Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 15-07-2015
Câu hỏi:
Thầy kính! <p>
Dạ thưa thầy, con đọc câu hỏi ngày 14/07/2015 của một bạn đạo, "Sư nói, Thận trọng, chú tâm, quan sát là một cách tu mà theo đó mình đang sống trong thực tánh chân đế (sống trong cái thực hoàn toàn, tức là sống trong đạo đế và diệt đế). Thưa Sư! Như vậy, so sánh khi một người ăn trộm họ cũng thận trọng khi đi bước chân nhè nhẹ, chú tâm nghe ngóng, và quan sát hoàn cảnh khi đột nhập vô nhà người ta... thì có gì khác hoàn cảnh tu thưa Sư?" làm con nhớ đến một câu chuyện đã từng đọc. <p>
Có một tên trùm ăn trộm, muốn cải tà qui chánh nên tìm đến một vị Sư nọ xin tu. Vị Sư truyền 5 giới và bắt anh ta giữ 5 giới. Sau một thời gian, anh ta lại trộm cắp. Sư phụ không chấp nhận và anh ấy tìm một vị Sư khác xin tu, vị này cũng truyền 5 giới rồi khuyên anh ta giữ 5 giới. Một thời gian sau anh ta vẫn trộm cắp trở lại... thế là chia tay vị thầy thứ 2. Ngồi trong ngôi miếu nhỏ với tâm trạng buồn chán cho chính mình thì anh có duyên gặp vị Sư thứ 3 vào miếu trú mưa. Qua hồi lâu trò chuyện anh ấy thấy mình rất hợp với vị Sư này nên kể hết mọi chuyện với Sư, và xin được theo Sư để tu tập, nhưng chỉ thọ 4 giới thôi, còn giới "không trộm cắp" thì xin không thọ vì anh ta không thể bỏ tính trộm cắp. Vị Sư hiền từ nói: <p>
"Ta chấp nhận với một điều kiện, khi con đi trộm cắp, lúc lấy đồ người ta thì phải "biết mình đang đi trộm cắp", con có làm được không?" <p>
Anh ấy mừng rỡ và nói con làm được! Thế rồi anh ấy đi trộm cắp, trước khi và trong khi trộm cắp anh ấy nhớ lời Sư phụ "biết mình đang trộm cắp". Trộm được một vài vụ rồi anh ấy thấy mình không thể trộm cắp được nữa, anh ấy "ngộ" ra, chạy về ôm chầm lấy sư phụ mà khóc! Sư phụ chỉ cười! <p>
Qua câu chuyện này con thấy, khi trọn vẹn chú tâm quan sát, trở về trọn vẹn với cái toàn thể (thân tâm cảnh) như nó đang là thì "tâm Tham" (trộm cắp) tự động bị mất năng lượng (như bị mất điện) liền biến mất và nó là một ảo tưởng không thật! <p>
Con xin chia sẻ câu chuyện này với bạn đạo, xin Thầy chỉ dạy thêm cho con! Con cảm ơn Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khoẻ!
Ngày gửi: 15-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, con là một người sinh ra trong gia đình không có tôn giáo. Nhưng do cơ duyên, con may mắn tiếp xúc được với Phật pháp trong năm nay, khi đã 23 tuổi. Con dành nhiều thời gian nghiên cứu về pháp và thấy rằng điều này đã mang đến cho con nhiều an lạc trong cuộc sống, chứng trầm cảm của con gần như khỏi hẳn và con thấy mình bắt đầu tiếp xúc được với sự tươi đẹp. Tuy nhiên, trí tưởng tượng và những ký ức xưa cũ của con hay khởi lên rất mạnh, nhất là sự tức giận về một điều đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc 1 hồi ức đau buồn. Có lúc con quan sát được sự tiến triển và diệt mất của chúng nhưng có lúc con bị chúng lôi đi liên tục và phải suy nghĩ, phân tích liên tục và mỗi lần như vậy con không còn sáng suốt nữa, rất bấn loạn. Con nên tập thiền định hay đọc pháp thêm hay phải làm gì để làm giảm tình trạng này? <p>
Con xin cảm ơn thấy đã đọc câu hỏi của con.
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, <p>
Dạo này con bận việc quá, nên con không lên trang web này để gửi lời cảm ơn và hỏi thăm đến thầy. Con xin trình Thầy điều này, con hiểu ra là mọi thứ đều do nhân quả, dầu thì nổi và hòn đá thì chìm dưới biển, cho dù ai có cầu nguyện cho đá nổi lên cũng không được và mong cho dầu chìm cũng không được. Con rải tâm từ đến tất cả chúng sanh hữu hình và vô hình. Con đã hiểu ra lời dạy của Thầy là, bình thường con Cua biết tự đi như thế nào, nhưng nó lại bắt chước tập đi theo hướng dẫn, như học số thứ tự từ 1,2,3,4,5... và học phân biệt cái nào là chân trái chân phải... rồi bước chân nào trước, chân nào sau, học hoài không được, nên nó tức mình bỏ hết và tự đi được theo bản năng ban đầu. Con tự nhận ra con có đôi mắt sáng, tự nhiên bắt chước người ta đeo kiếng, đeo rất nhiều kiếng, làm con sắp mù mắt luôn. Cũng may có người thấy tội nghiệp con nên xô con té và kiếng bị vỡ ra, thì con thấy đường lại, mà còn thấy rất rõ nữa. Lúc đầu con tức giận người xô con té lắm, nhưng sau đó con chiêm nghiệm lại thì con lại cảm ơn người xô con té vì nhờ họ mà con thấy được đôi mắt sáng "trí tuệ" nằm trong bản thân con. <p>
Vài lời trình với Thầy và chia sẻ với các bạn, con chúc Thầy luôn an vui trong hương vị pháp.
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Con chào thầy! <p>
Thưa thầy, có một sự việc con gặp rất nhiều lần, mỗi lần như vậy con đều rất rắc rối. Con xin trình bày sự tình mong thầy giải quyết cho con và giúp con gỡ rối được, con xin cảm ơn thầy nhiều. <p>
Thưa thầy, hàng ngày mọi chuyện con đều làm bình thường, cảm nhận của con khi công việc và việc gia đình dù có khó khăn hay là khúc mắc gì ập đến con đều vượt qua 1 cách dễ dàng và khi đã xong thì con đều chẳng nhớ gì nữa, trạng thái của tâm lúc nào cũng diễn ra theo chiều hướng tự nhiên. Nhưng thỉnh thoảng vào buổi tối lúc tầm 10h - 11h là có những hôm tự dưng tâm con biến động mạnh, con cảm giác sợ hãi, rồi cứ bị cái trạng thái đó tra tấn. Dù tánh biết của con chiếu soi rõ ràng, nhưng con vẫn không tài nào trấn tĩnh được, toàn gặp trong trạng thái con thiu thiu nhắm mắt. Cứ nhắm mắt là con lại cảm giác sợ hãi, cái sợ hãi đó lấn áp mạnh ghê gớm mà con không thoát ra được. Thưa thầy thỉnh thoảng con hay bị như vậy. Có lúc cảm ứng đạo giao thì tánh biết có trí tuệ nói luôn ra đó là ai hoặc chỉ hiện lên cho con thấy thôi con đã đủ sợ hãi Thưa thầy làm sao cái sợ hãi đó con tan biến ạ. Con xin cảm ơn thầy nhiều. .
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Xin thầy từ bi chỉ giúp con 4 điều con đọc sách mà không hiểu: Có, không, vừa có vừa không, không có không không. Đặc biệt con không hiểu thế nào là "Không có không không" ạ. xin thầy giúp con, con cảm ơn Thầy !
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Con xin đảnh lễ Thầy. Con có 2 câu hỏi, con xin Thầy chỉ giáo cho con ạ. <p>
1. Con rất muốn dự các khoá tu thiền dài ngày với Thầy để được học hỏi nhiều từ Thầy. Xin Thầy cho biết hiện nay Thầy có tổ chức các khoá tu dài ngày như vậy không ạ? <p>
2. Con là bà mẹ đơn thân 41 tuổi, có con trai 16 tuổi, hiện đã du học ở Mỹ được 1 năm. Con và chồng cũ ly hôn cách đây 5 năm. Cuộc ly hôn đã để lại trong con và con trai những vết thương lòng sâu sắc. Sau khi tụi con ly hôn, con trai con vẫn học tốt. Sau khi đi học ở Mỹ từ tháng 9 năm ngoái, kết quả học tập của cháu vẫn tốt, và theo lời nhận xét của nhà trường thì cháu có quan hệ tốt với cả các bạn và Thầy cô. Tuy nhiên, trong đợt về VN nghỉ hè này, cháu có thái độ hỗn láo và khinh thường con và bố mẹ con, cụ thể là, không chào hỏi ông bà và bác khi gặp ở sân bay, trả lời câu hỏi của người lớn với thái độ khinh khỉnh, không có ý thức giúp mẹ với các công việc ở nhà như mang đồ ăn vào bếp hay quét nhà, mặc dù con đã nhờ cháu một cách lịch sự và kiên nhẫn, và khi cháu ở nhà thì con rất tôn trọng sự riêng tư của cháu. Con không biết con sai ở chỗ nào trong cách dạy con. Con xin Thầy giúp con! Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa sư! Hôm nay con ngồi nghe sư giảng qua youtube về đề tài Giới Định Tuệ, Sư nói, Thận trọng, chú tâm, quan sát là một cách tu mà theo đó mình đang sống trong thực tánh chân đế (sống trong cái thực hoàn toàn, tức là sống trong đạo đế và diệt đế). Thưa Sư! Như vậy, so sánh khi một người ăn trộm họ cũng thận trọng khi đi bước chân nhè nhẹ, chú tâm nghe ngóng, và quan sát hoàn cảnh khi đột nhập vô nhà người ta... thì có gì khác hoàn cảnh tu thưa Sư? Xin Sư Từ Bi chỉ dạy! Con xin đảnh lễ và cám ơn Sư!
Ngày gửi: 14-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, <p>
Trải qua những biến cố gần đây trong cuộc sống, con bỗng nhận ra được nhiều điều về bản thân mình, về bộ mặt thật của mình. Hóa ra những niềm tin trước đây của con về bản thân mình đều chỉ là những ảo tưởng của cái ta. Trước đây con vẫn luôn cho mình là một người hiền lành, không dễ dàng nổi nóng. Nhưng giờ đây con có thể nổi cáu cả với những việc dường như rất nhỏ nhặt. Trước đây con vẫn luôn cho mình là một người kiên nhẫn. Nhưng giờ đây con biết rằng sự kiên nhẫn của mình cũng có giới hạn. Trước đây con đã nghĩ mình có thể sống cô độc mà vẫn vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng giờ đây con biết rằng con không thể sống mà không có mối quan hệ với bất cứ ai. Hóa ra những niềm tin trước đây của con đều chỉ là những điều cái ta dựng nên để rồi tự mãn. <p>
Con những tưởng mình đã sống được theo những lời thầy dạy, rồi con tìm cách chỉ cho người này người kia nhưng hóa ra chính bản thân con vẫn còn đầy mê muội. Con phải thú thực với thầy rằng con vẫn còn bị những điều kiện hoàn cảnh bên ngoài chi phối mạnh mẽ. Con đã và đang vẫn đau khổ, dằn vặt, lo lắng, sợ hãi về những điều mình chưa đạt được. Con đã và đang vẫn sân hận với những điều gây cho con sự khó chịu. Con đã và đang vẫn ham muốn những lợi danh và vật chất như bao kẻ mà trước đây con vẫn coi thường. Nhưng bản ngã dường như nó cũng không chịu, nó cũng muốn được sống thiền và như thế một nỗi khổ khác lại chồng chất lên. Con nghĩ nó là sự xung đột giữa lý tưởng sống và bản chất thật của chính con. <p>
Giờ đây con thật căng thẳng, bất an. Con cũng không biết phải làm sao nữa. Con chẳng thể thoải mái để trở về quan sát chính mình nữa. Nhưng con nguyện sẽ kham nhẫn với những nỗi khổ này vì chắc chắn đó là những bài học tuyệt vời và rất cần thiết mà cuộc đời này đặt ra cho chính con. Thưa thầy, có phải khi con quan sát được những diễn biến nơi thân tâm mình thì dần dần con sẽ trở nên nhạy bén hơn không ạ? Và vì nhạy bén hơn nên có phải con sẽ có thể quan sát cả những điều vi tế nhất, hóa giải những chướng ngại ngủ ngầm nằm sâu trong con nhất không ạ? Nhưng con thấy sao sống thiền khó quá, nhất là khi cuộc sống đang cực kì bộn bề. Mình làm sao buông thư mà trở về quan sát lại mình hả thầy? Xin thầy từ bi chỉ cho con.
Ngày gửi: 13-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Trước kia khi ngồi thiền, con cảm thấy bình thường. Gần đây, cũng cùng tư thế, cùng chỗ ngồi, nhưng con lại bị nhức đầu - phía bên phải sau ót chạy lên nửa đầu phía trước. Trong khi thiền, con cũng như trước - hít thở sâu vài cái, buông lỏng thân, quán hơi thở, rồi khi cái gì nổi lên thì ghi nhận. Cơn nhức đầu kéo dài cho tới khi con xả thiền. Con không biết mình đã làm sai ở đâu, mong thầy chỉ cho con.
Ngày gửi: 13-07-2015
Câu hỏi:
Dạ con chào thầy. <p>
Con xem luận giải trong kinh điển thì người có phẩm hạnh thanh tịnh và hành thập thiện trọn đời khi kết thúc tuổi thọ sẽ đi về 6 cõi trời dục giới. Vậy nếu con cũng làm như vậy thì con cũng có cơ hội tái sanh về 6 cõi an vui đó phải không ạ? <p>
Con xin đảnh lễ thầy ạ!