Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 31-10-2021
Câu hỏi:
1. Xin thầy giảng dùm con cách để trở về thực tại khi niệm Phật hay cách để tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác khi niệm Phật.
2. Giai đoạn thở thứ 4 trong kinh 16 giai đoạn thở là "an tịnh thân hành". Thầy cho con hỏi an tịnh thân hành là thế nào và cách thực hành ạ.
Thành kính đảnh lễ và biết ơn thầy.
Ngày gửi: 31-10-2021
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Mong Thầy giải đáp giúp con ý này ạ. Trong cuộc sống, làm bất kỳ việc gì cũng phải thận trọng, chú tâm, quan sát, càng những việc mới làm thì mức độ thận trọng chú tâm quan sát càng tăng lên. Vậy khi mình ngồi thiền, lúc này không làm gì cả, thì việc thận trọng chú tâm quan sát sẽ như thế nào ạ! Con mới tìm hiểu nên con xin Thầy từ bi chỉ dạy giúp con ạ!
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con xin thành tâm kính đảnh lễ Thầy!
Con xin trình Pháp với những gì con đã trải nghiệm qua.
Con và em là hai người xa lạ, nhân duyên cho chúng con được biết đến nhau và cùng biết đến Đạo Phật, chúng con lại ở trọ gần nhau. Chúng con sống thật lòng với nhau và luôn chia sẽ và cùng nhau tu học, nên tình cảm chị em ngày càng gần gũi hơn. Ban đầu chúng con thực hành chung một thời khoá, cùng một phương pháp, một pháp môn. Thời gian gần đây khi con nghe pháp thoại của Thầy, con lại sự biến chuyển về nhận thức của con rất nhiều, con nhận ra chính mình nhiều hơn, con buông thời khoá của mình, không còn dậy sớm thức khuya để thực hành đúng thời khoá, con không còn tinh tấn nỗ lực để đạt thành một phiên bản tốt hơn. Con biết quan trọng là con phải quan sát rõ biết bản thân mình trong mỗi giây phút. Cái tốt đã có sẵn, chỉ cần buông bỏ những nhận thức và hành vi sai trái thôi. Con có chia sẽ điều này với em, nhưng con cảm nhận em và con như đang lỗi nhịp đập Thầy ạ.
Và rồi con cảm nhận sự thờ ơ, và lạnh lùng của em dành cho con, dù gần nhau nhưng em như đang muốn trốn tránh gặp con. Cho dù con có kết nối nhưng con không hiểu sao em như đang tránh mặt con. Khi cảm xúc đó hiện lên trong con, con đã biết mình đang dính mắc vào em, vào mối quan hệ với người thương. Tâm của con như bị bóp nghẹt và cảm thấy cô đơn vô cùng, con không nói gì và chỉ lẵng lặng quan sát tâm mình diễn biến như thế nào, cảm xúc làm cơ thể con mệt mỏi, con biết đó nhưng con không buông ra được nên chỉ biết quan sát nó diễn biến. Con đã nghĩ mình mạnh mẽ và bao dung cho đến khi chuyện này xảy ra, con ko nói ra nhưng trong tâm con có chút trách em, có chút hờn, có chút giận. Khi tâm này nổi lên con lại thấy trong mình như có hai tâm, một tâm nãy ra những tâm bất thiện với những điều không thiện lành về em, nhưng có một tâm lặng lẽ quan sát những điều đó xảy ra, cho đến lúc, con muốn khóc. Và con đã khóc, nước mắt con tuôn ra. Con khóc vì mình đã thấy ra chính mình rất nhiều sau mỗi câu chuyện. Thấy ra thật ra tình cảm mà mình nghĩ tình thương, con tự hỏi mình thương em hay là thương mình? Tình thương cứ ngỡ trong sáng ấy té ra là cũng không phải tình thương trong sáng hoàn toàn. Thầy nói khi có đau khổ là còn sai. Dạ! con ngẫm lại thấy đúng quá Thầy ạ.
Con đến trước tượng Phật, nhắm mắt ngồi yên lặng một lúc, và hình ảnh Thầy hiện ra trong con, và những lời Thầy giảng, trong lòng con biết ơn đến nhường nào, con đang trải qua những trải nghiệm chân thật ngay trên chính con, con đã thấy bài học về tình yêu thương, về dính mắc, con thấy mình đang nương tựa vào bên ngoài, và tất cả bị cái tôi che đậy, giờ thì con thấy rõ mình hơn rất rất nhiều. Rồi tự dưng con buông được ra, con thấy lòng nhẹ nhàng.
Khi nhìn lại, con thấy như mình vừa được thực hành một bài học rất đáng trân quý.
Dù bao lần trồi sụt nhưng con đã thấy mình sáng tỏ hơn rất nhiều. Con xin tri ân đến Thầy đã cho chúng con những lời dạy thật, những bài Pháp thật quý giá!
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi, từ khi thấu rõ các trạng thái tâm lý địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, nhân, dục giới thiên, sắc giới thiên, vô sắc giới thiên, tịnh độ, niết-bàn trong từng khoảnh khắc tươi mới của thực tại hiện tiền, con mới thấy mình đang thật sống, một cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà mỗi màu mỗi vẻ luôn như nó đang là. Dù là khi tiếp xúc với những vấn đề mới trong võ thuật hay trong xử lý công việc chuyên môn tâm con ít khi còn vướng mắc.
Nhưng con vẫn gặp phải nan đề trong việc lấy vợ, lập gia đình, vì khi con ở một mình con cũng không thấy buồn bã, con không sợ cô độc, điều đó làm cho những mối quan hệ của con trở nên sự tương giao, như phong lai sơ trúc, như nhạn quá hàn đàm. Nhưng như vậy có vẻ lại không phù hợp với thị hiếu của người con gái, người con gái thời nay có vẻ thích sự cuồng nhiệt táo bạo hơn là sự an nhiên tự tại, thích sự phù phiếm hoa mĩ hơn là sự chất phác. Trong Duy Tâm Quyết, Vĩnh Minh Đại Sư nói "Hành chân bất ngại tục". Có phải vì con hành chưa "chân" nên "tục" mới bị ngại không. Trong tâm của con không còn vướng mắc về công việc nhưng vẫn còn vướng mắc về chuyện tình cảm như vậy, con không còn bị kích động để có thể thể hiện ra những trạng thái tình cảm mang tính thái quá, mà dường như con người thời nay chỉ thích sự thái quá, coi thái quá là biểu hiện của sự chân thành, không thái quá tức là không chân thành. Có phải con đang đi chệch hướng không? Điểm sai lầm mấu chốt của con ở đâu, mong thầy chỉ điểm cho con. Con xin tri ân thầy.
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, qua việc nấu chè thôi khi không bị bàn tay của họ dạy Pháp xen vô, theo vận hành tự nhiên của Pháp mà con học ra nhiều điều.
Món chè thứ nhất tuy bình thường con không thích, nhưng có một chỗ nấu quá ngon, con luôn nung nấu ý định muốn nấu y như vậy để mình và mọi người cùng ăn, nghĩ chắc sẽ rất vui rất hạnh phúc. Con về tham khảo thêm cách nấu và nấu sao cho đúng vị y như vậy. Không ngờ kết quả ăn được mẹ con khen ngon, thấy mẹ con vui lắm. Trong quá trình nấu con thấy mình được dạy thận trọng chú tâm quan sát từng chút theo Tánh biết, từ sai mà sửa cho đúng. Sau đó phải bỏ cấp đông trong tủ lạnh vì bận công chuyện nên không xôm tụ như con tính.
Qua hôm sau nồi chè trên mạng con thấy rất ngon đẹp và cuốn hút, con chưa ăn bao giờ. Con làm thử, cũng thận trọng chú tâm quan sát, làm y chang như vậy và kết quả về hình thức và thành phần chính con đã làm gần như giống trên mạng. Nhưng khi ăn vào con đã... đổ nguyên nồi.
Dù được khen hay thất bại con thấy tâm mình vẫn như bình thường mà ngược lại có chút hoan hỷ khi thấy ra rằng:
- Con dễ sa đà vào tưởng tượng mơ mộng vào một cái gì đó hào nhoáng bên ngoài nhưng khi nếm trải thực sự thì ôi thôi, bỏ đi còn hơn;
- Tuy mình đã chán ngán một cái gì đó không có nghĩa nó vĩnh viễn là như vậy, biết đổi thành phần, xử lý đúng thì nó vẫn rất tốt;
- Ngon hay không ngon không quan trọng nữa, chủ yếu là mình được thực sự trải nghiệm và học ra bài học trong đó;
- Con đã hiểu tứ như ý túc là thế nào rồi, dù cả hai trường hợp nấu chè thành công như ý mình muốn thì vẫn là bất toàn thôi, vì sau đó ăn chè hay không ăn chè để thỏa sở thích của mình không còn quan trọng nữa, và không có cảm giác hãnh diện vui vẻ hay buồn rầu mặc cảm tự ti gì hết mà trong tâm thấy thật nhẹ nhàng.
- Con đã hiểu ra trong cuộc sống lúc nào cũng có hai mặt đi kèm, không bỏ mặt này lấy mặt kia được, có cái lợi thì cũng sẽ có cái hại. Biết chấp nhận hết là tâm sẽ bình an.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy.
Kính bạch thầy, con là một Phật tử, con đã quy y tam bảo 5 năm. Con học Phật chủ yếu là nghe các thầy giảng pháp trên internet. Khoảng 2 năm gần đây, chủ yếu con nghe các bài giảng của thầy và con đã đọc được 2 quyển sách của thầy là "thực tại hiện tiền" và "Sống trong thực tại", con đã hiểu được nhiều điều và giúp con sống đúng tốt hơn.
Để có sự thực tập tốt hơn con xin trình bầy với thầy 1 sự việc như sau: đã nhiều lần rồi mỗi khi con nhìn thấy ảnh hoặc nghe, đọc lời dạy của 1 vị thầy mà con rất kính trọng thì trong tâm con lại xúc động vô cùng. Con xin hỏi thầy đó có phải là sự vướng mắc của tâm không? Theo thiền Vipassanā đó có phải là đối tượng của tâm cần soi sáng không? Xin thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Dạ con kính chào HOÀ THƯỢNG người cho con hỏi ở trong ĐẠO PHẬT nếu chưa xả ly được tình dục thì các ái dục khác cũng chưa thể xả ly được đúng không ạ?
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Bạch Thầy!
Mong thầy hoan hỷ cho con chia sẻ bài thơ này của thầy với ạ. Con thấy bài thơ giản dị và mà có ý nghĩa sâu sắc lắm thầy ạ.
Bình thường tâm vốn sáng trong
Chỉ vì vọng động nên quên chính mình
Vô minh che khuất tánh minh
Ngôn từ che khuất trang kinh không lời
Bây giờ vắng lặng thảnh thơi
Không thêm không bớt, không vơi không đầy
Bình thường tâm vẫn ngay đây
Đạo mầu vẫn ở phút giây hiện tiền.
Chúc thầy luôn mạnh khỏe và an lạc.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Thưa sư thầy, mỗi ngày thân con làm việc nhưng tâm con lúc nào cũng ảo tưởng khiến cho con phiền não, khi con trở về với thực tại thì ảo tưởng đó biến mất, nhưng một lúc sau thì nó lại ảo tưởng tiếp. Khi con cố gắng sống với thực tại thì tâm con ngày càng phóng dật, khiến con thêm căng thẳng và đau đầu. Vậy con nên thực hành những gì để điều chỉnh nhận thức của mình? Con xin cảm ơn sư thầy!
Ngày gửi: 30-10-2021
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy!
Thầy ơi, con có việc xin thầy khai thị. Con đang phân vân một việc là có nên nói ra hay không. Nói ra sợ người khác không vui, còn im lặng thì trong lòng khó chịu, con cứ bị lưỡng lự. Mong thầy chỉ giáo.