp cho thần thức nhận biết được tiến trình chết để có thể tự giải thoát hay nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Con xin thầy giải thich giúp con các vấn đề sau: <p>
1. Tiến trình thật sự liệu diễn ra như vậy không hay đây chỉ là một giả định/chia sẻ trải nghiệm của các bậc đạo sư đi trước nhằm giúp cho người theo phái Mật biết thêm thông tin khi thực hành? <p>
2. Con đâm băn khoăn là Ý nghĩa của việc tu tập trước khi chết là gì? Có giúp gì cho tiến trình này không? Bởi vì con cứ y theo lời thầy dạy là được: Sống ngày càng trọn vẹn với hiện tại và tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha.<p>
3. Theo như cách con hiểu thì các phương pháp này đều dựa vào tưởng, việc chuyển tải thông tin như hình ảnh, âm thanh,… đều do tưởng sinh ra. Nếu ở trong tưởng định mà khởi các luồng tư tưởng khác nhau thì có thể tạo ra được sự trao đổi và hỗ trợ về mặt tinh thần như vậy. <p>
Con cám ơn thầy nhiều.
Minh Trí

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính chào thầy,
Mỗi khi ngồi thiền hay nằm xuống là trán và hai thái dương nặng trĩu và căng thằng. Con biết rằng mình phải buông xả (relax). Mỗi khi thiền thì con sợ sự căng thẳng này và sự nặng nề này theo con suốt ngày, như thể một tắm màn căng thẳng bao trùm lên trán con. Con đã làm gì không đúng? Việc này có bình thường không thầy? Con đã bị vài tháng nay. Mong thầy hoan hỉ giải thích giúp con. Chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.

Xem Câu Trả Lời »