loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

- Thưa thầy, cho con hỏi tại sao "Làm phước không bằng tránh tội" ạ? <p>
- Khi một người A giúp đỡ cho người B do người A mắc nợ người B kiếp trước hay người B phải mang nợ người A trong kiếp này ạ. Khi đó phước của người A tăng lên còn phước của người B giảm xuống do phước của người B đã chuyển sang cho người A phải không ạ? <p>
- Phước và Tuệ có quan hệ với nhau như thế nào ạ? Con thường nghe nói Phước Tuệ song tu. Nếu Tuệ dày mà Phước mỏng thì có được không ạ, giống trong tích truyện thầy tỷ kheo con người đánh cá khất thực luôn được ít đồ ăn, bị đói cho tới bữa cuối cùng được thầy Xá Lợi Phất đem bữa ăn mới no bụng nhập Niết-bàn. <p>
- Có một câu chuyện tiền thân của Đức Phật là một vị đại bồ tát đã gieo mình xuống vực để cho con hổ đang đói ăn thịt để đề cao hạnh bố thí. Câu chuyện này có phù hợp với tinh thần từ bi và trí tuệ không ạ, con hổ đói ăn thịt xong lại có sức khỏe để ăn thịt con thú khác, con thấy làm như vậy thì có ích gì đâu ạ? <p>
Con thấy mình càng suy ngẫm thì lại nảy sinh càng nhiều những thắc mắc về chủ đề nhân quả, nghiệp báo, tội phước. Mong thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu ạ. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Thầy kính quý,
Trước hết con xin vấn an sức khỏe của Thầy và xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Kính thưa Thầy, hiện giờ con đang tập "thận trọng chú tâm quan sát" trên thân thọ tâm pháp, hàng ngày giữ tâm luôn biết trên mọi hoạt động của thân, trên cảm thọ hay ý niệm khởi sanh, như vậy cái biết đó là cái biết của ý thức, có phải không Thầy, và như thế nào mới thật sự sống với tánh biết và để cho tánh biết tu như lời Thầy dạy? Con kính mong Thầy chỉ dạy cho con và con vô cùng tri ân những lời dạy bảo của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy, con đã viết ra đây câu hỏi định hỏi Thầy nhưng khi đọc lại câu hỏi của con con đã thấy được câu trả lời, nên không có gì để hỏi nữa. Con chỉ muốn cảm ơn Thầy rất nhiều đã chia sẻ kinh nghiệm tu tập của mình đến chúng con. Mong Thầy sức khỏe để thêm nhiều người được biết đến Pháp thiền này.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, tâm con hay lo âu, bất an lắm, con muốn cố gắng theo dõi thân và tâm để có thể an trú trong phút giây hiện tại nhưng con không biết bắt đầu từ đâu? Con cũng không hiểu rõ quan sát tâm và thân là như thế nào? Như trong tâm con xuất hiện 1 ý nghĩ làm con lo sợ và nghĩ viển vông ra các điều tồi tệ sẽ đến với mình thì con theo dõi quan sát cái ý nghĩ đó hay là con nên tập trung vào hơi thở để loại bỏ ý nghĩ đó đi? Con xin thầy giúp con với. Con phải làm sao để tâm con có thể an lạc không phiền muộn lo âu? Con rất muốn học thiền để sau này có thể vững tâm trước những thăng trầm của cuộc sống, không biết với mục đích như vậy thì con đến với thiền có được không? Bản thân con là người theo đạo Thiên Chúa nên Phật học cơ bản con không hiểu lắm, nếu muốn tu tập con phải bắt đầu từ đâu, con sợ đọc quá nhiều sẽ rối, xin thầy chỉ dẫn cho con. <p>
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Trải qua mấy tuần nay con nhìn kỹ lại thân tâm mình. Vì con là người có sức khỏe rất yếu, thường hay bệnh. Có những lúc con rất hoan hỉ trên thân bệnh, có những lúc con lại đau khổ trên thân bệnh, mà 2 trạng thái này luôn luôn sanh diệt. Con tự hỏi tại sao lại lúc vui lúc buồn như vậy hoài? Thì hôm nay con đã thấu hiểu rõ ràng về những trạng thái này, đó là khi thân bệnh tâm liền khởi sanh ý muốn loại bỏ khổ tìm lạc nên càng gia tăng sự khổ, mà cố giữ lạc thì cũng khổ vì bản ngã sợ lạc mất đi. Thay vì chạy tìm lạc con ngừng lại quan sát thật rõ cái khổ đó và tu ngay nơi cái khổ đó thì mới có hạnh phúc thật sự. Mặc dù con đã cố gắng điều trị bệnh bằng thuốc tây và thuốc đông y đủ thứ nhưng bệnh vẫn bệnh không đỡ chút nào, con biết đây là nghiệp mà con phải trả để học từ bệnh ra những bài học giác ngộ cho mình. <p>
Hôm nay con thật sự rất hoan hỉ vì con đã tìm thấy cái khổ thật sự của mình, con vui lắm Thầy ơi! Mỗi lần tìm thấy cho mình bài học giác ngộ là niềm vui thật lớn lao. Con xin cám ơn Thầy đã dạy dỗ cho con trên con đường tu học mà bài hoc phải tự mình học ra.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy! Khi ngủ, con vẫn nghe rõ và nhận biết được câu chuyện của người nói bên ngoài. <p>
Khi ngủ, trong giấc mơ, con nhận biết rõ cảnh và hành động diễn ra lúc đó, trong lúc con đang suy nghĩ để xử lý một tình huống (trong mơ) thì bên ngoài có người mở của phòng bước vào nói chuyện, con mở mắt và trả lời một cách bình tâm rõ ràng. <p>
Khi ngủ, có người mở của phòng bước vào nói chuyện, con giật mình và gây hấn với người đó, liền sau đó con nhận biết được thì trạng thái tâm đó dịu lại nên người đối diện cũng không có cơ hội sân lại. <p>
Hữu phần duy trì sự hiện hữu của tiềm thức và trôi chảy liên tục. Vậy trong giấc ngủ hữu phần cũng trôi chảy liên tục. Cũng là ngủ nhưng mỗi lần phản ứng lại khác nhau, phản ứng này có phải là nghiệp chứa trong hữu phần trổi dậy? Vì tự tu tập nên trước đây nếu điều gì xảy ra mà không ảnh hưởng đến ai hay sức khỏe của mình thì con nhận biết thôi, ngủ chỉ là ngủ thôi. Nay gặp được trang web này, Thầy chỉ dạy thêm cho con ạ, con học tiến trình tâm nhưng còn mù mờ quá. Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, con hiểu hơi thở chỉ là "nghĩa khái niệm", không có thực tánh, nên khi chú ý vào khái niệm hơi thở để tạo ra "tướng đề mục" thì tầm tứ mới xuất hiện để vào thiền định, còn sự thở trong thiền quán là trạng thái thở vào ra, nên mới thấy được thực tánh dài ngắn, thô tế của sự thở như nó đang là. Tỉnh thức trọn vẹn với các pháp vốn là, đến và đi hợp nhất với sự thở cũng trôi chảy, sinh diệt không ngừng. Tánh biết biết pháp mà không trụ vào đâu hay chú ý riêng một đối tượng nào cả. "Trú nơi không trú, trụ nơi vô trụ" con hiểu như vậy đã đúng chưa ạ? Con cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2015

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy. <p>
Con thực tập thiền đã một tháng hơn. Nhưng hiện tượng rung lắc, xoay người vẫn thường xuyên xảy ra. Khi nó xảy ra, con có tạm thời buông hơi thở ra và quan sát sự rung lắc này, khi nào nó nhẹ khi nào nó mạnh, yếu, ngưng, và xoay trở lại. Được một lúc thì con lại quay về với hơi thở trong khi thân vẫn đang rung, lắc, xoay. Cảm giác lắc, xoay ở hông, ở cổ, đầu. Xin Thầy từ bi cho con biết đó là hiện tượng gì, có nguy hiểm không? Vì con có xem một số bài trên mạng thì họ viết đó là hiện tượng xấu khi ngồi thiền, dễ bị tẩu hoả nhập ma. Mong Thầy khai thị giúp để con hiểu rõ.
Không biết cảm giác của con có đúng không? <p>

Vì con là cư sĩ nên buổi sáng đi làm, chiều tối về mới có cơ hội thiền tập. Cơ thể cũng mệt mỏi sau 1 ngày làm việc. Con để ý thường thì khi cơ thể con mệt, hay buồn ngủ, thì thiền tập thường xảy ra tình trạng rung, lắc, xoay như thế này. Còn khi khoẻ, buổi sáng thì hầu như ít xảy ra. Một ngày con ngồi 2 lần. 1 lần vào lúc gần 7h tối (sau khi đi làm về và tập yoga xong). Rồi con ăn cơm tối, tắm và ngồi tiếp vào lúc 9h hoặc 9h30 tối. Rồi sau đó đi ngủ. Mỗi lúc con ngồi 30'. <p>

Có hôm cơ thể mệt, buồn ngủ nhưng con vẫn cố gắng ngồi vì con không muốn gián đoạn. (Ngày nào con cũng phải ngồi 1 giờ). Hiện tượng rung, lắc, xoay lại đến, từ nhẹ đến mạnh. Được 30' thì con nghỉ. Cơ thể thấy mệt mệt, buồn ngủ (trước khi ngồi đã mệt và buồn ngủ rồi). Con định đi ngủ nhưng khi nằm xuống dù cảm giác được trạng thái buồn ngủ, cảm giác được cái mệt cơ thể nhưng con vẫn cảm giác được sức Định của mình khá mạnh. Con vẫn tỉnh thức và luôn trong hơi thở. Cảm giác như có năng lượng bao quanh khu vực tim và khu vực hơi thở ra từ ngực, phổi, mũi..., mặc dù cơn buồn ngủ và mệt mỏi nó bao quanh lấy người, nhưng riêng khu vực đó thì tỉnh táo lắm. Vậy là con lại ngồi tiếp tục 45' nữa. Vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng rung lắc xoay. Sau đó, cơ thể quá mệt nên con đi nghỉ. <p>

Con có thử tập ngồi buổi sáng khi cơ thể khoẻ và tỉnh táo hơn. Thì hiện tượng rung lắc ít xảy ra hơn. Sức Định được mạnh hơn. Vì con cảm giác không phân biệt được hơi thở nào là vô và hơi thở nào là ra, chỉ cảm nhận được là mình có thở thôi. Sau đó thì không cảm nhận được hơi thở nữa. Con cũng ghi nhận rằng mình hiện không có hơi thở. Chỉ cảm nhận sự di chuyển nhẹ của thân ở ngực, hông thì biết là mình còn thở. <p>
Đôi khi con cũng cảm nhận sức ấm lan toả từ chân lên đầu. Và cảm nhận cơ thể mình phình to, giãn nở to ra. <p>
Trên đây là những kinh nghiệm con đã kinh qua. Mong Thầy hoan hỉ khai thị giúp con.
Con chân thành cảm ơn Thầy !

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Gần đây con có sự lo lắng, tâm sân nhiều, trí nhớ cũng giảm sút. Vậy con cứ ghi nhận trạng trái này hay sao ạ?
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2015

Câu hỏi:

- Thưa Thầy cho con hỏi "Cảm giác toàn thân" và "an tịnh thân hành" thì thân ở đây là thân hơi thở hay là thân vật chất ạ? <p>
- "Hơi thở" thì thuần túy là hơi thở chỉ dùng trong phép đếm hơi thở thuộc chỉ, còn sự thở là trạng thái thuộc quán. Con hiểu như thế đã đúng chưa ạ? <p>
- 4 niệm xứ "Thân, thọ, tâm, pháp" nên chia thời gian tập từng niệm xứ này như thế nào ạ? <p>
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »