Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 27-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Cháu gái của con sẽ tốt nghiệp ở trường Đại Học Hà Nội vào tháng 6 này. Con có khuyên cháu nên bỏ một ít thì giờ vào tu tập nơi chùa Bửu Long đặng tạo một chút phước báu đặng đền ơn cha mẹ, đồng thời học hỏi một chút chánh pháp đặng có hành trang ra đời vì sau khi có việc làm, thì công việc sẽ rất bận rộn để quen việc mới và sẽ không cho phép được rảnh rỗi như trong thời gian mới ra trường. Cháu có ý thỉnh cầu xin được vào học hỏi nơi quý Sư và quý Sư Cô tại chùa Bửu Long. <p>
Con xin Thầy hoan hỷ chấp thuận cho cháu được tu tập/làm công quả một thời gian tại Thiền Viện. Xin Thầy chỉ dẫn cho cháu phải liên lạc với quý sư cô như thế nào và phải chuẩn bị như thế nào trong trường hợp được Thầy từ bi chấp thuận. <p>
Thay mặt gia đình, con xin thành kính ghi nhớ công đức của Thầy, quý Thầy, và quý sư cô.
Thành kính.
Ngày gửi: 27-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, thầy có thể giải thích cho con hiểu thế nào là quán (niệm) thân trên thân, thọ trên thọ và pháp trên pháp không ạ? Con xin đảnh lễ và đa tạ thầy!
Ngày gửi: 27-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con xin trình với thầy một đôi dòng về cái thấy của con hôm nay. Thật ra từ khi con nghe pháp và đọc sách thầy, có những lúc con buông xuống hẳn cái tâm lăng xăng tạo tác, con thật sự "đầu hàng" và cảm nhận được sự bình yên rất nhẹ nhàng trong từng giây phút. Nhưng khi đối duyên xúc cảnh, có lúc vì áp lực công việc và cuộc sống, con lại thấy tâm rất nặng nề, rất "trược". Nhưng rồi chính trong lúc tâm mệt mỏi, nặng nề ấy con mới cảm nhận hết giá trị hoàn hảo của pháp. Vì trạng thái chỉ đến và đi tùy duyên, nhưng chính sự nặng nề ấy mới là đôi cánh nâng cao an lạc. Ngược lại nếu con cứ ngồi giữ cái an lạc, thoải mái hoài thì lại đâm ra chán và rồi biến an lạc thành địa ngục cũng nên. Thưa thầy, sự cảm nhận đó của con có đi đúng hướng thầy chỉ dạy không ạ? Con có còn bị vướng vào ý thức chủ quan không thưa thầy? <p>
Điều thứ hai là trước đây con tuy tin vào sự vận hành hoàn hảo của pháp, đã thấy ra qua một số trải nghiệm trong cuộc sống nhưng vẫn còn "nghi". Nay tự nhiên trong rỗng lặng, ý thức không hoạt động, con lại cảm được câu trả lời. Con từng thắc mắc mẹ con đang sống trong đau khổ do bản ngã quá lớn, tuy pháp sẽ giúp mẹ con học ra nhưng chẳng lẽ con không làm gì hết ngoài quan sát? Con nhớ thầy dạy là trong quan sát phải thêm sự chia sẻ, cảm thông nữa. Mà lúc đó con chưa hiểu lắm, cụ thể chia sẻ, cảm thông là phải có hành động, thái độ thế nào cho phù hợp. Hôm nay con chợt nghĩ ra, có thể chỉ là giúp mẹ con dọn dẹp nhà, ngồi bên cạnh mẹ lâu hơn một chút hoặc giả pha cho mẹ một ly trà và cùng mẹ thưởng thức và tuyệt không đả động đến phê phán mẹ con đúng hay sai, mẹ nên thế này hay thế khác để gia tăng thêm đối kháng. Điều ấy thoạt chừng chẳng liên quan, chẳng giúp được gì trong giải quyết ân oán, thù hận nhưng biết đâu lại khiến mẹ con chợt nhận ra: hạnh phúc là đây, từ những điều giản dị nhất. Và chỉ khi cảm được điều đó, mẹ con mới "buông" được. <p>
Từ khi con hiểu con hơn, con thấy con cũng mở rộng lòng và kiên nhẫn hơn với mọi người xung quanh. Với những gì con vừa trình bày, thưa thầy con nên tiếp tục giữ chánh niệm, quan sát, sống, cảm nhận và điều chỉnh cho phù hợp hay còn thiếu sót một điều gì trong việc hành đúng pháp không ạ? <p>
Con xin đảnh lễ thầy!
Ngày gửi: 26-03-2014
Câu hỏi:
Con kính lễ thầy, <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều. Con có duyên lành gặp được người bạn, bạn ấy cho con nghe pháp của thầy. Khi con nghe thì con vào luôn thầy ạ, tại khi con đang tu niệm Phật thì con đã hiểu thông được giáo lý, nhưng con vẫn chưa tìm được cái con đang cần. Khi con qua chùa thầy con gặp cô Như Nguyện, con hỏi cô chánh pháp ở đâu, thế là cô bảo "ở đây". Cô cho con mấy quyển sách của thầy về đọc và con đã tìm ra đươc điều con cần tìm thầy ạ. Nhà con nghèo làm con chỉ đi xin sách và nghe pháp nhờ của người ta thôi, nhưng khi con nghe thì con đều thông hiểu và bây giờ con luôn nhìn lại chính con: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, con đều nhìn mình thôi thầy ạ. Con không dám xin điều gì cả. Con biết tu không phải để cầu xin, nhưng khi con gặp điều khó con không lý giải được thì con xin Phật Tổ gia hộ cho tâm con dũng mãnh để vượt qua khó khăn con gặp phải. Rồi con cứ để điều gì đến thì đến; điều gì đi thì cứ đi...<p>
Con mong mỏi qua chùa gặp thầy để con đảnh lễ nhưng con chưa đủ duyên lành thầy ạ. Từ nhỏ con chưa đến trường để học hành, con chỉ học theo cách của con là học từng chữ một rồi ráp lại. Hôm nay con ngồi viết gửi thầy những dòng chữ mộc mạc này, mong thầy hoan hỷ cho con. Con kính chúc thầy thân tâm an lạc. Xin thầy dạy bảo con ạ.<p>
Ngày gửi: 26-03-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ. <p>
Thưa thầy tình hình mấy hôm ngồi thiền con có những trải nghiệm mong thầy chỉ giúp cho con. <p>
Thưa thầy hiện tại cứ khi nào con ngồi là cái tâm con lắng đọng, những tư tưởng do tạp khí sinh con đều cảm nhận được và biết rõ mình không có dính vào và chỉ quan sát thôi, lúc đó con cảm nhận khí điền đầy bộ não của con, làm con cảm giác lâng lâng, và có những lúc đầu của con chia làm 2 nửa, lúc quan sát nửa đầu bên phải thì cảm giác như không có khí ở đó, còn 1 nửa đầu bên trái của con cảm giác như đầy khí, lúc đó con im re chỉ biết quan sát thôi ạ, nhưng đến giai đoạn hơn nửa tiếng trôi qua bắt đầu con cảm giác như là mình bị bật ra khỏi trạng thái như vậy và trở lại trạng thái bình thường. Sau đó cái đau chân của con hiện ra, con lại điềm tĩnh quan sát cái đau đó, nhưng quả thật cái đau khi mà con bị bật ra thì con không tài nào quan sát với cái tâm yên được. Và con cứ đau nên con xả chân đau ra 2 phút và sau đó con lại ngồi tiếp, cứ như vậy khoảng 3 lần liên tục và mỗi lần ngồi lại như vậy thì tâm con cũng yên trở lại. <p>
Thưa thầy giải thích cho con hiện tượng như vậy là như thế nào ạ. Con cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 26-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con muốn trình lên Thầy về cái thấy của con trong vấn đề sau: <p>
Khi con ngủ chưa say thì mọi động thái của thân tâm con đều hay biết. Sau khi ngủ say thì con không còn biết gì nữa, ngay cả hơi thở, âm thanh hay tư thế nằm... Một lúc nào đó, tự nhiên con lại thức dậy và thay đổi vị trí nằm, lúc này con trở lại hay biết rõ về thân tâm của mình, tất cả đều rất tự nhiên như không có người điều khiển. <p>
Qua quá trình đó con hiểu ra mặc dù ngủ say hay mê, ý thức không làm việc nhưng có một cái gì đó vẫn làm việc trong vô thức. Khi nằm lâu một tư thế, phát sinh một cái khổ tự nhiên, nó tác động vào bộ não của con, gởi tín hiệu đến để con phải thay đổi tư thế (mặc dù con không biết gì hết vì đang ngủ say). Tức là cái khổ tự nhiên này lúc nào cũng ở trong mình cả, khi hiện khi ẩn. Ban ngày do vận động nhiều nên cái khổ tự nhiên này đã bị che lấp và không nhận ra được rõ ràng. <p>
Con nghĩ như vậy có đúng không, xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con. Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 25-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con là người hay táy máy, khi có việc gì cần ngồi yên thì con hết làm cái này, làm cái nọ, nhịp tay, nhịp chân,... Khi không có việc thì con nhấp nhỏm không yên, mà khi có nhiều việc thì con hay bị căng thẳng. Mặc dù có thể bề ngoài ra vẻ không có gì nhưng tâm không chịu yên. Xin thầy chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 25-03-2014
Câu hỏi:
Kính Thầy. Con đọc bài thơ của Thầy, có câu: <p>
Đâu cũng là biển cả <p>
Sao phai nhọc công chèo? <p>
"A ha, đâu không là biển cả <p>
Ngại chi ta chẳng chèo?" <p>
Như vậy có phải con đã khởi niệm tham muốn có được phải không thưa Thầy? Điều này con vụng về như mới tập chèo thuyền, mong Thầy chỉ dẫn. Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 25-03-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Con xin Thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu 4 chữ "tầm thinh cứu khổ" trong hạnh nguyện của Ngài Quán Thế Âm.
Như bản thân con là người xuất gia, nếu người Phật tử đến để chia sẻ với con những nỗi khổ của họ, cũng như nghe anh chị em trong gia đình than phiền người này người kia con cũng chưa giữ được tâm ở trạng thái "trong nghe chỉ có nghe", đừng nói là "tầm thinh". <p>
Con chưa hiểu ý của 4 chữ này, con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 25-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy con xin hỏi, khi làm việc thiện cần có tam tư (tư tiền, tư hiện, tư hậu) thì mới có kết quả tốt, nhưng con cũng được biết như bố thí, cúng dường tam luân không tịch (không người cho, người nhận, vật cho), vậy con phải hiểu như thế nào cho đúng ạ. Con xin cám ơn Thầy,