loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-11-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, theo lời Thầy dạy con nằm buông thư như chết, thì con thấy có rất nhiều tạp khí khởi sanh lên chúng đua nhau mà chạy giống như đàn dê mà nhốt trong chuồng khi mở cửa chuồng chúng đua nhau mà chạy ra khỏi chuồng vậy. Con lắng lặng nhìn chúng thoát ra mà không can thiệp vào. Sau cơn bệnh này con học được cho mình bài học là hãy đứng lại mà nhìn chúng 1 cách trọn vẹn thì không có khổ, khổ là do chính mình chạy theo chúng nên mới sanh vừa đau vừa khó chịu mà vừa khổ nữa, pháp như thế nào thì cứ để yên như vậy, tuy có khó chịu nhưng không khổ. Thưa Thầy giờ con cảm thấy đỡ hơn rồi thầy ạ. Đúng như câu Thầy dạy các pháp sanh lên đều để lại cho mình bài học giác ngộ cả. Con xin cám ơn những lời dạy dỗ của Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Hôm qua con rất hoan kỷ khi biết ngày làm lễ Dâng Y ở Thiền Viện Viên Không Ni vào sáng chủ nhật tuần này. Nhưng con chưa thấy Chương trình cụ thể ngày Lễ Dâng Y post trên web này để cho các Bạn có duyên thì đến Viên Không Ni tham dự Lễ và gieo duyên lành. <p>

Con nghĩ kiếp này con có Duyên được đến với Phật Giáo Nguyên Thuỷ, và đặc biệt là được gặp Thầy là Phước lớn nhất trong đời của con rồi. Con có chết cũng mãn nguyện rồi. Hôm trước con vô tình đọc bài "Cậu Bé và Cây Táo" trong mục "Suy Ngẫm" của "Góc Thư Giãn" trên trang web trungtamhotong, con thấy Thầy giống như "Cây Táo" luôn âm thầm chịu khó và kiên nhẫn chỉ dẫn con đường cho nhiều người thấy ra Ánh Sáng mặc dù tuổi Thầy đã cao và sức khoẻ đã yếu mà ít ai biết được. Có lúc con thấy Thầy bệnh nói không ra tiếng mà Thầy vẫn cố gắng trả lời câu hỏi Pháp của phật tử trên trang web này mà con cũng xót xa cho Thầy. Còn con thì đôi khi giống như "Cậu Bé" trong câu truyện, con thấy hổ thẹn quá. <p>

Thôi con phải tạm biệt Thầy đây, con gặp lại Thầy vào sáng Chủ Nhật tuần này ở Thiền Viện Viên Không Ni nhé. <p>

Con có vài lời nhắn nhủ đến các Bạn đọc, các bạn ơi, nếu các bạn dành thời gian ít phút để đọc câu chuyện "Cây Táo và Cậu Bé" và suy ngẫm về ý nghĩa câu chuyện và thấy ra sự thật rất thú vị. <p>

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy một người hành động gây hậu quả xấu có hại đến người khác nhưng người gây ra hành động đó không có ác ý thì có tội không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Cũng đã hơn 4 tháng rồi kể từ lần trước con trình pháp với Thầy, và được Thầy cho một bài kệ để con ‘học bài’. Con đọc tới đọc lui bài kệ, con còn nhớ là trong lòng con lúc đó ‘dỗi hờn’ hết mấy bận (vì: lúc đó con cho là mình đang bị Thầy ‘la’, mà con thì không thích bị ‘la’). Và bài kệ của Thầy giống như viên thuốc vậy: con uống ực vô, thấy đắng đắng, vì con chưa hiểu đầu cua tai nheo. Nhưng viên thuốc đâu cần bệnh nhân am hiểu y khoa mới thấm vào cơ thể của bệnh nhân đâu, phải không Thầy? Thế là chẳng hiểu làm sao nữa, mà từ từ bài kệ của Thầy thấm vào con luôn! Và đến nay con được rất nhiều lợi ích và bài học. Con muốn kể cho Thầy nghe!<p>

Trước tiên, cho phép con viết lại bài kệ của Thầy ra đây.<p>
Bản ngã đã làm ác <p>
Lại muốn mình bình an<p>
Không thấy tâm tạo tác <p>
Sao thoát khỏi thở than!

