loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đã được đọc câu trả lời chỉ dạy của Thầy. Con hoan hỷ lắm ạ. Con sẽ luôn cố gắng học và hành theo. Con kính chúc Thầy luôn được Pháp thể khinh an, chuyến hoằng Pháp của Thầy được sự viên mãn. Dạ cho con hỏi khóa Thiền ở chùa Bửu Long khi nào Thầy dạy trở lại ạ? <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Trong bài giảng gần đây Thầy có lấy ví dụ Tâm như 1 vườn cây thuốc, đủ hết các loại cây độc (tham, sân, si…), không độc, cây thuốc tốt (vị tha, giải thoát, niết bàn)…Và Tánh Biết giống như 1 vị thầy thuốc, không bỏ loại cây nào cả, mà biết rõ công dụng của từng loại cây để sử dụng hợp lý tùy trường hợp. Con xin lấy ví dụ như tâm Sân cũng giống như 1 loại cây thuốc độc, khi ta thấy rõ tướng sinh diệt, công dụng, tác hại của nó rồi thì ta không còn bị nó chi phối nữa, giống như vườn cây thuốc Sân vẫn cứ lớn mà nó không ảnh hưởng tới ta nữa. <p>
Đến đây con nảy lên 1 thắc mắc. Nếu là cây thuốc Sân thì nó vẫn cứ lớn bình thường và không chi phối được ta nữa, mà ta biết cách sử dụng nó phù hợp, còn đối với Tâm của 1 vị A La Hán thì sao ạ? <p>
- Vị ấy không còn tâm sân <p>
- Vị ấy còn tâm sân nhưng tâm sân không nổi lên <p>
- Vị ấy còn tâm sân, có lúc tâm sân nổi lên, vị ấy biết rõ tâm sân nổi lên và không bị tâm sân chi phối. (thoát khỏi trói buộc của tâm Sân) <p>
Trong Kinh Phật có nói Niết Bàn là Vô tham, vô sân, vô si… vậy vô tham, sân, si ở đây nên hiểu như thế nào ạ? Không còn hạt giống tham sân si nữa, hay là dù có tâm tham sân si khởi lên thì tánh biết rỗng lặng trong sáng chỉ thấy nó khởi thôi ạ. <p>
Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ.<p>
Con xin đảnh lễ Thầy ạ. Con mong thầy được khỏe mạnh trong chuyến đi hoằng pháp bên Úc này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con xin phép được hỏi Thầy về "bất nhị, nhất nguyên và nhị nguyên" như trong câu trả lời của thầy cho câu hỏi dưới đây, vì con chưa được phước duyên tìm hiểu trong một cuốn sách nào cả thưa Thầy. Kính xin Thầy hướng dẫn và chỉ dạy cho con ạ. <p>
"Ngày gửi: 07-09-2013 <p>
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, <p>
Gần đây, qua sự thực hành cũng như va chạm những nỗi đau, nhất là bệnh tật, những nghịch cảnh trong cuộc sống, con cảm nhận thật sâu sắc những điều Thầy đã dạy. <p>
Con thấy rằng: nếu chỉ đơn thuần nghe giảng mà không có sự trải nghiệm thực tế trong đời thường, và nếu có sự trải nghiệm mà không học ra điều gì thì khó có thể lãnh hội được sự thật chân đế về khổ, bất toại nguyện và vô ngã, được minh chứng cụ thể trong lời dạy của Thầy. <p>
Con xin trình với Thầy về suy nghĩ của con, và con rất mong được Thầy dạy thêm cho con: <p>
Với sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thận trọng, chú tâm, quan sát, con nhìn thấy rất rõ bản chất thật sự của tâm con. Có lúc nó rất xấu, có lúc nó khô khan chai đá, có lúc con cảm thấy bất lực trước những nỗi đau về thể xác do bệnh tật v.v... còn rất nhiều những cung bậc lên xuống của Tâm tùy theo hoàn cảnh. <p>
Nhưng Thầy ơi, hôm nay con đã hiểu và cảm nhận sâu sắc lời Thầy dạy: Khi con nhận thức tâm con khô khan, chai đá, thì cũng từ nơi đó đã có sự dịu dàng, êm ái. Khi con nhận thức được tham-sân-si nơi con là con đã tháo mở một khe hở để cho ánh sáng rọi vào. Sự thấy biết của con càng rõ ràng hơn khi con từ những khổ đau, nghịch cảnh mà hiểu rằng: người ta không thể cảm nhận được điều gì nếu không có cái “đối nghịch” với nó, không có bóng tối thì người ta đâu biết đến ánh sáng, khi con thấy con “khô khan, chai đá” thì con mới ý thức rõ rệt được sự “dịu dàng, thương yêu”, khi con bị “giới hạn” về mọi mặt thì con mới cảm nhận được cái “vô biên” của đất trời, của vạn vật. Bản thân con sẽ không thể biết được chính con, mà chỉ có cái gì “khác với con” mới giúp con ý thức được chính mình. Như, khi đau khổ vì bệnh tật, thì con mới thấy được giá trị của một cơ thể khỏe mạnh, khi sống không có ý nghĩa trong một ngày, thì con mới thấy được sự quý giá của từng phút giây hiện tại. <p>
Kính bạch Thầy, phải chăng con đã thấy được một phần nào đó như là vị ngọt, sự cay đắng... trong lời Thầy đã dạy con? Bên trong những nỗi đau, những điều bất như ý lại ẩn giấu một sự thật mà chỉ có bản thân tự trải nghiệm, có học ra bài học thực tế thì mới thấy được. Con mong Thầy chỉ dạy để con được khai tâm mở trí. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Xem Câu Trả Lời » <p>
Trả lời: <p>
Tốt lắm, con bắt đầu biết nhìn thấy hai mặt của đời sống. Người ta thường hiểu lầm tâm vô phân biệt là không cần biết đúng sai thiện ác gì cả, nghĩa là cho rằng đúng sai thiện ác đều như nhau. Nhưng đó là tà kiến. Chánh kiến hay trí tuệ là thấy rõ đúng sai thiện ác nhưng tâm không chấp trước, tâm vẫn an nhiên trong sáng không bị ảnh hưởng bởi những đúng sai thiện ác đó. Người chấp vào một bên trong hai mặt của đời sống gọi là phân biệt nhị nguyên, còn người thấy cả hai mặt mà không chấp thủ mặt nào không xem mặt nào là ta, của ta hay tự ngã của ta thì mới có cái nhìn bất nhị. Bất nhị chứ không phải nhất nguyên, bởi vì nhất nguyên hay nhị nguyên đều là chấp thủ."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!<p>
Con vừa phát hiện một chuyện thật buồn cười là cuộc sống của con từ trước cho đến bây giờ như một giấc mộng hay nói đúng hơn đó chỉ là trò chơi đuổi bắt của bản ngã và pháp. Khi có một pháp xuất hiện thì cái ta ảo tưởng liền được khởi lên chạy theo nắm bắt nhìn nhận rồi đánh giá phản ứng. Pháp liền biến hóa muôn hình vạn trạng. Để cố đuổi bắt pháp, bản ngã cũng cố biến đổi để chạy theo. Quá trình diễn ra liên tục đan xen chồng chất làm cho bản ngã không ngừng giải quyết nhưng đến khi nó quá mệt mỏi với trò chơi đuổi bắt. Cứ để mặc cho pháp tự do vận hành thì pháp lại trở nên hiền lành và trở về bản chất thật của nó.
Con xin cảm ơn và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, con đã đọc lời chia sẻ của một chị có người chồng không chung thuỷ. Con thấy chị thật là tuyệt vời biết bao, nhờ chị mà con nhận ra bản thân mình luôn trốn tránh những gì không đẹp làm con phật ý và con luôn tìm cách giải quyết nó, rồi sau đó con lại đau khổ, con không được vững vàng, quen sống dựa vào sự chăm lo của người khác. Khi không vui lại tìm cách trả thù những người đó. Nhờ chị mà con đã biết rằng con sai rất nhiều và nỗi đau là do con đã can thiệp vào sự vận hành của vạn pháp và gây ra đau khổ cho nhiều người. Xin thầy cho con gởi lời cảm ơn chân thành đến chị và chúc chị luôn được vui vẻ, sống vô ngã vị tha, hưởng hương vị giác ngộ giải thoát. Con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để biết mình và nhớ những lời khuyên hữu ích thầy đã dạy. Con rất dở trong việc ăn nói, có sai sót mong thầy mở lượng từ bi chỉ dạy. Kính chúc thầy an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay có một câu hỏi thế này mong thầy chỉ bảo: Thiền có phải là một phương pháp tư duy không ạ? Có một giáo sư bảo con rằng nó là một phương cách nghỉ ngơi, thư giãn của đầu óc chứ thiền không phải là tư duy. Còn có một anh cư sĩ thì bảo rằng thiền là cách tư duy một cách vô thức! <p>
Con muốn biết ý kiến của thầy người thân chứng thiền cả lý lẫn sự cho ý kiến ạ! Mong thầy hoan hỉ chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2013

Câu hỏi:

Bạch Thầy, Thầy đã cho chúng con một câu trả lời thật xúc động về câu hỏi của chị Phật Tử có người chồng không chung thủy (hôm 10/11/13). Con thật mừng vui khi thấy mình thấm nhuần trọn vẹn được ý Thầy. Và xin Thầy cho phép con được gởi vài dòng đến chị ấy: <p>

Thưa chị, xin được tỏ bày lòng trân trọng và khâm phục sâu sắc của em đến chị. Trong thực trạng tâm thức của nhân loại đang bị tha hóa khủng khiếp như hiện nay, chỉ một chút ghen tuông, ganh ghét vô cớ hoặc một chút lợi lộc, vật chất nhỏ nhặt nào đó là cũng đủ cho người ta như điên dại lao vào chém giết, gây hại cho những đối tượng liên quan cùng thân thích của họ. Và trong tình hình đạo pháp đang phát triển các sở học, pháp môn, phương tiện ngày càng cao dày chất ngất thì bản ngã của con người lại càng bành trướng, len lỏi, trá hình tinh vi và sâu xa hơn bao giờ hết. Vậy mà với sự nhu hòa, nhẫn nhịn, chú tâm... chị đã thể hiện chân pháp “tùy duyên, thuận pháp, thuận chúng sanh“ để buông ra một cách tuyệt vời. Thật khâm phục khi em đọc cách chị hành xử “... vẫn quan tâm chăm sóc chồng bình thường...“, “... sợ sự va chạm dẫn đến bất hòa thậm chí là li tán, khi đó con cái con lại khổ...". Từ Tâm mà chị đã dành cho chồng và con, những chúng sanh hữu duyên trực tiếp nhất của chị tưởng đơn sơ nhưng đâu phải dễ dàng người đời có được. Tuy chưa thỉnh ý Thầy, nhưng em đang nghĩ Từ Tâm ấy đã đến từ Tánh Biết vô ngã vị tha (Tình thương chân chính là những gì đi qua Trí-Tuệ-Hiện-Hữu để bước vào thế giới này - Eckhart Toll).<p>

Rất cảm ơn chị đã cho em một bài học lớn, để cho em có cơ hội chiếu soi lại pháp hành của chính bản thân mình.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2013

Câu hỏi:

Vì cuộc sống, nên con làm việc cho 1 cửa hàng bán cá. Công việc của con là khách tới mua, chọn cá xong con sẽ bắt đập đầu, làm sạch sẽ rồi giao cho khách. Con không thể chọn nghề khác được vì công việc đang ổn định và phải nuôi sống gia đình nữa. Toàn bộ quá trình giết cá như vậy con là người thụ động về tâm nhưng hành vi lại là người trực tiếp giết. Vậy trong trường hợp này, có tạo thành nghiệp và quả của nghiệp sát sanh không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,<p>

Thầy có khỏe không ạ, thời gian vừa qua con ít ghé website nhưng thâm tâm vẫn luôn hướng về thầy mỗi khi có những duyên khởi về Pháp. <p>

Con tĩnh lặng cao độ và mặt hồ tĩnh mịch đã giúp con nhìn được xuống đáy, thấy được vẻ đẹp bất tận. Con sinh ra để phụng sự đồng loại thưa thầy. Con mới hiểu cái sâu xa "Phục vụ để hoàn toàn - hoàn toàn để phục vụ" ạ.

Thầy ơi, con đã đọc thư thầy với DM bàn về Đạo và Đời. Nhưng những suy nghĩ trong đầu con vẫn chưa thấu tường. Con mong được những lời chỉ bày của thầy sâu sắc hơn về hoạch định tương lai. Con đang đứng trước nhiều lựa chọn mà không biết đi theo hướng nào cho đặng. Phải làm sao để hiểu tài năng của mình, làm sao để phụng sự tốt nhất khả năng của mình. Trong Pháp của Đức Phật có những kinh hay đoạn nào chỉ bày việc này thưa thầy. Có lẽ duyên con chưa hội đủ, con lại quay vào thực tại nhưng được ít chặng lại thấy mịt mờ hướng đi. <p>
Con kính ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-11-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, bao giờ Thầy về lại chùa ạ? <p>
Con thành tâm xin được sám hối với Thầy. Kính mong Thầy hiểu và từ bi bỏ qua cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »