Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 16-03-2014
Câu hỏi:
Con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ thầy!
Xin thầy cho con hỏi về một vấn đề: <p>
Có những khi tâm con khởi nên một vài ý niệm xấu, con biết nó sinh khởi và theo dõi thì một lát sau ý niệm xấu đó diệt đi. Khi con nhận biết nó thì con thấy ý niệm đó độc lập với mình, nó tự sinh và tự diệt. Con nghĩ: nếu mình không phát hiện ra nó thì mình sẽ hành động, nói năng theo ý niệm đó, dẫn đến nghiệp thân và nghiệp khẩu là rõ ràng, còn nếu nhận biết mà không nói hay làm theo thì có phải mình vẫn còn tạo ra ý nghiệp không? Nếu đó là ý nghiệp thì con cũng có thắc mắc là rõ ràng mình thấy nó độc lập với mình nhưng tại sao mình phải chịu nghiệp tự ý niệm đó? <p>
Kính mong thầy từ bi chỉ dạy giúp con!
Con xin tri ân thầy!
Ngày gửi: 16-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con xin thành kính tri ân lời khai thị của thầy. Thưa thầy, con thấy tư tưởng quả là rất xảo quyệt, cứ luôn luôn giăng bẫy mà chỉ cần thiếu chánh niệm một chút thôi là sập bẫy ngay lập tức. Con thấy từ bản thân con ngoài chấp có, chấp không ra, còn cả chấp vào cái "không chấp" nữa. Về hoàn cảnh sống của bản thân, con nay đã không còn ý đối kháng và lý tưởng hóa nó theo một hình mẫu trong tư tưởng rồi lăng xăng tạo tác để phải thấy mình khổ hơn trong mỗi giây của thực tại nữa. Vì con trân trọng mọi bài học đến với con, con nghĩ điều gì cũng có lý do của nó mà khi con chưa học ra được bài học của mình thì chưa thể khiến cho hoàn cảnh thay đổi được và chưa học ra thì cũng đừng vô ích mà đi tìm hiểu cái lý do tại sao lại phải nó xuất hiện mà không phải là thế này hoặc thế kia. Vì hoàn cảnh bên ngoài chính là sự phản ánh hay tương ưng với trình độ nhận thức tâm linh của con ngay trong hiện tại. Thưa thầy về điều này con nghĩ như vậy có phù hợp với lý nhân quả không ạ? <p>
Cái khổ chính của con là khó chịu với bản thân vì mình hiểu mà không buông được. Con nghĩ con đang rơi vào chấp cái "không chấp" và cho là phải "buông" mới an lạc được. Ví dụ như khi con đọc kinh, sách hoặc nghe lời quý thầy giảng, con phát hiện ra một điều tâm đắc rồi "thủ" nó luôn, biến nó thành một phương châm sống. Nhưng dù điều con hiểu từ quý thầy có hay cách mấy đi nữa, nó cũng không ở lâu với con. Khi trong sự tập trung hay thanh tịnh con sống được với điều đó nhưng khi cảnh đến, theo tập khí con lại phản ứng. (Đến đây tự nhiên con chợt nhận ra nói cách khác có lẽ con không tìm sự lý tưởng hóa trong đời để thoát ra mà lại tìm trong đạo chăng? Có lẽ tư tưởng con đã hoạt động quá nhiều?) <p>
Thưa thầy, con biết là con vẫn còn chấp lý, kẹt lý chứ chưa sống được. Xin thầy từ bi chỉ giúp con đường vào. (Con nghĩ chắc con gặp thầy chắc thầy hét cho con 1 tiếng hay đánh cho con vài hèo cũng nên, để con bặt luôn cái tư tưởng tìm đường vào này!!!)
Thưa thầy với tình trạng của con bây giờ, con nên phát triễn thiền định để tư tưởng được ổn định hơn (như niệm Phật hay ngồi thiền) hay chấp nhận những mâu thuẫn này, chịu điên với nó một thời gian rồi mới học được cách buông thực sự ạ? (Trước đây con có niệm Phật nhưng dần dần con thấy đó là sự đè nén và gia tăng căng thẳng khi sức đè nén yếu đi). Thưa thầy, có phải khi tư tưởng bị đẩy lên đến mức đỉnh điểm của sự tạo tác mà vẫn thấy là nó bất lực trên con đường giải thoát thì nó mới chịu im bặt và thôi bép xép không ạ?
Ngày gửi: 15-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,<p>
Xin Thầy cho con hỏi về Tánh không trong Đạo Phật. Vì dù con đọc sách hay nghe giảng mà con cũng chưa thấu triệt Thầy ạ! Kính mong Thầy giải thích cho con Thầy nhé! Con xin đảnh lễ Thầy.<p>
Ngày gửi: 15-03-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy! <p>
Thưa Thầy, đúng là con bị cái lý trí với cái vô minh che lấp đi bản tính tự nhiên vốn có của mình. Đúng chánh niệm là chỉ có vậy, còn suy tư, còn chạy theo vọng niệm là mình đã sai. Cũng giống như tính biết của mình đã thường hằng ở trong mình chẳng cần phải thêm gì hết tự cái tính biết của mình đã tròn đầy rồi. Vì mình vẫn còn tham, sân, si, mình chưa thấy cái vi tế của tâm nên mình bị dính mắc vào đó, chứ quả thật làm gì có gì chi phối được mình đâu. Do mình muốn, do mình đã đặt ra cái tư tưởng cho cái mình thấy và tìm kiếm. <p>
Con đọc thư thầy xong, con cũng hiểu và con nghiệm được. Con ví dụ như vầy có đúng không thầy chỉ giúp cho con ạ. <p>
Ví dụ lúc thân thể của mình đau, nếu mình không biết thì cái đau đó sẽ chi phối mình, nhưng khi mình nhìn thấy thì cái đau đó đâu phải của mình đâu chỉ là cảm giác của đau, do máu huyết mình không lưu thông, nhịp tim mình gấp gáp, do cái tâm của mình sợ nữa..., thế nên sinh ra trạng thái dính mắc vào đó. <p>
Khi mình vẫn sống ở cuộc sống này, nếu mình chánh niệm, nhớ tính biết của mình thì mình sẽ không dính mắc vào nữa, vì mình thấy được rắc rối, mình thấy nhân quả khi đụng chuyện thì mình buông... Nhưng tại sao tập khí vẫn tích tụ và vẫn nảy sinh cho mình những vọng niệm mà mình không biết cách buông bỏ cũng tại vì cuộc sống của mình đôi lúc mình phải dùng tư duy, dùng suy nghĩ để khổ, khổ đó cũng vì nuôi sắc thân, nuôi nhu cầu cần thiết cho mình. Và theo con, cái tập khí chính là cái mà mọi người nghĩ đó là dính mắc, nhưng thật sự cái đó là tự nhiên, cũng giống như mình truyền nhiên liệu cho xe, khi cái xe đó chạy chưa hết xăng thì nó vẫn còn chạy, còn mình buông bỏ là mình quan sát thôi như vậy có được goị là sống thật với chính mình sống thật với pháp trần không ạ? <p>
Và con lấy 5 con số ra con chiêm nghiệm, ngồi thiền và con nhìn nhận, tuy có những lúc mình bị khổ vì mình chẳng biết gì, nhưng cái khổ đó cũng là vô thường đến rồi đi. Nhưng khi đọng lại trong mình là cả 1 quá trình và kinh nghiệm tu thiền của mình. <p>
Con nói vậy thầy chỉ cho con chỗ đúng chỗ sai và giúp con ạ. Thật sự là con cứ tu mắc đến đâu con hỏi đến đó, và con cũng gặp quá nhiều cái dính mắc của con và con rút ra kinh nghiệm. Vậy con mong thầy giúp đỡ con. <p>
Câu hỏi của ngày hôm nay ạ: <p>
Thưa thầy con ngồi thiền tại sao con chẳng bao giờ ngồi được lâu? Trung bình con toàn ngồi 45phút, 1 tiếng, còn có muốn cũng không được, dù cái đau của con không chi phối con nữa. Và cái ngồi lâu hay ít thì do con đang quan sát như là mình đang đầy năng lượng sau đó hết năng lượng thì tự mở mắt và buông. Ví dụ cứ như là hôm nay con có 10 nghìn, thì 10 nghìn đó tiêu làm vài lần, hết 10 nghìn thì cũng không tiêu gì được nữa. <p>
Dạ con cảm ơn thầy. Mong thầy giúp con chỉ bảo cho con a.
Ngày gửi: 15-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con xin thành kính tri ân sự khai thị của thầy cho câu hỏi ngày 9/3 của con. Thưa thầy, hiện giờ con đang trong một trạng thái khá bất ổn về tâm lý. Con đã định đến gặp trực tiếp thầy nhưng chưa đủ nhân duyên. <p>
Trước tiên nói về việc tìm hiểu pháp để thấy ra đường đi cho chính mình, nhiều lúc con thấy tư tưởng mình bị giằng co dữ dội. Qua sự chỉ dạy của thầy cùng sự trải nghiệm trong cuộc sống đã qua mà con nhận ra rằng mình chỉ nên đơn thuần trải nghiệm sự "sống" và học những điều pháp mang đến, những điều mình còn khiếm khuyết và nhân quả sẽ chiêu cảm đến để mình tự học ra và vượt qua. Không nên và cũng không cần tạo tác gì thêm cả vì mọi tạo tác đều là vô ích vì chỉ tạo thêm những nhân quả khác. Trước đây con nghĩ mình nên học theo hạnh bồ tát, mở tâm từ với mọi chúng sanh, thấy người hay vật gặp khổ đều thành tâm, hoan hỉ giúp. Và con nghĩ đó là cách trưởng dưỡng lòng từ, sẽ đưa mình đi trên lộ trình giải thoát vì dần dần sẽ xả bớt sự chấp ngã khi quên lợi ích cá nhân mà biết vì người khác. Nhưng giờ con chợt nhận ra, khi con cố lăng xăng tạo tác ấy, thực chất về hình tướng thấy có vẻ giúp được chút ít cho người này, người kia nhưng thực chất có khi lại cản trở họ tự học ra bài học của mình. Bây giờ cách nhìn này chi phối công việc và đời sống của con, khiến con mâu thuẫn rất nhiều. Có lúc con muốn buông cái tâm tạo tác đó xuống, nhưng khi sắp buông được con lại sợ, thấy mình sao vô cảm, tàn nhẫn và sợ mình hiểu sai phật pháp rồi nắm giữ lại. Và khi lăng xăng tạo tác, học hỏi, tu tập con lại thấy căng thẳng, mệt mỏi. <p>
Về đời sống cá nhân, từ nhỏ tâm lý con luôn bị căng thẳng. Là con một nên mẹ con đặt ra một tiêu chuẩn quá cao, luôn buộc con phải là số 1 và gieo vào đầu con một tâm lý thích so sánh, ganh đua. Mặt khác con được huấn luyện như một cỗ máy chỉ biết phục tùng, nếu thể hiện chủ kiến liền bị áp đảo và bị cho là bất hiếu. Dù chưa qua tuổi 30 nhưng từ khi biết chuyện con chỉ có một khao khát là được sống cho mình. Ngay cả bây giờ dù con đã lập gia đình, tình hình cũng không khá hơn. Mẹ con quyết định mọi việc từ nhỏ đến lớn. Con đã từng đấu tranh mềm dẻo cũng như mạnh mẽ nhưng chỉ nhận được sự áp đảo mạnh hơn từ mẹ. Con có việc làm ổn định nên không phụ thuộc mẹ về kinh tế và cũng biết tự chăm sóc bản thân mình. Vậy mà ví dụ việc con muốn đi đâu xa 1 ngày, mẹ con cũng không đồng ý. Nếu con tự ý đi thì về mẹ con sẽ la hét, đập phá khiến tinh thần con căng thẳng hơn. Trong gia đình không ai sống được với tính ấy của mẹ con, mọi người đều rời bỏ mẹ, chỉ còn con và chồng con sống với mẹ. Rồi con tìm đến Phật pháp, lúc đó con tự nhủ nếu đã không thay đổi được hoàn cảnh thì chỉ có tự thay đổi nhận thức để sống thích nghi với hoàn cảnh thôi. Nhưng có vẻ như con chưa thành công mấy trong sự tự thay đổi nhận thức. Con chỉ liên tục hoán vị từ tạo tác về buông xuôi và ngược lại. Có lúc con thấy thần kinh mình căng thẳng đến đỉnh điểm. Khi đó tự nhiên con thấy có luồng khí lạnh từ sống lưng đưa vào rồi con như bị phân thân. Tư tưởng vẫn còn biết nhưng không làm chủ được thân hoàn toàn. Lúc đó con đi lại, cười nói, khi thì bị cứng quai hàm hoặc chỉ muốn tự tử. Con biết và lại dùng tư tưởng chống lại. Thường là lúc đó con nghĩ đến vị thầy truyền giới cho con tha thiết. Lúc sau con lại có biểu hiện ngáp liên tục đến chảy nước mắt rồi dần dần khỏe lại. <p>
Bây giờ tinh thần con không được ổn định. Có khi con cảm thấy mình thấy rõ vấn đề, sống thoải mái, chỉ nhìn mọi sự diễn ra theo quy luật tự nhiên. Có lúc con lại thấy cực kì căng thẳng, không thể chịu đựng bất cứ điều gì. <p>
Xin thầy từ bi khai thị cho con, con sợ rằng nếu tình trạng này kéo dài, tâm lý con sẽ càng bất ổn hơn. Con thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 14-03-2014
Câu hỏi:
Con cảm ơn thầy rất nhiều ạ. <p>
Đúng quả thật con có cơ duyên trước gặp được 2 vị thầy là thầy GK. và thầy GL. Chuyện kể ra thì dài lắm a. Nhưng chung quy là 2 thầy, trong đó thầy GK chỉ bảo cho con chánh niệm tỉnh giác và buông bỏ, ngoài ra những lúc con thấy nhiều thứ thì con lại gọi điện thoại cho thầy GK. để hỏi và thầy chỉ bảo con là chánh niệm tỉnh giác và buông bỏ và con gặp thầy cũng 1 lần ở ngoài Hà Nôị tại nhà 1 Phật tử ạ, còn sau đó con toàn goị điện thoại để hỏi thầy về thiền. <p>
Còn thầy GL là vị thầy con chưa gặp ngoài đời bao giờ, con được thầy GK. cho số điện thoại, và thầy GL. dạy con pháp 5 con số, số 1 là tính biết, số 2 là sắc thân, số 3 là ngoại cảnh, số 4 là Pháp trần, số 5 là phương pháp tu. Con cũng dùng những con số đó để con tìm hiểu về tính biết và suy nghĩ 5 con số thì đợt gần đây khi con ngồi thì con lại quan sát thấy 3 con số 2, 3, 4 và con lấy 3 con số đó là vô thường của sắc thân, khổ là do độc thoại, và vô ngã là trạng thái tĩnh lặng của pháp trần. Vậy con kính mong thầy giúp con ạ. Con ở miền Bắc ạ. Con sinh năm 1990, hiện con đang học năm cuối trường ĐH Bách Khoa Hà Nôị. Con cũng tìm số điện thoại ở nhiều trang web nhưng con gọi các thầy đều không trả lời và con cũng không có cơ duyên để được hỏi. <p>
Con cũng nghe thuyết pháp của rất nhiều thầy, và con tìm hiểu về chánh niệm tỉnh giác. Con thấy thầy rất tâm huyết với công cuộc hoằng dương Phật pháp. Vậy con mong thầy khai thị và chỉ dẫn cho con trên con đường tu học ạ. <p>
Và con mong thầy gửi hồi âm ạ. Mong thầy chỉ dẫn cho con, con rất khao khát có được 1 vị thầy trả lời hết được những khúc mắc mà bấy lâu nay con vẫn chưa hiểu. Con hằng ngày cứ 6h chiều ngồi thiền đến 7h và đêm từ 12h đến 1h sáng ngày nào con cũng như vậy nếu lúc bận thì con lại thay đổi. Và thưa thầy trong đầu con bây giờ chẳng có gì ngoài đạo Phật càng tu con lại càng ham thầy ạ. <p>
Con xin hết ạ, con mong thầy chỉ bảo cho con.
Ngày gửi: 14-03-2014
Câu hỏi:
Con trước hết xin cảm ơn thầy ạ. Con xin phép kể diễn biến trạng thái hôm qua con hành thiền và con đang mong thầy góp ý cho con. <p>
Hôm qua con viết thư cho thầy xong, cơ thể con vẫn nóng, và rung rung, sau đó con ngồi thiền, con lại quan sát tiếp tục và con thấy 3 thứ: sắc thân, độc thoại của tâm và sự tĩnh lặng. Được 1 lúc thì chợt con cảm nhận cái sắc thân của con tự dưng biến mất không còn quan sát như hôm trước, thay vào đó là trạng thái thân mất dần dần và lúc đó chỉ có trạng thái không còn biết thân hiện hữu. Sau đó con rơi vào trạng thái hư không, rồi độc thoại của con lại hiện ra, con cứ ở trong đó 1 lúc, rồi con lại ra, khi ra thì con lại thấy rõ được tiến trình của thân thể, sau đó con lại vào, vài lần như vậy rồi hết. Sau khi con xả thiền thì thân thể của con thoải mái, và hết đi sự nóng trong cơ thể, thay vào đó là sự mát mẻ và cảm giác sống lưng lạnh. <p>
Vậy thầy góp ý cho con, có phải con thiếu thiếu cái gì trong quá trình hành thiền không ạ?
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Thầy kính mến,<p>
Trước hết con xin tri ân thầy rất nhiều và đã nghe thêm được mấy bài pháp thầy giảng. Con xin thầy hoan hỷ chỉ dạy xem cái nhận biết của con có đúng hay không.<p>
Con đã nhận ra rằng: cái gì bây giờ con thấy thì cái ngược lại của nó con thấy từ bao giờ. Chính vì cái thấy này nên con mới hiểu rõ nguyên nhân tại sao bấy lâu con đã không tìm thấy mình. Từ đó con dễ dàng nhận ra được tính chất thật của Pháp (con tạm gọi là bản gốc). Con xin kính chào thầy.
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Con chào Thầy,<p>
Thầy trả lời cho con 1 chút về trạng thái chánh niệm tỉnh giác ạ. <p>
Con tu thiền cũng được 1 thời gian khá lâu rồi ạ. Hiện tại khi con ngồi thiền thì con thấy được tiến trình của cảm thọ "đau" con thấy chỉ là 1 trạng thái không ảnh hưởng gì đến mình, trạng thái độc thoại của mình và 1 trạng thái tĩnh lặng, 3 cái đó độc lập không liên quan gì đến nhau và con quan sát thấy được. Nhưng khi con thấy được như vậy thì cuộc sống hàng ngày con lại xáo trộn, thân thể của con lại nóng, và cảm giác run run người nữa ạ. Con nóng người nhưng cái nóng lại không ảnh hưởng tới cái tâm của con, và cũng độc lập. Lúc con dính mắc vào thì con hay bị vọng chi phối và khiến con mất đi chánh niệm. Lúc con mất đi chánh niệm thì con lại tìm tài liệu để đọc và cứ luẩn quẩn con chả biết con đang tìm cái gì.<p>
Thưa thầy con mong thầy trả lời cho con được không ạ!<p>
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy! <p>
Con xin kể một sự việc và hi vọng thầy có thể cho con vài lời góp ý xem sự hiểu của con liệu có đúng không ạ. <p>
Hồi tháng 10 năm ngoài, có một lần con mơ thấy một giấc mơ khá lạ. Con mơ thấy lúc đó con đang chuẩn bị đi học thì có một cô bé tóc tai bù xù, mặt mũi người ngợm bẩn thỉu đứng nép vào cửa nhà con. Trông cô bé có vẻ đói lắm. Nó cứ nhìn con chằm chằm. Rồi khi con thấy vậy, con chẳng nghĩ ngợi gì cả mở nồi cơm và xới cho nó một bát. Đến khi tỉnh dậy con nhớ lại và đã rất băn khoăn vì khi con cho đi, con không cảm thấy hạnh phúc hay nhẹ nhõm gì cả cũng không cảm thấy khó chịu hay nặng trĩu điều gì, chỉ là cảm giác "không gì cả", một cảm giác rất lạ mà con thấy có khi như "vô tâm" vậy. Hồi đó con suy nghĩ mãi mà không hiểu nổi giấc mơ này. Nhưng đến hôm nay con bỗng thấy rằng có khi đó chính là sự bố thí một cách tùy duyên, thuận pháp, vô ngã và vị tha. Khi con cho đi, con không cảm thấy thương cho cô bé, cũng không cảm thấy tiếc nuối cho con, không mong muốn được đền đáp gì là bởi vì khi đó con và cô bé giống như là một vậy. Không có người cho đi mà cũng không có người được cho. Giống như khi cô bé đó đói thì chính là con đói vậy. Thưa thầy, con hiểu như thế có bị sai lầm gì không hả thầy? Xin thầy chỉ dạy cho con. Con kính đảnh lễ thầy.<p>