loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Sáng nay con đọc câu trả lời của thầy trên web về sự lười biếng mà con có hỏi. Xong rồi con ngồi thiền, cuối giờ thiền thì bỗng dưng con nhớ lại lời khuyên của một người cách đây 2 năm, lúc đó con đo các chỉ số khả năng não bộ thì người chuyên gia đó khuyên con nên làm biếng lại, việc gì không phải của mình thì đừng làm, cần chậm và làm biếng để tránh tình trạng não bị “nóng” và thiếu hụt năng lượng. Lời khuyên này con quên bẵng 2 năm nay mà giờ thầy nhắc con mới nhớ lại.
Con xưa giờ không hối hận điều gì và đúng như thầy nói là vạn Pháp đều hoàn hảo. Ngay bây giờ cũng vậy. Con đang có một niềm tin mạnh mẽ vào sự vận hành của Pháp. Con biết ơn thầy nhiều lắm ạ.
Con có đọc một bài báo mà tác giả nói rằng lười biếng là “môn nghệ thuật thất truyền” và họ viết rằng: khi rảnh rỗi, não bộ thường tự chúng đi đến vùng tương lai 48%, về quá khứ 12%, ở hiện tại 28%, và 12% còn lại thì chúng ta là một tờ giấy trắng hoàn toàn. Con chợt nghĩ là không biết 12% trắng này có phải là cái rỗng lặng trong sáng ai cũng có mà thầy nói không, và như vậy thì sự quan sát này trên cả quá khứ, hiện tại và tương lai chứ không phải là “an trú ở hiện tại” như mọi người thường hay nói.
Mà trên sự thực hành con cũng thấy vậy, ví dụ con đang viết cho thầy đây thì con nhận biết cái sự viết này chứ không thấy mình trú vào đó ạ. Hoặc là con đang hiểu sai cụm từ “an trú ở hiện tại”?
Mong thầy khai thị giúp con rõ thêm với ạ.
Con cám ơn thầy và chúc thầy cùng chư tăng sức khoẻ, luôn an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có người thân, cô làm nghề bán thịt heo đã mấy chục năm. Cô tâm sự cô rất khổ tâm với nghề nghiệp của mình vì cô biết đó là nghề không thiện lành. Nhưng nếu bỏ nghề thì cô sợ không đủ tài chính để lo cho con cái ăn học. (cô có 2 người con, 1 trai đã lớn nhưng hay gây nợ bên ngoài rồi cô phải trả, 1 gái đang học cấp 2).
Cô hay cúng dường các chùa và thường làm từ thiện, mong những việc phước cô làm giúp cô nhẹ bớt nghiệp.
Tâm nguyện của cô là sau khi con gái cô có nghề nghiệp ổn định cô sẽ nghỉ bán rồi tu tại gia.
Cô ấy hỏi việc cô làm phước như cúng dường và làm từ thiện thì có giúp giảm bớt nghiệp sát sanh và nghiệp buôn bán thịt chúng sanh không? (Trước đây cô mua heo sống rồi đem đến lò mổ lấy thịt, nhưng sau này cô chỉ mua lại thịt để bán.)
Con xin Thầy cho cô lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thầy. Thầy cho con hỏi. Theo giáo lý thì không có cái gì là ta, của ta hay tự ngã của ta. Vậy cái ta hoàn toàn là ảo tưởng sao thầy. Vậy xã hội muôn người muôn vẻ kia chỉ là ảo cảnh do duyên nghiệp của mỗi người mà thành sao thầy. Vậy chúng sinh hiện hữu tại đây ngay bây giờ chỉ có tạm tướng sao thầy. Đôi điều băn khoăn của con cũng là chút cảm về đạo Phật. Mong thầy từ bi chỉ cho con biết băn khoăn của con là đúng hay sai ạ. Con xin được đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Nhờ việc nghe Pháp thầy giảng và thực hành nên con thấy được nhiều lợi lạc trong đời sống hàng ngày. Con đôi khi hay suy nghĩ và làm vài việc không cần thiết trong vô thức và có lúc thì dùng lý trí để phanh nó lại, có khi thì tâm không kịp nhận ra ý định, từ ngày nghe Pháp thầy giảng thì con ứng dụng cái thấy biết, khi con thấy ra được cái ý muốn của tâm con thì ý định đó biến mất, nhờ vậy mà con không hề mệt nhọc chút nào để phanh cái phóng tâm và con thấy bản thân đỡ lãng phí năng lượng nhiều trong các hoạt động thừa thầy ạ.
Mấy dạo trước con ngồi thiền thì tâm con nó yên ắng, con thường ngồi thiền 1 tiếng sáng và tối, chân con có lúc nó đau nhức nhưng tâm con vẫn bình thản đứng ngoài cuộc, con quan sát cái đau đó thấy nó từng đoạn từng đoạn nối tiếp nhau, lúc thì rát, nóng, rút, rồi tê và có lúc ở cao trào, con tiếp tục quan sát và một lát sau đó cơn đau mờ dần mờ dần rồi nó mất đi. Ngồi được một lúc thì cơn đau khác lại đến, con lại quan sát rồi thấy nó cũng mất đi. Những hôm khác ngồi thiền con cũng kinh nghiệm được sự đến đi này với cơn đau nhức ở 2 vai và hông. Tâm con hoàn toàn tỉnh táo và thoải mái với diễn biến này.
Tuy nhiên mấy hôm nay tâm con sinh ra lười biếng, con ngồi một lúc thấy đau chân thì liền duỗi chân ra chứ không quan sát nữa, mặc dù con biết chắc rằng cơn đau này nó sẽ tự hết vì mấy lần trước quan sát nó đều như vậy. Nhưng con lại không đủ kham nhẫn để quan sát tiếp. Lúc đó con nhận ra mình đang làm biếng, và làm theo cái làm biếng đó luôn thầy ạ. Với tình trạng này thì con nên làm gì ạ? Cứ tiếp tục nhận biết rồi sự làm biếng này đến lúc cao trào thì nó cũng sẽ mất giống như cơn đau không ạ? Hay là con cần làm gì tiếp theo để có thể tinh tấn hơn trong hành thiền ạ. Con mong thầy khai thị giúp con với ạ.
Con cám ơn thầy nhiều và chúc thầy cùng chư tăng sức khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Dạ con Kính chào Thầy!
Mặc dù con đã xem những video giảng dạy của Thầy từ một năm trước, nhưng chỉ mới ngày hôm qua thôi khi nghe Thầy giảng về cái Ta ảo tưởng thì con nhận ra được, rồi con tự cười mình, rồi vừa khóc, bản ngã đã lồi ra rồi Thầy ạ, bây giờ con hành pháp thận trọng chú tâm quan sát hàng ngày theo lời Thầy dạy.
Con xin hỏi Thầy là khi con nghe các bài chú hoặc âm thanh thì thân con tự chuyển động một vài tư thế yoga đơn giản nhưng con vẫn biết thì có được không ạ.
Con biết ơn Thầy đã Từ Bi chỉ dạy chúng con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,

Con thành kính chúc sức khỏe Thầy.

Con đang khá mỏi tay trong niềm phấn khởi hạnh phúc tràn đầy Thầy ạ. Mỏi tay? Tại sao?

Dạ, vì con vừa đọc Hỏi Đáp và viết tay lại 3 câu trả lời dài của Thầy. Con đã từng sử dụng "chép" và "gián", nhưng dễ quá con không thu nhập tốt. Thật là duyên lành cho con. Vì như đã có lần con chia sẻ, trong rừng pháp mênh mông với không biết bao nhiêu bài giảng và bài viết kể cả trả lời Hỏi Đáp của Thầy, khi bắt gặp, hiểu vả lãnh hội được điều gì đúng căn cơ trình độ nhu cầu thiết thực của mình, thật ra do tình cờ thôi - pháp ban cho mình theo thời vị tính của pháp.

Ba câu trả lời tường tận về quán pháp "chết", về loay hoay nỗ lực áp dụng pháp học pháp hành, và về buông xả qua tưởng tri & thức tri. 

Có lẽ con đang không thực hành đúng theo lời Thầy dạy (nghe để quên đi), vì con đang bị dính mắc vào những tinh túy cốt lõi, theo con, qua 3 câu trả lời trên. Nhưng, con biết con đang trong giai đoạn "văn", nếu không ghi chép lại, như bao nhiêu lời khuyên dạy của Thầy trong mục HĐ bao năm nay, đọc xong đọc vội kéo lên đọc câu khác, thì con nghĩ con khó đi đến giai đoạn "tư", rồi mới may ra "tu". Vì con nghĩ, con vẫn chưa lãnh hội hơn 60% thôi, huống gì là trọn vẹn, những điều Thầy đã từ bi truyền cho chúng con khi đọc thoáng qua. Nếu không ghi lại, nó sẽ đi vào hư không mặc dù có thể tìm lại, nhưng làm sao nhớ để mà tìm!.

Con thực hành theo "phương pháp" nầy của riêng con cho đúng căn cơ trình độ của con, theo con thấy, chắc nặng phần lý trí (tưởng tri, thức tri) có gì trở ngại không, thưa Thầy?

Con cũng xin phép cảm ơn rất nhiều những bạn đã tạo duyên cho Thầy khai thị qua ba câu hỏi rất thực tế mà chúng mình phải vướng mà thôi trên con đường Thầy đang dìu dắt mình. Nhất là bạn hỏi về quán pháp "chết". Đúng là khi buồn ngủ gặp chiếu manh!

Con xin gởi lời cảm ơn mấy bạn qua cảm nhận của con lúc đi thư giãn quanh bờ hồ chiều nay:

Chín mười chim cánh trắng
Vung lượn giữa trời mây
Cặp thiên nga rẽ nước
Thầm lặng cảm ơn Thầy.

Con kính chúc Thầy ngủ ngon.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông, con rất cảm kích và hạnh phúc khi nghe được những lời dạy quý báu của Ngài, nhưng trong cuộc sống của con như đang ở ngã ba đường nên con không biết làm thế nào ạ. Con muốn xuất gia trong Chùa nhưng gia đình con theo đạo Thiên Chúa nên con rất buồn, gia đình con không cho con nghe Phật Pháp và ép con phải tin vào Chúa, bắt con làm những điều mà một người Phật tử không nên làm, cho nên gia đình con bất hoà, con cũng không biết phải làm sao nữa ạ, xin sư Ông chỉ dạy cho con, con nên làm thế nào ạ? Con xin đảnh lễ Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Câu Hỏi: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Bắc Tông), Phẩm 24: “Diệu Âm Bồ Tát” (Âm ba vi diệu)
Kính xin Sư giảng Phẩm này mục đích và nói lên điều gì?
----------------
Cư Sĩ pháp danh là Giác Minh (năm nay 85 tuổi, nguyên là Kỹ Sư Phi Trường tại Hoa Kỳ, hưu trí đã 18 năm) là Phật Tử của Chùa Phật Pháp (Nguyên Thủy) tại St. Petersburg, Florida Hoa Kỳ mới đó mà đã 40 năm.
Cũng đã tu tập thiền Samatha và Vipassana một thời gian khá dài qua nhiều phương pháp do Quý Vị Thiền Sư đương thời (VN, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan v.v...) giảng dạy. Cũng đã đọc và nghe giảng các Đại Bộ Kinh Nguyên Thủy (Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tiểu Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh) và cũng đã đọc và nghe giảng các Bộ Kinh Bắc Tông (gồm 18 Bộ, trong đó có Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được coi là xuất sắc nhất).
Tu thiền có lúc thấy có tiến bộ, có lúc ù lì, có lúc có thấy có những ấn chứng mà nhiều vị đã trải nghiệm viết ra, có lúc thấy khựng lại không có gì thêm. Nhưng trong vòng 2 năm vừa qua, qua loạt bài giảng của Sư về “THIỀN KHÔNG PHƯƠNG PHÁP”, thì mọi chướng ngại đều tiêu tan.
Trong 20 năm qua, đã đọc và nghe giảng hầu hết những bài viết và giảng của Sư nhưng chưa gặp mặt. Qua thời gian, có nhiều thay đổi tăng tiến. Lần đầu có duyên gặp Sư là vào năm 2019 khi Sư đến viếng Hòa Thượng Kim Triệu tại Thiền Viện Đại Niệm Xứ gần Orlando – Florida Hoa Kỳ
-----------------
“TÂM RỖNG LẶNG và TRONG SÁNG”, “THẬN TRỌNG, CHÚ TÂM, QUAN SÁT”, “TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, TỈNH GIÁC”, “SÁNG SUỐT, ĐỊNH TĨNH, TRONG LÀNH” là kim chỉ nam.
Kính chúc Sư luôn luôn AN KHANG
Giác Minh
SADHU! SADHU! SADHU!...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính chào sư ông.
Bạch sư ông, gia đình con cũng do hoàn cảnh nên đã đến với Phật pháp đã hơn bốn năm. Con đến chùa một tháng bốn ngày chủ nhật và hai ngày rằm, mồng một tụng kinh cầu an cầu siêu, ngày thường con đến làm công quả chứ không biết gì về pháp của Phật cả. Hàng ngày trong buổi cầu an cầu siêu, các thầy chỉ nói đến sự cúng dường làm công quả có phước, rồi nói về kinh Di Đà hay kinh Địa Tạng. Ngoài ra con không biết một điều gì mà đức Phật thuyết giảng, con không biết gì về tứ diệu đế...
Rồi một ngày con nghe tin có sư về thuyết pháp ở Vinh. Con đi nghe thì mới nhận ra đã hơn bốn năm trời đi chùa con không biết gì về Phật pháp! Từ ngày đó con thường mở nghe những bài pháp mà sư đã giảng trên mạng, con như bừng tỉnh ngộ.
Dạ thưa sư ông, giờ đây con không muốn đến chùa một tý nào cả, tâm con cảm thấy không có ích gì.
Dạ thưa sư ông, con xin sư ông khai thị cho con giờ phải tu tập như thế nào cho căn bản để có kết quả không bị vướng mắc vào những điều vô ích nữa ạ?
Và một điều nữa là các bạn đồng tu của con nói tổ tiên nhà họ thiêng lắm, thường giúp cho họ, theo đạo Phật thì có phải như thế không ạ?
Con xin tri ân công đức cua sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Mấy ngày trước trong lúc con ngồi thiền, con chợt nhận thấy tất cả mọi thứ âm thanh, ánh sáng, cảm xúc... đến với mình đều thay đổi nhanh chóng, bản thân ko kịp nắm bắt ngay giây phút đó, nó cứ trôi qua rất nhanh. Từ hôm đó trở đi, khi con đối diện với những cảnh hạnh phúc hoặc cảnh khổ đau của người khác, bản thân con lại rung lên toàn thân y như cảm giác hỷ lạc khi ngồi thiền. Con không biết những trải nghiệm của con như vậy là như thế nào, con mong thầy khai thị cho con ạ.
Con kính chúc thầy và tăng chúng thân tâm an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »