Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 10-11-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con xin được hỏi. <p>
1. khi con cố ý quan sát tâm niệm mình thì thấy đau đầu khó chịu. Sau đó con để tự nhiên thì tự biết các tâm niệm khởi lên mà không cần cố ý quan sát, chỉ cần không để ý việc gì bên ngoài thì có niệm khởi tự biết rõ ràng.
Lúc đầu con thấy tâm con quan sát, biết đến các tâm niệm rõ ràng mà không cần cố gắng. Rồi con nghĩ đừng cố biết các tâm niệm xem sao. Khi con không cố ý biết hay quan sát, các tâm niệm vẫn biết rõ ràng. Như vậy con thấy không có ai quan sát các tâm niệm cả mà chỉ có ý thức sanh khởi (các tâm niệm sanh khởi, nó tự biết chính nó), mình nghĩ mình quan sát các tâm niệm cũng là một ý niệm do tưởng tượng. Con hiểu Như vậy có đúng không, thưa Thầy? <p>
2. Khi muốn quan sát hơi thở ở bụng hay muốn hướng tâm vào đâu, con dùng ý thức cố hướng tâm vào đó để biết nhưng làm thế khiến con mệt, khó chịu. Sau đó con hiểu được ý thức nó không biết được các cảm giác hay nhìn được, nó chỉ khởi niệm được thôi, khi con khởi nghĩ đến bụng thì nhờ thân thức khởi lên nên con biết được cảm giác phồng xẹp ở bụng. Vậy có phải muốn chú tâm vào đâu thì khởi nghĩ đến đó không, thưa Thầy? <p>
3. Khi muốn cố ý biết đến các đối tượng bên ngoài, cảm giác hiện khởi trên thân, thì khởi ý đến vị trí đó. Còn khi muốn biết rõ ràng các tâm niệm thì không cần khởi ý lên, nếu không khởi ý đến đối tượng nào thì tự biết trọn vẹn các ý niệm, con hiểu vậy có đúng không, thưa Thầy? <p>
Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-11-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, người thân mất đã lâu giờ mới làm trai tăng, vậy người mất đó có được lợi ích không Thầy?
Ngày gửi: 10-11-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong quá trình tu tập khi tiếp xúc với khổ thọ hoặc lạc thọ thì ta chỉ cần giữ tâm bình thản buông xả không nắm giữ là được. Như vậy ta chỉ cần giữ tâm buông xả thì hưởng thọ dục lạc cũng không có chướng ngại gì phải không ạ? Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 10-11-2015
Câu hỏi:
Kính thầy, <p>
Thầy viết trong câu trả lời trước: "Chữ pháp trong quán pháp là thấy rõ sự tương giao và mối quan hệ giữa căn và trần". Thế nhưng khi căn tiếp xúc với trần thì sanh ra thức. <p>
Như vậy Phải chăng: <p>
Pháp là thức? <p>
Pháp là mọi nhận thức? <p>
Pháp là mọi tri thức? <p>
Xin thầy chỉ dạy con.
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy. <p>
Qua câu hỏi của 1 bạn ngày 8/11 và câu trả lời của Thầy con có điều thắc mắc khi Thầy nói: "Nều con nhìn điều gì mà thấy sai ngay là do con đã học được bài học đó từ quá khứ rồi" điều này thì quá rõ ràng. Nhưng tại sao có người cũng cùng 1 bài học đó thì lại học có 1 lần còn có người thì học mãi cũng chẳng thấy ra, câu hỏi của con là điếu gì đã khiến họ phải học lâu như vậy, đành rằng con hiểu họ sẽ phải học mãi cho đến khi nào xong thì thôi. Nhưng tại sao? Tại sao lại có người học nhanh, kẻ học chậm? Xin Thầy từ bi khai thị. Con xin tri ân và kính chúc Thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Dạ con kính thưa Thầy, <p>
Xin thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con biết, sau những năm tháng tìm hiểu về đạo, giờ đây càng ngày con càng thấy tâm mình vô cùng an lạc, trong lòng con luôn tràn ngập những yêu thương. Con dừng lại để nhìn lại niềm vui sướng phát khởi trong lòng mình và con tự hỏi mình, liệu rằng cứ vui hoài như vậy có sao không, dù gặp chuyện bất như ý nhưng sao con không thể buồn. Thưa thầy, niềm vui ấy xuất phát từ nội tâm của con, liệu rằng con cứ vui hoài như vậy có sao không thầy? Con xin Thầy chỉ dạy cho con. <p>
Dạ, con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, Kinh Đại niệm xứ có câu: Quán pháp như pháp. Xin thầy cho con biết "Pháp" là gì?
Chân thành cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Sư kính mến, <p>
Con rất cảm ơn Sư! Những lời giải đáp của Sư luôn để lại trong con nhiều bài học thật sâu sắc, giúp con ngộ ra nhiều điều vướng mắc. <p>
Con xin hỏi Sư một chuyện nữa. Con bị một người vì sợ bị xâm phạm đến quyền lợi của bản thân mà mưu hại con hết lần này đến lần khác mặc dù con chẳng làm gì có lỗi với họ cả. Vì nhiều lần thấy những thủ đoạn cùng lòng ganh tỵ hết sức phi lý của người đó, trong lòng con không tránh được nỗi tức giận và ghét ngược trở lại kẻ gian ác đó. Sau một thời gian quán chiếu về cơn sân này, con thấy nó không ích lợi gì cho mình cả, nhưng con còn lo lắng niềm sân hận ấy còn tiềm tàng trong vô thức của con vì mỗi khi nhớ lại kẻ đó là con lại nổi sân. Xin Sư chỉ giúp con cách để hoàn toàn quên đi những ác cảm của con với người đó trong tầng sâu của vô thức! Con xin chúc Sư nhiều sức khỏe và công đức vô lượng!
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có nuôi 1 con chó gần 10 năm (do người thân tự mang đến cho, khi nó bị người ta chuẩn bị làm thịt), nhưng hiện giờ nó đang bị nhiều bọ chét, ve v.v... rất khó chịu, con thấy quá tội nghiệp, nhiều lúc muốn gọi bác sĩ thú y đến tiêm thuốc nhưng sợ phạm giới sát sinh, nên không biết xử lý thế nào. Nay kính thưa Thầy chỉ dạy, con phải giải quyết như thế nào? Kính chúc Thầy mạnh khỏe.
Ngày gửi: 09-11-2015
Câu hỏi:
Con thưa Thầy! <p>
Con xin hỏi thầy về câu: "Đừng tìm về quá khứ, đừng hướng đến tương lại". Trong cuộc sống khi mình làm việc vẫn phải hồi tưởng quá khứ và tính toán tương lại để làm việc. Trong trường hợp như vậy cần có thái độ tâm như thế nào mới là đúng ạ? Con thành tâm đảnh lễ Thầy!