Lúc con mới đọc bài kệ lần đầu, con thấy phục Thầy nói đúng y chang là: bản ngã đã làm ác, con lại muốn mình bình an, và lại còn hay thường thở than nữa chứ. Nhưng còn ‘không thấy tâm tạo tác’? Câu này nó không trôi tuồn tuột như ba câu kia, mà con thấy mình cứ ngắc ngứ với nó hoài. Lúc đó, con tưởng là con đã thấy ‘tâm tạo tác’ của mình rồi… Con tưởng chính vì con thấy những ‘thảm họa’ mà tâm con đang tạo ra nên con mới kinh hoàng và căng thẳng như vầy nè! Thầy biết không, thời gian đó con kinh hoàng và căng thẳng lắm. Càng để ý săm soi ‘tự chẩn đoán’, con càng tưởng là con là một ca nhiễm ‘các bệnh phàm phu mãn tính’ hết thuốc chữa, con thấy hoảng loạn và vô vọng về bản thân quá, và con tưởng ai cũng buông tay con rồi, mà trước hết là bản thân con đã lăm lăm sẵn sàng buông tay – mình thật quá tệ rồi. <p>

Con thấy mình lúc đó giống như một ‘bác sĩ’ vốn không biết nghề y, vậy nên chỉ dựa vô bản đồ cơ thể người ở trong sách giáo khoa, rồi ngồi xếp bằng chơi trò tìm ‘10 điểm khác nhau’, rồi chẩn đoán bậy bạ: ‘Sao cái tay cái chân của mình dài hơn cái tay cái chân trong hình, phải chăng mình bị bệnh nan y? Sao trong hình có vẽ các cơ quan nội tạng, mà mình thì không nhìn thấy cơ quan nội tạng của mình đâu hết? Bây giờ, mình phải làm sao để thu ngắn bớt tay chân và lắp ráp bổ sung thêm cơ quan nội tạng để mình nhìn giống trong hình vẽ này đây? Coi bộ khó quá, thôi chắc mình bỏ qua. Mà sao mà tội nghiệp mình dữ vậy nè! Bực bội quá, bất công quá, không chịu đâu!’ Mà các pháp đâu hề bị uy hiếp bởi sự ‘không chịu’ của con đâu. Con muốn gì cứ muốn, thực tại của con vẫn cứ không giống với bức tranh về nhân vật tiêu chuẩn mà con muốn trở thành. <p>

Con càng cứng đầu, càng đấu tranh với bản thân và ăn thua đủ với thực tại, càng tìm nhiều cách để mà giống cho bằng được với hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa, càng bị trải nghiệm các pháp ‘cứng rắn’ và con bị các pháp đánh cho muốn mềm xương luôn. Chưa kể, con còn có xu hướng thích tự đánh mình trong lúc rảnh rỗi nữa chứ! Ôi, nói tóm lại là, sau khi oặt ẹo hoảng loạn mãi, đến nay con đang dần học bài học về việc ‘tôn trọng sự khác biệt’. Khác thì là khác thôi. Khác đâu có nghĩa là sai, là dở, là phiền não, là ‘cần chở đi cấp cứu’, phải không Thầy? Con thấy mình đang hình thành một chút nhẫn nại và bình tĩnh để tôn trọng và quan sát những gì mà trước đây con cho là ‘thảm họa’ thay vi đàn áp, đả đảo, không thừa nhận. <p>

Con chấp nhận là: thực tại của con khác với hình ảnh sách giáo khoa. Khi con tôn trọng sự khác biệt này, con thấy dễ sống. Xung đột giảm đi, lo âu giảm đi. <p>

Mà nói đi cũng phải nói lại, chuyện ‘có mặt’ một cách bình tĩnh, bất bạo động trên cuộc đời này vẫn còn là chuyện khá khó đối với con. Có những lúc con có thể quan sát và chú tâm với những sự thể tham sân si của mình. Nhưng, cũng có những lúc con không đủ nhẫn nại để quan sát mà cảm thấy cái mong muốn/quán tính phừng phừng, muốn vung roi da lên, quất cho tanh bành, và cố gắng loại bỏ hoàn toàn những cái ‘xấu, ác’ trong bản thân (và đôi khi cả trong người khác nữa!). Và khi đó, thường thì con cũng cảm thấy cái mong muốn/quán tính vung một cái roi da khác lên để quất lại cái roi kia nữa (vì hình như hễ mà có yếu tố bạo lực là tự nhiên sẽ có yếu tố đối kháng, hay là ngược lại, con cũng không biết nữa). Nói tóm lại, có những lúc con tôn trọng những điểm mình/người không giống sách giáo khoa, nhưng cũng có những lúc con tha thiết muốn mình/người giống được với sách giáo khoa. Thầy biết không, con thấy cảm thông sâu sắc với nhân vật Chí Phèo say rượu. Anh ta nói thế này ở cuối truyện: “Tao muốn làm người lương thiện. Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…" <p>

Con thương Chí Phèo lắm, nhưng con không có ý định tự kết liễu đời mình như Chí Phèo đâu. Con không say rượu. Và nhận thấy được phần nào giá trị của những đau khổ và bức bối mà con đang kinh qua, con không có nhu cầu chạy trốn cho yên ổn hay nhu cầu trả thù đời cho bõ bèn. Con còn muốn viết thêm, nhưng mà tới đây thì thư cũng dài quá rồi. Con sẽ kể với Thầy về 2 cách mà con đã nghĩ ra (phù hợp với bản thân mình) để thực hành ‘thận trọng, chú tâm, quan sát’ trong thư sau, mong Thầy chỉ dẫn cho con thêm. Đọc thư này xong, Thầy có lời khuyên nào cho con không? Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Bạch Thầy cho con hỏi, khi con ngồi buông xả, thư giãn tự nhiên mới đầu thì con thấy toàn thân nhẹ nhàng sau con thấy toàn thân mát lạnh và nổi da gà, trong lúc đấy âm thanh và cảnh đến đi như thế nào con vẫn biết, con không có dính mắc hay chạy theo nó. Thầy cho con hỏi như vậy có phải là thiền không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy 2 ngày nay bệnh rối loạn thần kinh thực vật của con lại tái phát. Bệnh thì con chịu đựng được. Con vẫn nhớ lời Thầy dạy con vẫn luôn luôn chánh niệm con không xa rời chánh niệm đâu. Chính nhờ đó mà tất cả pháp sanh lên và diệt con đều nhận thức biết cả. Chỉ có điều khi bệnh con không lo được cho 2 đứa con nhỏ đi học, không lo được cho cha mẹ già đang bệnh nặng, cha thì không đi được, mẹ thì bị đau chân đi phải có gậy, làm con cảm thấy bất an. Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe con tâm sự.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con một điều mà con cứ mãi băn khoăn. <p>
Số là chồng con luôn quen với cuộc sống hưởng thụ, cứ thích thể hiện, thích tiện nghi cho bằng người hoặc hơn người, trong khi tụi con vẫn còn nợ nhiều người thân và nợ ngân hàng. Dù con có khuyên thế nào thì chồng con cứ vẫn lối sống thích gì thì vay tiền đi mua, con không biết đến khi nào tụi con mới trả được nợ cho người ta nữa. <p>
Thưa thầy, con sẽ không có ý kiến nếu chồng con biết chi tiêu từ những gì tụi con dành dụm được, đằng này con luôn rất áy náy vì những khoản tiền người quen cho mượn bao lâu nay mà chồng con không có ý thức để sớm trả cho họ. Con nhận thấy mấy năm bên nhau bản tính này chồng con không thay đổi được. Nếu con ngăn cản, không đồng lòng (vì con quá sợ mang nợ rồi) thì chồng con cho rằng con chỉ biết sống vì bản thân. Con không sợ đâu thầy, nhưng con cũng thấy mệt mỏi lắm. Nhưng mà con cũng rất băn khoăn liệu rằng con làm vậy có đúng không, có biết "tuỳ duyên" không. Hay là mình cứ thuận theo, biết đâu hoàn cảnh tự sắp xếp được hả thầy, biết đâu tự dưng chồng con tự giàu lên và trả sạch nợ, không cần con cứ phản ứng hoài hả thầy? Nhưng theo suy nghĩ của con, quả luôn đi đôi với nhân, con không thấy cái nhân lành ở đây nên con không tin có tương lai tốt đẹp. <p>
Dạ, con xin thầy từ bi chỉ dạy cho con hiểu để con thực hành cho đúng ạ. Con xin cảm ơn thầy và con xin chúc thầy được nhiều sức khoẻ, thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con đã nghe các bài giảng của Thầy và thực hành nhưng sao con vẫn thấy khó trở về thực tại, tâm con cứ quên mình theo vật, có phải nghiệp chướng của con quá nặng không? Con cần phải sám hối như lạy Phật hay đọc Kinh không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, hôm nay con nghe Thầy giảng về sinh, hữu, tác, thành. Con trình bày cái hiểu của con xin Thầy xem có đúng không. Mình đang sinh, hữu, tác, thành trong đời sống hàng ngày nhưng mình vẫn biết và chúng là đối tượng của tánh biết, tức là, làm cái gì thì biết cái đó vì sinh, hữu, tác, thành là sự vận hành của pháp. Bạch Thầy, con hiểu như vậy có đúng không? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Cho con hỏi đối với một sự vật hiện tượng thì mỗi người sẽ có một trình độ nhận biết khác nhau tùy theo trí tuệ và căn cơ của họ. Ví dụ như khái niệm về vô thường, người A sẽ hiểu chỉ mức 4, người B hiểu ở mức 9. Như vậy cho con hỏi về pháp nhận biết sự vật như nó đang là thì người A chỉ nhận biết nó ở mức 4 chứ không biết qua thêm bớt gì hả thầy? <p>
Và người A có cần chiêm nghiệm hay quán chiếu sự vật để hiểu sâu hơn bản chất thật sự của nó như các pháp môn thoại đầu hoặc thiền quán hay là buông lỏng một cách tự nhiên nhất để cảm nhận nó ở mức 4 mà không phán xét, chiêm nghiệm thêm? <p>

Như vậy thì đối với mỗi người tùy căn cơ trình độ họ sẽ tìm cái pháp đúng phù hợp với họ.
Con thấy mỗi pháp hành đều có ưu nhược điểm của nó, không có pháp nào đúng một cách tuyệt đối cho tất cả các trường hợp, vậy cho con hỏi nhược điểm của pháp môn trở về trọn vẹn trong sáng để biết sự vật như nó đang là là gì? <p>

Cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho con.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »