Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-11-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi!
Có phải những vật chất tài sản được người đời cho là giàu sang, quý báu thường thì có cũng chỉ để ngắm nhìn.
Nhưng người sở hữu thì phải cực khổ, mất công gìn giữ, còn người không sở hữu thì không cần phải cực khổ mà vẫn nhìn được như người sở hữu.
Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con thêm!
Con kính chúc Thầy sức khoẻ tốt ạ.
Ngày gửi: 04-11-2021
Câu hỏi:
Càng ngày con càng phân biệt được rõ ràng hơn chuyện đúng sai, phải trái tốt xấu ở đời và trong tâm thầy ạ.
Mọi chuyện rõ ràng và rạch ròi, minh bạch hơn thầy ạ.
Ngày gửi: 04-11-2021
Câu hỏi:
Chí tâm đảnh lễ Sư Ông,
Tình hình covid vẫn còn phức tạp nên con ít đến chùa để đảnh lễ Sư Ông. Thông qua tài khoản ngân hàng, con đã xin cung kính cúng dường Sư Ông với tất cả lòng thành kính. Kính chúc Sư Ông thân tâm an lạc.
Ngày gửi: 04-11-2021
Câu hỏi:
Con xin chào Thầy,
Thầy cho con hỏi là mình có cần mổ xẻ cái suy nghĩ bất thiện khi thấy ra nó không? Mỗi lần thấy nó thì con quan sát một lúc nó tự hết nhưng con lại khó chịu muốn tìm hiểu nguyên nhân, sợ quên nó sau này nó lặp lại. Mà khi mổ xẻ ra thì con thấy mình còn thêm thắt tưởng tượng nhiều hơn.
Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông, Sư Ông có nói : "Tôt-Xấu, Đúng-Sai, Thiện-Ác,... chỉ là tương đối, tự nó chẳng phải là mục tiêu của một đời người..."
Con đang không hiểu, nếu nói như thế với Thiện- Ác thì nên hiểu như thế nào về việc HÀNH THIỆN ("làm các việc lành" như Phật đã dạy)?
Xin Sư Ông rộng lòng giải thích và khai tâm cho con.
Xin chân thành cảm ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
Sư Ông ơi!
Con là người gửi lá thư trình bày con bị thần kinh và hiểu được tánh biết. Hôm nay con nhận ra tất cả nghiệp con lãnh là có lí do của nó. Con có buồn hay gì thì ba mẹ con cũng không giải quyết giúp con, chỉ khi con vui vẻ nói những lời ái ngữ thì ba mẹ con mới nghe và con cũng vậy. Con là người rất nóng tính và con cũng không chấp nhận được bản tính đó. Con thấy khi mình nóng la lối xong rồi tội người ta nhưng con cứ loay hoay không biết làm sao để thay đổi mình. Cơ duyên đợt giãn cách vừa rồi, con không ra ngoài được đã giúp con nhận ra đó giờ con nắm bắt đều bên ngoài. Con dần hiểu được tâm mình hoạt động như thế nào. Cũng vì hiểu ra, con thấy người thân mình cũng như con. Ban đầu, con có chống đối lại vì con cho đó là không tốt. Nhưng con nghĩ mình phải là "sen trong bùn" và con cố gắng nói những lời ái ngữ cũng như cho đi không cần báo đáp. Có những lúc con cảm thấy mệt mỏi và cô đơn cũng không ai nghe con tâm sự. Con tìm niềm vui bằng đọc sách và nghe nhạc, con lại nhận ra tâm mình yếu vì đó giờ con chỉ muốn sung sướng. Con vội mua sách đọc và không để bản thân mình rảnh rỗi. Rồi con chuyển qua ăn chay, giấc ngủ trở nên nhẹ nhàng. Con không biết tâm sự với ai để hiểu mình, nên con gửi thư cho Sư Ông.
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, gần đây có một lần con rất đau khổ vì chồng lâu rồi mới uống rượu với người nhà anh, buổi tối bỏ con một mình chăm con, con rất thất vọng và chán nản vì con đã dặn anh rồi, về nhà chồng một mình con không chăm nổi, bé khóc um sùm làm mọi người không ngủ được nên con căng thẳng lắm. Con muốn anh bỏ rượu luôn. Sau việc này anh cũng đồng ý nhưng con thấy anh không phải vì thấy sự nguy hại gì cả mà chỉ vì thấy có lỗi với con thôi, thấy như bắt ép anh vậy. Con cũng vì chuyện này mà đau đầu, không biết giải quyết ra sao.
Có một vị thiền sư bảo nên có tình yêu vị kỷ cho chính mình, con hiểu ý vị ấy là làm cho mình thanh tịnh trước mới có thể yêu người khác yêu chúng sinh được.
Nhưng đối với hạng phàm phu như con đọc ngay chỗ đó là hiểu hãy vì mình có hạnh phúc trước tiên rồi hãy làm người khác hạnh phúc. Như vậy chỉ tăng trưởng bản ngã, điều gì cũng mình là số một hết.
Còn một tư tưởng thứ hai mà con dính vào một thời gian dài đó là vì người khác quên thân mình. Đây là minh chứng cho câu "Người không vì mình trời tru đất diệt". Xả thân bất chấp, đây cũng là câu nói của thầy thường nói "Hại mình lợi người", mà trong một nhóm người của xã hội cực đoan vì tôn giáo "Tử vì đạo". Giúp người, xả thân mà không có trí tuệ mà cứ ảo tưởng rằng mình là "Vô ngã vị tha".
Nay sau khi chiêm nghiệm lại thực tế và những lời dạy của thầy con thấy sai ở mình đó là lại muốn sự hoàn hảo, muốn mọi thứ đúng tốt ngay khi chưa đúng thời điểm, bị lôi kéo theo cảm xúc tiêu cực và quan trọng là không quan sát kịp thời để bản ngã chi phối hành động. Nhưng trong lúc đó, con luôn trọn vẹn thấy cơn đau của mình và rồi con thấy nó hết như thế nào. Bởi vậy theo con nghĩ, khi căn cơ trí tuệ còn yếu để đau khổ lôi đi thì chỉ có trọn vẹn với cơn đau là giải pháp hữu hiệu nhất.
Rồi sau đó, con lại loay hoay học bài học cân bằng giữa vị kỷ và xả thân. Ngày xưa, khi mệt mỏi thân hoặc tâm không muốn ai làm phiền chỉ muốn nằm ngủ nghỉ cho khỏe hay mặc kệ bản thân đang muốn gục tại chỗ, cần nghỉ ngơi thì cố gắng xông pha đi làm. Cả hai trường hợp đẩy con vô ngục tù của chính mình vì bản ngã còn y nguyên.
Tự nhiên con nhớ ra lời thầy dạy rất đơn giản mà rất uyên thâm, đừng muốn theo ý mình nữa, để Pháp lo đi, lo phát hiện bản ngã đi, lo trở về thực tại đi, lo biết thân thọ tâm pháp mình đi, lo thận trọng chú tâm quan sát đi. Vì khi khởi lên suy nghĩ tính toán đây là vị kỷ hay đây là vị tha là lại là tác phẩm của bản ngã rồi, càng mệt mỏi thêm thôi!
Tự nhiên con bừng tỉnh!
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
NAMO SAKYA MUNI BUDDHA!
Con xin chấp tay, cúi đầu đảnh lễ Thầy.
Dạ kính Thầy, hôm nay con nghe Pháp thoại, nếu Thầy không lấy ví dụ những căn bệnh trên người Thầy để mà tu, thì ai mới nghe Thầy thuyết Pháp, cũng nghĩ tưởng Thầy khỏe mạnh, lành lặn, bình yên như không có chuyện gì xảy ra với Thầy.
Thầy có kể câu chuyện Thầy sắp chết vì nhập thất, bị tê bại cánh tay, bị đau lưng, hay bị cả đường ruột nhưng thái độ Thầy kể rất lạc quan, vui vẻ, không chỉ riêng con mà tất cả mọi người đều cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, lạc quan đó.
Thầy dạy những cái bất ổn đó đang điều chỉnh lại cái ổn định, trong khi đó mình không chấp nhận cái bất ổn, muốn được ổn định thì lại càng bất ổn hơn.
Con rất xúc động, và cảm ơn Thầy đã cho chúng con thấy thái độ của Thầy khi những biến cố xảy ra với Thầy, con cảm được nguồn năng lượng tích cực, lạc quan đó và luôn cầu chúc Thầy được chư Phật mười phương gia hộ sức khỏe, bình an ạ.
NAMO BUDDHAYA!
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Trong quá trình quan sát chính mình, đôi khi có những khoảnh khắc con rất muốn được "viết ra". Đôi khi là viết ra để ghi nhận những điều nho nhỏ con trực nhận ra được, đôi khi là viết ra khi tâm đang có những nỗi buồn, bứt rứt, buồn chán trong lòng. Và khi con viết ra thì lời văn cứ thế tuôn chảy ra cùng lúc với suy nghĩ của con, con viết trong cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, chứ không phải nắn nót câu chữ mà là câu chữ tự nó chảy ra, với đúng tâm trạng mà mình đang cảm nhận lúc đó.
Con chỉ đang không rõ:
1. Việc viết ra những cảm xúc, suy nghĩ của mình như thế, liệu có phải là một cách thể hiện vi tế do trí óc suy tư mà ra không ạ?
2. Việc quán sát chính tâm của mình, ngoài việc lặng yên quán sát, thì con có thể quán sát bằng cách viết ra không ạ? Bởi mỗi lần con viết ra như vậy, con cảm nhận dòng chảy câu chữ tuôn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và việc đánh máy ghi lại đi theo ngay sau đó.
Con mong được Thầy khai thị cho con ạ. Con cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 03-11-2021
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Trước những sự kiện của cuộc sống xảy đến và trước cái tâm vọng động, Thầy đã chỉ dạy chỉ cần quan sát và thấy được tâm lý của mình.
Con ứng dụng lời chỉ dạy đơn giản này của Thầy thường xuyên, bởi cuộc sống có nhiều va chạm, và dần dần cách đón nhận những điều không như mong muốn cùng những cảm xúc tiêu cực, tích cực cũng được đặt dưới cái nhìn sáng rõ hơn. Vui không vui quá mà buồn cũng không buồn quá, chỉ ngồi bên cạnh cảm xúc và quan sát, nhìn nhận từ từ. Con vì vậy cũng bớt sự vội vàng, hấp tấp.
Trước kia thời gian con thấy trôi qua rất nhanh, bây giờ con thấy chậm lại và có những lúc, thời gian hình như không còn nữa. Nhưng những điều đó có lẽ cũng không quá quan trọng ở trình độ của con lúc này.
Con nghe pháp thoại Thầy giảng từ ngày chưa biết tới Phật pháp là gì tới nay đã hơn 5 năm, nhưng cứ nghe đi nghe lại và mỗi lần lại thấy ra thêm một chút mới mẻ, mà mỗi lần thấy ra, là một niềm vui nhẹ nhàng khởi lên, reo vui một câu rằng 'à chân lý Thầy vẫn nói là đây, hóa ra chỉ có một'; và khi ấy con thấy lòng mình hướng đến Thầy với niềm biết ơn.
Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy và soi sáng, con đường học đạo của con vẫn còn dài nhưng con hoan hỉ vì biết mình nhìn thấy nó rõ ràng, không sai lệch. Kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe và an lạc.