Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 20-07-2010
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Con rất thích hai câu thơ của Thầy:
"Tự do là ung dung trong ràng buộc.
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau"
Thưa thầy, hai chữ "ràng buộc" trong câu đầu phải chăng là nhân quả, nghiệp duyên, hay một ý khác là định mệnh? Và tất cả các pháp sinh ra đều có tính tương tác, ràng buộc lẫn nhau trong một qui định chặt chẽ mà chúng ta không thể cố gắng thoát ra bằng bản ngã. Chỉ có như thị, chấp nhận không điều kiện, không động cơ, thì khi đó mới được tự do hoàn toàn?
Kính thầy khai thị cho con!
Ngày gửi: 16-07-2010
Câu hỏi:
Con cảm ơn thầy, con nhận được câu trả lời lần trước của thầy, con rất vui và đã giúp ích cho con rất nhiều. Con mong thầy làm rõ giúp con trong trạng thái tâm này: Giáp mặt với hiện tại chỉ còn HƠI THỞ và tình huống ĐANG LÀ (không còn ý niệm về bản thân như được tôn trọng, được khen chê, được thấy mình làm tốt nhiều việc, không tự ti hay là gì đi nữa), mà chỉ còn niềm vui sống với hơi thở và những sự vụ mà pháp đang vận hành theo duyên nghiệp đến với mình nơi hiện tại đang là. Ở đó bỗng quên mình đi không còn lo lắng hay sợ hãi nữa (vì trạng thái tâm không còn cảm nhận về cái tôi nữa), bây giờ, chỉ còn niềm vui sống trọn vẹn cùng hơi thở CHÁNH NIỆM và sự vụ đang là trong trạng thái tâm "phục vụ để hoàn toàn - hoàn toàn để phục vụ". Ở đó không còn khái niệm, không còn chờ thời gian cứu cánh, đón nhận mọi pháp đến với mình bình thản, không lo âu, không hy vọng, không thất vọng... Tất cả chỉ là bài học để mình sống đúng, sống tốt hơn. Con mong thầy làm rõ giúp con, trạng thái tâm đó và tinh thần: "phục vụ để hoàn toàn - hoàn toàn để phục vụ" con còn phải điều chỉnh thêm gì? Con thưa thầy.
Ngày gửi: 15-07-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy. Tại sao đức Phật nói vô thường là khổ? Cũng có những trạng thái chuyển biến từ đau khổ sang hạnh phúc chứ đâu phải chỉ có một chiều chuyển sang đau khổ đâu ạ? Như vậy trong thực sự chuyển biến (vô thường) này cũng có cả chiều hướng tích cực chứ đâu chỉ có chiều hướng tiêu cực ạ?
Ngày gửi: 13-07-2010
Câu hỏi:
Con thưa thầy. Có phải buông bỏ tất cả để trở về thực tại tức là xả bỏ hết phương tiện, niềm tin, niềm vui, mục đích... như con được đọc trong những cuốn sách của thầy không? Để giáp mặt với thực tại - trọn vẹn như nó đang là, với hai bàn tay trắng, không cần phải đòi hỏi thêm tài năng hay điều kiện gì cả. Ở đó mọi buồn vui được mất của cuộc sống muôn đời mà ta sống hòa trong đó - có những giọt nước mắt và có cả những nụ cười... Và điều quan trọng nhất còn lại sau khi đã bỏ phương tiện, bỏ cứu cánh đó là "tánh biết" thấy rõ những giọt nước mặt và nụ cười đó là 1 điều hiển nhiên của tự nhiên, của sự sống, của nhân quả muôn đời. Để rồi 1 ngày kia "tánh biết" đó đủ dũng lực, sáng suốt sẽ ôm trọn nước mắt và nụ cười trong trạng thái im lặng tuyệt đối, vô ngại đi vào dòng đời, sống có ích cho mình và những người xung quanh, chỉ với thực tại đang là và hai bàn tay trắng. Con thưa thầy đó có phải là mục đích của thiền?
Ngày gửi: 13-07-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Sư. Con có ba câu hỏi, nhờ Sư giải thích:
1- "Vô minh thì sẽ có sanh-già-chết. Minh thì không có sanh-già-chết". Có phải vì thấy được sự sinh diệt từng sát-na của thân và tâm, có đó mất đó, không thật có thân tâm, nên gọi là không sanh-già-chết?
2- Vì sao vô thường là thường?
3- Nhận ra chân đế có phải là kiến tánh, tức thấy ra tự tánh không? Ví dụ, thay vì thấy cây đèn cầy là cây đèn cầy, con còn nhận ra được bốn đặc tính đất, nước, lửa, gió và sự sanh diệt từng sát-na của cây đèn cầy đang cháy. Nhìn người, thay vì thấy đàn ông, đàn bà, xấu, đẹp... con chỉ thấy danh sắc, nhân quả, nghiệp báo (dù không sâu sắc)... Kính thỉnh ý Sư?
Ngày gửi: 05-07-2010
Câu hỏi:
Thưa Sư, cho con hỏi một điều: Khi xưa Đức Phật có ban giới luật cấm uống sữa không ạ? Nếu có thì trong trường hợp nào mà Đức Phật ban điều luật đó? Con cám ơn Sư.
Ngày gửi: 01-07-2010
Câu hỏi:
Trong Thực Tại Hiện Tiền 2, con đọc thấy một đoạn Thầy viết rằng: "có tinh tấn mà không có đức tin thì chỉ là nỗ lực của bản ngã", điều này làm con gợi nhớ đến một người khá thú vị và cũng nổi tiếng... Nhưng bạch thầy, vì sao có tinh tấn mà thiếu đức tin lại là nỗ lực của bản ngã ạ?
Ngày gửi: 29-06-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy.
Thầy dạy: "Vipassanà có nghĩa là thấy biết như thực, vậy không có gì để hành ngoài thấy biết trực tiếp và chân thực", tương tự "trực chỉ" và "kiến tánh" trong Thiền tông.
Vài pháp thiền đang thịnh hành như "quán thọ" hoặc quán danh sắc (tâm thân) của vài thiền sư, tức là vẫn còn dùng phương tiện để đạt đến cứu cánh. Sự khác biệt cua hai khuynh hướng nầy, con nghĩ tùy căn cơ của Phật tử mà áp dụng.
Có những người thấy nhưng không thể nào biết như thật mà chỉ biết qua màn che của vô minh. Do đó con cảm thấy phương tiện vẫn cần trong những trường hợp nầy. Xin lãnh hội thêm từ Thầy. Chúc Hân.
Ngày gửi: 26-06-2010
Câu hỏi:
Kính chào Thầy. Con chưa hiểu về KHỔ ĐẾ. Thưa thầy sự già nua cũ kỹ của các đồ vật như bàn ghế, vật dụng... có thuộc về KHỔ ĐẾ không ạ?
Ngày gửi: 20-06-2010
Câu hỏi:
Thưa Thầy, có phải thực chất của tứ đại là các ĐẶC TÍNH mà ta có thể trực tiếp cảm nhận như nóng lạnh, cứng mềm, trơn thô... phải không ạ? Và ngoài những cái đó ra thì các khái niệm, suy nghĩ, hình ảnh về đất nước gió lửa chỉ là "tưởng tri địa đại là địa đại, tưởng tri hỏa đại là hỏa đại" phải không ạ?