Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Kính Bạch Hòa Thượng,<p>
Con kính mong Hòa Thượng vui lòng chỉ dạy cho con hiểu rõ thêm, sự chỉ dạy của Hòa Thượng là không phương pháp và trong kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ Huệ Năng dạy không được chấp vào không mà tĩnh tọa. Hai điều này có chỗ khác biệt thế nào? Kính xin Hòa Thượng từ bi khai thị thêm cho chúng con được biết. Xin chân thành cám ơn Hòa thượng.<p>
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Kính thầy!<p>
Con xin được cúng dường và chia sẻ cùng thầy một niềm vui sau nhiều năm trăn trở. Đó là niềm vui sau một giấc mộng và nay đã trở thành hiện thực trong đời sống của con. Con cũng xin được chia sẻ cùng tất cả bạn hữu gần xa. Con thành kính tri ân thầy qua những lần tiếp xúc và những nội dung qua sách viết của thầy.<p>
<br>
<b>VUI TÀN MỘNG</b><p>
<br>
Những con dao tôi cất dấu,<p>
Tự bao đời bỗng nhiên hiện hữu,<p>
Trong cơn mộng hoàng hôn,<p>
Những con dao nhọn hoắt,<p>
Sắc bóng và đen tuyền.<p>
Chúng có mặt như một niềm tin,<p>
Như một tự hào<p>
Và như một sợ hãi…<p>
<br>
Trong cơn mộng<p>
Tôi sử dụng chúng<p>
Để bảo vệ, giành giựt, tấn công…<p>
Tôi vung dao răn đe,<p>
Tôi vung dao xua đuổi,<p>
Tôi vung dao chạy trốn,<p>
Tôi quơ dao loạn xạ…<p>
<br>
Nhưng lạ chưa?<p>
Sức cùng lực kiệt chăng?<p>
Tôi múa, dao không lên,<p>
Tôi đâm, dao không tiến,<p>
Tôi rút, dao không lùi…<p>
Tôi mệt nhoài sợ hãi,<p>
Tôi dừng cơn chiến đấu,<p>
Tôi buông dao trong tay,<p>
Tôi buông dao trong lòng…<p>
Tích tắc mọi điều ngưng bặt.<p>
<br>
Và ô kìa,<p>
Lạ lùng quá đỗi:<p>
Người thân vẫn còn đây,<p>
Bạn bè vẫn còn đấy,<p>
Kẻ thù vẫn còn kia,<p>
Cảnh vật chẳng chia lìa,<p>
Mà sao đều như rực sáng,<p>
Dòng giao lưu thân thiện<p>
Không còn phòng thủ,<p>
Không còn tự hào,<p>
Không còn sợ hãi,<p>
Lòng tôi thơ thái,<p>
Nhẹ nhàng tỉnh giấc cơn mơ.<p>
Ngoài kia tiếng chim véo von,<p>
Bình minh chào đón!<p>
<br>
(Được ghi lại sau giấc mộng)<p>
Ngày gửi: 13-03-2014
Câu hỏi:
Kinh thưa Sư, thời gian trước đây con tụng kinh tiếng Việt của Thiền tông mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Gần đây con chỉ ngồi thiền nhiều hơn mà không còn tụng kinh như trước đây nữa. Tâm con đôi khi khởi lên niệm bị sụt lùi trên đường thực tập vì thiếu sự tụng kinh như trước đây. Kính xin Sư giải thích cho con về trạng thái tâm này như thế nào? Con kính cám ơn Sư.
Ngày gửi: 12-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, khi con thấy một người nào đó đang chịu nghiệp khổ đau, tuy biết rằng họ phải tự học ra bài học của họ, nhưng con có thể làm phước, tu học chân chánh, và hồi hướng cho người ấy, được không Thầy? Con kính xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 12-03-2014
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ chào ngài. <p>
Việc con muốn hỏi và xin ngài vui lòng giải đáp cho con là: Mục đích và tác dụng của những hạnh Đầu Đà khi việc tu hướng đến mục đich Giải thoát của 1 vị Tỳ khưu? Hướng đến mục đich Giải thoát của quá trình tu hành của 1 Tỳ khưu có cần phải thưc hành những hạnh Đầu Đà không? <p>
Con kính đảnh lễ chào ngài.
Ngày gửi: 12-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con được vào đại học, đó là niềm tự hào của cha mẹ con, và con nghĩ như vậy là đủ để cha mẹ hài lòng, và bản thân con cho rằng đó là đủ. Nhưng khi con ra trường, qua thời gian xin việc, con cảm thấy dường như tấm bằng đại học của con không có giá trị. Vì dường như sau 4 năm học đại học, con không có gì ngoài 1 tấm bằng, bằng giấy, ngoài ra không trau dồi về mặt kiến thức, kỹ năng xã hội, nên ra xã hội, con giống như là con số 0 vậy. Nay sau 1 thời gian xin việc, rồi tìm việc không phù hợp, con vẫn đang ở nhà phụ buôn bán thôi. <p>
Con cảm giác như mình không có gì, không là gì,... Tấm bằng, nhưng không ai cần, không kinh nghiệm,... Tháng năm con nghĩ rằng chỉ cần có tấm bằng đại học là đủ, mình cũng có chút ỷ lại, nhưng nay, qua bao nhiêu lần xin việc, con thấy cái nhìn của nhà tuyển dụng, họ không nhìn như cái nhìn của mình. Con viết những lời này như là 1 điều tâm sự với thầy. Qua những lần lê lết, con cũng hơi chán, thất vọng, nhưng không tuyệt vọng. Thất vọng về mình, cũng qua đó cho con thấy rằng, mình cần phải học hỏi hơn là tự mãn, ảo tưởng về bằng cấp của mình. Con phải quên đi bằng cấp đó, và bắt đầu lại từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Nếu thầy có thể chia sẻ được gì, thì thầy cho con vài lời. <p>
Con cám ơn thầy, cảm ơn trang web. Cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc những dòng thư của con.
Ngày gửi: 12-03-2014
Câu hỏi:
Kính chào Thầy, <p>
Con là Liên Thu, nhân con có duyên đọc được quyển "LIỄU PHÀM TỨ HUẤN" của Cư Sĩ LIỄU PHÀM. Đây là quyển sách lấy giáo lý Phật giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, hành thiện, tích lập phúc đức để cải tạo vận mệnh. Khi con đọc quyển sách này, con ngộ ra được rằng vận mệnh của mình là do mình tạo ra. Nếu mình làm điều ác thì mình sẽ gặp quả báo, nếu mình làm việc thiện thì mình sẽ có nghiệp lành. Và không ai có thể làm điều gì để thay thế số mạng mình được, mình làm thì mình sẽ gánh chịu hậu quả và còn nhiều điều hay khác. Sau khi đọc xong con muốn chia sẻ quyển sách này với các Phật tử khác và nhất là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, cuộc đời bạc mệnh và các em nhỏ của lớp học tình thương để động viên và hướng thiện các em rằng cuộc đời không phải do ông trời định đoạt, số mạng của họ có thể sẽ thay đổi hoặc bớt khổ hơn nếu ngay bây giờ họ chịu tu thân, sửa tánh, tích thiện để thay đổi cuộc đời của họ. Vì chúng ta chỉ có thể giúp họ được vật chất, thức ăn, quần áo nhưng chúng ta không thể thay đổi số mệnh của họ nếu họ không thay đổi cách sống. <p>
Vì suy nghĩ như vậy nên nay con kính mong thầy cho phép con cúng dường quyển sách "LIỄU PHÀM TỨ HUẤN" cho chùa. Nếu được phép con xin cúng dường 100 quyển. <p>
Con xin cám ơn thầy, chúc thầy và các sư, ni được mạnh khoẻ.
Ngày gửi: 11-03-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy khai thị cụ thể cho con được rõ, thế nào là: Chân, Thiện, Mỹ. Và làm thế nào để vào được Chân, Thiện, Mỹ.
Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-03-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy kính! Con có đọc sách của Ông Krishnamurti. Ông có nói về cấu trúc của bộ não, tâm trí. Con người khi lớn dần lên tích lũy hiểu biết, kinh nghiệm, trải nghiệm riêng, những điều thích và không thích từ đó hình thành nên "cái tôi" cùng với các định kiến, các kinh nghiệm và chọn lựa riêng của nó mà từ đó người ta hành động một cách máy móc và tách biệt với mọi người và tạo thành kí ức. Tâm trí đó bị quy định và luôn diễn giải mọi thứ theo tình trạng bị quy định, tâm trí hoạt động qua tư tưởng và suy nghĩ. Ông có nói về khoảng không gian khi cái trí yên lặng, khi suy nghĩ không có. Con thực hành quan sát và thấy rằng khi suy nghĩ vắng bặt, mọi thứ con vẫn hay biết và tiếp cận mọi thứ một cách mới mẻ hơn, không bị tình trạng bị quy định chi phối. Con có nghe thầy giảng về tánh biết, con muốn hỏi có phải khi suy nghĩ chấm dứt mà vẫn hay biết mọi chuyện thì đó là tánh biết đang thấy Pháp không ạ?
Ngày gửi: 11-03-2014
Câu hỏi:
Kinh Thua Thay,
Con da nhan duoc loi giang cua Thay cho cau hoi va con cung hieu loi Thay day con trong su tu hoc cua con. Doi khi vi ham me hoc hoi trong ly thuyet ma con lai quen minh. Con thanh tam tri an den Thay rat nhieu. '