loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-11-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, dạo này tâm con bất an. Con cảm thấy hình như có 1 cưỡng lực làm cho thân tâm con mệt mỏi. Con cảm thấy con ghét cái bản ngã. Nhưng khi con muốn diệt trừ nó, thân tâm con lại càng bất an. Xin thầy chỉ cho con 1 nguyên nhân nhất định tại sao tâm con lại như thế? Cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con may mắn được nghe trực tiếp một số buổi thầy giảng. Con xin thầy chỉ bảo một số điều là: Như thầy dạy mọi việc phải: thận trọng, chú tâm và quan sát. Thường ngày con thực hiện đúng theo như pháp mà thầy đã dạy ở trên, nhưng khi đối diện với những việc gay cấn, bị chọc tức con đã cố gắng kìm chế nhưng thường không được nên bị sân lắm. Con muốn thầy chỉ bảo tu tập như thế nào? Nhân đây con cũng nói là khoảng 2-3 năm về đây con thường tu thiền ban đầu theo hơi thở (chủ yếu chú trọng thân, thọ) sau tiếp tu thiền định theo tứ niệm xứ (chú trọng theo dõi hơi thở ra, hơi thở vào, lúc có thể chuyển sang theo dõi phồng xẹt của bụng) con tu tập theo phương pháp này là chủ yếu, và hình thức là tọa thiền (Việc tu tập trên con học chủ yếu ở sách có tham khảo một số người đã thực hiện trước. Sau khi nghe thầy giảng pháp, con thấy mình chấp quá (vì con chỉ muốn "định" nên con chỉ muốn ngồi lâu, muốn tâm được an) như thế thì tuệ giác không phát triển (và việc tọa thiền chỉ là một trong biện pháp trợ duyên của Phật Pháp). Hiện nay như con đã nói ở trên con đã chuyển sang hình thức như thầy đã giảng song có lẽ con còn vướng mắc hình thức cũ chăng? (lúc nào con cũng muốn kìm nén, nếu có việc bức xúc là con buông bỏ bằng cách chú tâm vào việc gì đó như phần bụng, hoặc quán chiếu sang phần khác chẳng hạn...) Thật ra con học tu thiền xuất phát từ yêu thích (vì tự con thấy mình nóng tính lắm, và còn hay mất bình tĩnh nữa - nên con nghĩ đây là cứu cánh phù hợp). Kính thầy chỉ bảo cho con điều phù hợp lúc này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Sư. Cho con hỏi: 1. Trong khóa giảng thiền Thầy nói rằng Niết-bàn ở trong tâm ta không ở đâu cả. Vậy khi Đức Phật tịch về cõi Niết-bàn mà kinh sách thường nói là ở đâu? Theo con nghĩ Niết-bàn là 1 cõi mà Đức Phật đã về ở vì Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thì không thể thành tro bụi được, cũng như bên Bắc Tông quý Thầy nói cõi Cực lạc Tây phương của Đức Phật A-di-đà vậy. Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy tu như PHẬT sẽ thành PHẬT rồi về đâu? 2. Trong phần mở đầu bài giảng thiền Thầy có nói bà hoàng hậu (con cũng không biết tên) sai người chờ Đức PHẬT kinh hành đến thành trì sẽ chửi Đức PHẬT, mà Ngài vẫn đến, sau cùng giáo hóa được họ. Trong khi đức vua cha của nàng Da-du-đà-la cũng chờ Đức PHẬT đến để chửi mà Ngài lại rẽ sang đường khác vì không muốn đức vua mang thêm nghiệp. Sao con thấy có 2 cách hành xử khác nhau thế. Vì thời giờ eo hẹp con không dám hỏi Thầy trong khóa học. Xin Thầy hoan hỷ chỉ dẫn con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2010

Câu hỏi:

Con có một câu hỏi rất quan trọng đối với việc tu tập của con, xin Thầy cho con lời chỉ dạy. Vốn con rất sợ cảm giác đau đớn nên từ lâu con đã chuẩn bị bằng cách tu tập thiền định để khi chết tâm con không tán loạn vì sự đau đớn. Nhưng khi nghe Thầy giảng về thái độ buông rỗng lặng trong sáng tự nhiên của tánh biết, thì con lại thấy nhất niệm hay nhất tâm của thiền định vẫn còn chỗ dính mắc bám trụ, tuy tâm không tán loạn nhưng cũng không thật sự nhẹ nhàng thanh thoát. Vậy con có nên buông luôn cả Thiền Định để cảm nhận rõ mà không đối kháng với sự đau đớn, hay sự chết hầu thấy sự sinh diệt của tất cả các Pháp lúc đó? Như con đã nói con rất sợ đau đớn, liệu bài học đau đớn (nếu có) cuối cùng này con có thể kham nổi hay không? Sự phân vân của con là nên duy trì hay nên bỏ thiền định để đối mặt với nỗi đau và cái chết?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy! Có những khoảnh khắc con đã buông và không mong muốn bất cứ điều gì. Nhưng đúng như thầy đã nói, con thấy ngay sau đó bản ngã ở đâu lại ùn ùn kéo đến với ý đồ muốn giữ sự an lạc nơi thân và nơi tâm.
1. Vậy cho con hỏi, cái khoảnh khắc "không mong muốn" đó có phải là "chánh niệm tỉnh giác" chưa hay mới chỉ là "thấy vết trâu" thôi ạ?
2. Mặc dù con biết trạng thái đó đến và đi là việc của Pháp, song con vẫn muốn nhận thêm lời khuyên cụ thể hơn từ thầy. Mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên ạ. Con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2010

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nếu trước khi chết tâm vẫn giữ được chánh niệm tỉnh giác thì kiếp sau tái sinh cõi nào?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nghe theo lời Thầy dạy: Khi ngồi Thiền nên buông ra, không cần lập trình thời gian ngồi, tùy duyên thuận pháp. Hiện nay con hành thiền thường xuyên vào buổi sáng trước khi đi làm: khi thì lúc 5 giờ, khi thì 5:30 hay 6 giờ... Còn buổi tối thì không cố định, lúc có lúc không, có lúc 6 giờ, có lúc 10 giờ, có khi ngủ một giấc rồi dậy ngồi thiền lúc 1, 2 giờ khuya. Khi ngổi thì có lúc buông ra, thả lỏng, có lúc niệm hơi thở, có lúc tâm biết sự xúc chạm, cảm thọ trong thân, có lúc thấy mình đang ngồi, hay nghe âm thanh, có lúc cảm thấy dễ chịu vì biết tâm đang định và an lạc, có lúc phóng tâm một hồi sau mới biết. Việc thay đổi đối tượng này tự động xảy ra, con không cố ý, cứ để tâm buông xả và tự động thay đổi đối tượng. Có lúc tâm xao động con cũng biết và để nó tự động một lúc thì hết. Có bữa tự nhiên con thích niệm hơi thở, con cứ làm thế một hồi lâu đến khi tự động nó thấy không thích nữa thì con buông ra. Thời gian ngồi con cũng không quan tâm, khi thì 45 phút, 1 tiếng hay có bữa đến 1 tiếng rưỡi. Hiện nay con cũng đang tập chánh niệm cái "tâm thấy". Khi thấy và nhìn sự vật chung quanh con tập chánh niệm sự thấy và nhìn này. Nói chung, con cảm thấy việc tu tập theo hướng như Thầy dạy là thận trọng chú tâm quan sát khi hành động hàng ngày và khi ngồi Thiền thì buông ra, tùy duyên, không gò ép tâm, không cố gắng tâm phải thế này thế kia thì con thấy việc Tu và Thiền rất dễ dàng, dễ chịu. Trong công việc và cuộc sống con cũng đang áp dụng theo như vậy: cứ để pháp vận hành, không lo lắng thái quá. Có lẽ tu hành theo cách này hợp với căn cơ trình độ của con. Còn việc tiến bộ đến đâu, nhanh hay chậm là việc của Pháp.
Con kính trình Thầy và xin Thầy chỉ dạy. Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Con có chánh báo tương đối tốt nhưng y báo không tốt. Con đã phải chứng kiến nhưng mưu mô, lừa đảo của những người trong gia đình bên chồng và bên gia đình con. Những chuyện nhơ bẩn, lường gạt như vậy cứ ám ảnh con nhưng con không chia sẻ được với ai vì những vị đó có thế đứng vững chắc, đóng kịch rất giỏi. Vì sợ con tiết lộ với người khác lại còn đi đến những người quen thông báo với họ là con bị thần kinh nên nếu có nghe chi thì đừng tin con. Thưa Sư con phải có thái độ như thế nào? Con kính tri ân Sư

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin thầy từ bi, hoan hỷ cho con hỏi câu hỏi liên quan đến việc thực hành tứ niệm xứ.
Con đọc trong kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật có dạy: "Này Tỷ-kheo, khi nào Ông được giới khéo thanh tịnh và tri kiến chánh trực, này Tỷ-kheo, Ông hãy y cứ trên giới, an trú trên giới, tu tập bốn niệm xứ".
Vậy như thế nào là giới khéo thanh tịnh? Như thế nào là tri kiến chánh trực?
Cách con đang hành hiện nay theo lời dạy của Thầy, con thận trọng trong ý nghĩ, lời nói và hành động phải chăng là con đang an trú trên giới, là giới khéo thanh tịnh? Con chú tâm, tỉnh thức trên đối tượng trước mắt theo đúng thực tánh của nó, phải chăng đó là tri kiến thanh tịnh và cũng chính là đang tu tập bốn niệm xứ rồi? Xin Thầy hoan hỷ giải thích rõ hơn cho chúng con về lời dạy trên. Kính tri ân Thầy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2010

Câu hỏi:

Thưa Sư, trong giao tiếp con phát hiện ra thỉnh thoảng mình tỏ ra "kiểu cách" về động tác hoặc ngôn ngữ thì đôi lúc nó khiến con tự tin hơn. Nhưng có khi con thấy nó thật trẻ con! Con nên xử lý cái tật này ra sao ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »