loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-09-2021

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông!
Bạch Sư Ông, vẫn là con - người bị đau đầu do khí công đã gửi câu hỏi hôm 18/09 ạ.
Quả nhiên như Sư Ông dạy, con chỉ việc nghe các bài giảng của ngài là những thứ khí công tự tiêu trừ dần dần. Tuy nhiên, con chưa kể hết chuyện của con ạ. Hằng đêm con thường bị khó chịu thành cơn lúc giữa đêm, đầu và mắt đau. Những lúc như vậy các chú chó ở khu vực xung quanh nhà con trong bán kính cả 100m sủa ầm lên, con còn nghe thấy tiếng tạch khá to phát ra ko rõ nguyên nhân ở ngay trên bề mặt tường hoặc trần nhà. Mỗi đêm chỉ có vài tiếng như vậy và hiện tượng chó sủa lẫn tiếng tạch tạch xuất hiện kể từ khi con cúng bái ở chỗ đồng cốt. Con đi đâu cũng bị chó sủa như vậy.
Con không chắc là có mối liên hệ giữa khí công, chó sủa, tiếng tạch tạch hay không, hoặc có thật là chó sủa con hay không. Nhưng con cũng tự biết lỗi quá khứ và sửa đổi trong mấy năm nay và không còn sợ hãi, lo âu như lúc đầu. Sự việc diễn ra đã lâu tới vài năm, nên giải quyết chứ chẳng nên để như vậy mãi. Xin Sư Ông từ bi chỉ dạy để cho con và gia đình được yên vui.
Con cũng muốn cúng dường tập thể chư Tăng chùa Bửu Long nhằm phục vụ việc tu hành và hoằng pháp và cũng là để con tích góp phước đức nhưng con ở tận Hà Nội ạ. Vậy phải làm thế nào ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2021

Câu hỏi:

Thưa sư Ông!
Con xin thành kính đảnh lễ sư Ông.
Hôm nay con có điều băn khoăn chưa biết phải làm sao cho đúng với pháp thưa sư Ông. Khi trong kinh Phật giáo có nói rằng:
"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây".
Vậy những kế hoạch hay hoạch định trong công việc, trong cuộc sống của con con nên hiểu sao cho đúng Pháp ạ thưa sư Ông?
Con xin cảm tạ sư Ông ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy,
Con xin hỏi thầy về trường hợp mẹ của bạn con.
Mẹ bạn bị bệnh tiểu đường, ung thư, suy thận. Hai tháng nay bệnh nặng lên, bác hầu như đi lại không nổi. Tháng trước bác mệt nên đi cấp cứu thì bạn thấy mẹ có dấu hiệu lẫn khi không nhận ra vô bệnh viện, nói là nhà ai lạ nên đòi về; khi truyền nước thì tự giựt kim ra.

Về nhà bác lẫn hơn khi nói những chuyện bạn không hiểu nhưng bạn nghe cứ dạ dạ cho bác yên tâm. (như chuẩn bị đồ đám giỗ, nói đưa tiền ai đó, hẹn gặp ai đó mà tên lạ hoắc…)

Gần đây, bác nói thấy nhà nhiều người lạ, khi thì có cô gì đứng ở bếp nên nói bạn dắt cô đó vô giường nằm, khi thì không chịu thay tả vì nói nhà có người thấy ngại. Có khi bác hành động mà bạn thấy trước giờ không bác bao giờ làm, như la lớn hay đạp bạn khi bắt thay tả, bạn thấy mẹ dữ hơn.

Có lúc bạn thấy mẹ có vẻ buồn buồn nhưng tỉnh táo thì nói muốn chết, rồi dặn dò bạn đủ điều.
Hôm qua, lúc cho uống thuốc bác chắp tay van xin bạn để cho bác đi đi. Rồi bác nói rằng, bác nghĩ bị người ta thư ếm nên nói bạn đi tìm thầy giải, nói rằng phải đi liền không là không kịp, dù trời đã tối. Bạn phải nói này nọ để hẹn mai đi, bác mới yên tâm ngủ.
Bạn nói chỉ biết chăm sóc mẹ, xót xa biết mẹ đau đớn thể xác và tinh thần bấn loạn nhưng không biết làm gì hơn.
Thầy có cách gì giúp tâm mẹ bạn được nhẹ nhàng bớt không ạ?
Con cảm ơn Thầy.
Con,
Châu Khanh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con nghe các bài giảng của thầy có nhắc đến “ta, của ta, tự ngã của ta”. Ta và của ta thì con hiểu. Hiểu đúng thì nhận thức hành động đúng tốt. Nhưng “tự ngã của ta” con không hiểu là gì? Con kính mong thầy giải thích giúp và nếu có thể cho con xin 1-2 ví dụ minh hoạ để hiểu hơn ạ. Con tri ân thầy. Kính chúc thầy mạnh khoẻ ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con có hành thiền Vipassanā một thời gian. Sau các thời thiền xong con đều thấy mình phóng tâm nhiều hơn, các nhu cầu như muốn ăn, muốn ngủ, muốn xem phim trồi lên nhiều hơn giống như là để bù lại. Và trong thời thiền con vẫn có cảm giác căng thẳng. Dạo gần đây con có có nghe các bài giảng của thầy và thực hành theo. Con thấy ngay trong cuộc sống hàng ngày con nhận ra nhiều điều từ bản thân mình, các thói quen, các suy nghĩ, cách hành xử một cách rõ ràng. Các thời thiền con vẫn ngồi và chỉ thả lỏng, con thấy cảm thọ của thân và tâm lại càng rõ ràng hơn khi con đặt ý định hành thiền.
Mỗi tối con đều nằm thư giãn và lắng nghe các cảm giác trên thân rồi đi vào giấc ngủ, và một cách tự nhiện khi cơ thể con đau như muốn bệnh thì con chỉ quan sát và đi vào giấc ngủ thì sáng dậy cơn đau hết hẳn, con cảm nhận cơ thể con phục hồi rất nhanh.
Con vẫn tiếp tục làm như vậy và thấy là mình có phần thích thú việc quan sát các cảm thọ và tận hưởng cảm giác đó. Không biết con làm vậy có phải là đang có tâm tham, dính mắc vào cảm thọ không thưa thầy?
Mong thầy chỉ dạy ạ.
Con kính đảnh lễ Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính thầy. Thầy cho con hỏi. Tâm biết vạn pháp là cái ẩn sau vạn pháp, là một phần của pháp. Nhưng tâm hễ lựa chọn cái này thì sẽ không là cái kia. Tâm ở đâu thì ở yên đó, biết là vô thường nên không vướng mắc, dù trôi lăn mà không nghĩ bàn. Như thế có phải là giải thoát không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, nói các pháp như nó là mà nói không giải quyết thì dễ gây hiểu lầm, thực chất mọi sự đến vẫn cần giải quyết theo tục đế, vẫn cần suy nghĩ nhưng không có "bất an" của ý nghĩ trong đó như thầy dạy. Như hôm nay, con lại đặt hàng mua sách lộn, như mọi khi là con lại chửi bới đủ thứ, chính mình và người khác, nhưng nay con tìm cách giải quyết trong bình lặng vì "pháp cứ vận hành".
Từ khi trải nghiệm đôi lần thực hành đúng pháp, con đã có niềm vui sống, không còn chán đời nữa. Các bạn cứ nghe pháp thoại nhiều vào, rồi thực hành theo, ban đầu cứ ham học nhiều, gặp ai cũng học, rồi từ từ, nghe pháp thoại nhiều, các bạn sẽ bỏ dần, bỏ dần mà chỉ quay về chính mình như thầy dạy thôi. Hạn chế hỏi thầy cái gì sách vở quá, cho thầy đỡ mệt, nghe nhiều đi rồi hãy hỏi.
Con sợ mất người thân lắm, nhưng từ từ con cũng chấp nhận, họ có bước tiến theo cách của họ, sống cũng tiến, mà chết cũng tiến một bước khác, thấy vậy rồi chứ thực tế thì không biết sự yếu đuối của con có thắng không thì không biết. Chỉ biết đối với ai mình cứ hết lòng hết nhiệm vụ hết khả năng thôi.
Khi thấy trên đời này chẳng có gì lâu bền, chắc thật, chẳng ham thích gì rồi ngộ ra từ từ, đó là sống với niềm vui giáo pháp, nhưng... chưa xong đâu! Cái tham ăn tham uống tham đẹp,... vẫn cần phải được bào mòn từng lần va chạm không dễ chịu hay dễ dàng gì đâu nên vẫn còn chán... và thấy cái chán đó như một bài học đi kèm. Chặng đường còn dài lắm, cứ như mình một thời muốn hết liền lại tăng thêm mức độ chán thêm nữa, rồi lại quán thấy cái chán đó nữa,... giờ chấp nhận cái gì cũng từ từ, chấp nhận hết thì sẽ thanh thản trong lòng.
Đôi điều chia sẻ với các bạn có cùng cảnh ngộ và chút ít nhìn ra một vài điểm mới xin trình thầy.
Con cám ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,

Con có mấy em bé, con để ý và thấy rằng càng lớn có vẻ tụi nhỏ càng "khó" vui hơn. Đứa bé nhất thì lúc nào cũng hồn nhiên, dễ cười, đứa lớn nhất thì hay "khó chịu". Bản thân con thì sau một thời gian chánh niệm, tỉnh giác, con cảm thấy dường như mình tìm lại được sự "dễ vui" của trẻ con: khi ăn một chén cơm, khi tắm mát, khi thời tiết mát mẻ... những chuyện rất nhỏ, trước đây mình không để ý, lại dễ đem lại sự thư giãn, dễ chịu. Ngược lại, những việc như thể hiện bản thân, trước đây con thấy quan trọng, lại mất dần ý nghĩa.

Từ những quan sát này con có suy nghĩ: phải chăng trong quá trình lớn lên của em bé, gia đình, nhà trường, xã hội đã áp đặt lên nhiều quan điểm xã hội, ví dụ như phải đạt thứ hạng cao... và điều này làm cho em bé dần dần "bỏ qua" những niềm vui nhỏ, chỉ tập trung vào những giá trị mà xã hội áp đặt?
Con mong được Sư Ông giảng dạy.
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Cha của con vừa mới mất, dù vẫn cùng mọi người trong gia đình lo làm các thủ tục tang chế theo truyền thống địa phương nhưng con biết tâm con bị tách biệt với mọi người vì con không còn giống như các anh chị em vẫn tin là cha đang còn ở dưới mộ hay trên bàn thờ nữa. Tuy nhiên khi những ngày bận rộn tang lễ qua đi, còn lại một mình trong căn nhà vắng con mới thật sự thấy trống trải mất mát. Và con bị một ý nghĩ dằn vặt: "Với các anh chị em khác thì cha vẫn còn ở đó, nhưng với mình thì cha đã ở cảnh giới khác, mình mới là người thực sự mất cha rồi". Con hiểu là không nên để những suy nghĩ tiêu cực không có ích cho việc tu tập như vậy chi phối mà con vẫn không đủ nghị lực để thoát khỏi sự ám ảnh của nó. Con xin phép được tâm sự và sám hối trước Thầy và Tam bảo. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2021

Câu hỏi:

Có 3 cách sống tiêu biểu cho cả 2 dạng người:
A) người xuất gia
B) người tại gia
Dạ xin hỏi đó là 3 cách sống nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »