Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-08-2021
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy: Vạn pháp do duyên sinh, tổ hợp ngũ uẩn cũng do duyên mà có. Vì có ngũ uẩn nên mới có Tánh biết. Khi hết duyên thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức và Tánh biết cũng trả về với Vạn Pháp. Khi đủ duyên lại hội tụ, cứ tiếp nối luân hồi như thế. Tánh biết không thể tồn tại độc lập nếu như không có tổ hợp ngũ uẩn phải không thầy ạ? Không biết cái thấy của con có đúng không, xin thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con ạ!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Ngày gửi: 18-08-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! Con có 1 vấn đề mong được thầy chỉ dẫn giúp, con có ở chung với 1 người trước đây vốn có quan hệ rất tốt, rồi con phát hiện ra người này đang làm 1 việc sai trái, ban đầu con thấy thất vọng, sau đó lại nghĩ thôi thì nghiệp lực của ai người đó chịu, mình ko nên can thiệp, nhưng sự việc cứ diễn ra trước mắt làm con thấy bất bình mà ko thể đóng góp cho người ta vì đây là chuyện tế nhị! Mong thầy hoan hỉ chỉ giúp con phải làm gì trong trường hợp này để vẫn giúp tâm cởi bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của sự việc kia!
Con xin kính chúc thầy nhiều khoẻ.
Ngày gửi: 18-08-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi, tại sao con thấy những người lừa đảo người khác đều mang những giá trị tốt đẹp ra làm mồi nhử và dắt mũi người khác. Còn chính bản thân mình con thấy mình bị lừa thường cũng chỉ vì bị mê mờ trước những cái được cho là tốt, hay, đẹp. Lúc tiếp xúc với những cái xô bồ ở đời, những tham đắm của con thường có tâm lý rất chán nản. Làm thể nào để loại bỏ tâm lý đó đi để vui vẻ chấp nhận sự thật ở đời ạ?
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Kính thầy, câu nói: sống như cây cỏ, dù có bị mưa gió vùi dập đến đâu vẫn vươn mình đứng dậy. Khi thấy còn bị vùi dập, tức là chưa thấy pháp. Chưa biết cảm ơn, chưa thấy cái đẹp của mưa gió với những bài học, là chưa biết sống thuận pháp. Nhưng trình độ con chỉ ngang tới đó, không chống đối, chấp nhận bất kỳ điều gì xảy ra là điều mà con đang từng ngày học hỏi. Cái trung đạo giữa vô tâm và tình cảm dính mắc (gia đình) thật khó mà làm cho đúng, nhưng con luôn làm sao để không khổ mình khổ người và tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình, có lẽ con xuất hiện trong đời này ý nghĩa chỉ bấy nhiêu thôi, "không như ý của ngươi đâu" cứ liên tục đến với con làm con buông dần buông dần cái nỗ lực muốn mọi chuyện tốt nhất theo ý mình và dần dần không có gì con có thể dự tính trước cả. Có lẽ, pháp gửi con một thông điệp "Thôi đi con, đừng tính nữa" nhưng con chắc phải mất nhiều thời gian để học cho xong. Tay chèo trên sông đắc lực của con là cái thấy, thấy bế tắc, thấy hanh thông,... cứ thấy vậy thôi mà dò dẫm đi tiếp, nhìn lại thấy mình đi cũng khá xa so với mới bắt đầu. Nên thôi, cứ đi tiếp vậy.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, Đức Phật có dạy: "Trung Đạo Đắc Đạo". Tu học mà cố gắng căng thẳng quá hay lười biếng, thoái lui quá thì không đắc đạo được. Mà nên thực hành theo con đường Trung Đạo. Tức là không cố gắng mà cũng chẳng giải đãi, trì trệ. Con nghiệm lại lời dạy của thầy về Chánh niệm tỉnh giác, con thấy rằng ngay lúc đó mà mình giữ tâm không loạn và không mong cầu, thấy biết các việc thường ngày như chính nó thì thật ra nó cũng không có gì là cố gắng quá mức hay giải đãi, lười biếng, cũng đâu có thiện hay ác gì cả, vậy thì ngay đó cái thấy biết đó là trung đạo rồi ạ. Ngay cái thấy biết đó là con đường đúng đắn để thấy rõ mọi việc đúng như nó vậy. Con không biết hiểu như vậy có đúng không ạ? Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, mấy ngày nay con được tiếp xúc với nhiều vấn đề về xuất hồn, con muốn tập theo đó mà làm nhưng nghe thầy nói bảo xuất hồn mà không về được thì thành ma, quỷ nhưng theo con được biết thì chỉ khi người còn chưa chết thì linh hồn và thân xác vẫn luôn có một sợi chỉ bạc chắc chắn, chỉ khi chết rồi thì sợi bạc này mới tan dần và đứt hẳn. Nhưng nghe thầy nói vậy thì quả thực con hơi sợ. Con nghe nói việc xuất hồn đi vân du mọi nơi có thể giúp bản thân trưởng thành hơn, khi đạt đến ngưỡng cao thì còn có thể vào thế giới của thần mà học hỏi. Con ở đây lại chưa biết nên theo đạo nào, theo pháp nào để tu luyện, cũng phần vì kiến thức hẹp hòi lại hiếu kì muốn tìm hiểu, muốn tu tâm dưỡng tính, muốn có cao nhân chỉ giúp, lại nhận thấy việc xuất hồn có thể phần nào giúp con giải đáp những thắc mắc của chính mình, nhưng lại sợ như thầy bảo (biến thành ma quỷ) nên còn do dự, còn sợ. Hy vọng sớm nhận được lời khuyên từ thầy. Con xin chân thành cảm ơn...
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Sư
Con có thắc mắc là mỗi khi hành thiền con có nên trình pháp mỗi ngày, thường xuyên để vị Sư hướng dẫn chỉnh sửa, theo sát không ạ? Hay là con cứ để tự nhiên, hành đúng hay sai đều có bài học của nó, con chỉ trình khi cái thấy biết của mình có sự thay đổi và sự thay đổi này làm thay đổi cách sống của con.
Con Kính tri ân Sư.
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, Niềm Tin là mẹ đẻ của mọi công đức. Niềm tin là cửa ngõ vào đạo phật. Không có niềm tin thì không cách nào thâm nhập vào đạo giác ngộ. Nhưng muốn có niềm tin thì phải có trí tuệ. Có trí tuệ từ trải nghiệm rồi mới tin. Thưa thầy, con đã nghĩ như vậy và thật sự cho đến nay, việc lý giải vì sao mình lại có niềm tin với phật pháp là điều khó khăn với con. Nếu cầu một vài lần, linh nghiệm và thỏa mãn thì không lẽ niềm tin của con lại dựa trên dựa trao đổi. Nhiều lần cầu nguyện, không thành thì lại chán nản, mất niềm tin. Rồi lại có nhiều người, bảo là cứ tin rồi sẽ thấy, nhưng không thấy thì lấy gì tin. Con xin thầy hoan hỉ khai thị hộ con, niềm tin với phật pháp do đâu mà có, ở đâu sanh ra và khi nào thì diệt đi ạ? Con xin tri ân thầy.
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, con có đọc được Bài Kinh Pháp Diệt Tận. Trong đó, mô tả rất nhiều cảnh tượng suy tàn của thời mạt pháp và kể cả sự xuống cấp của nhân cách, đạo đức con người. Tuy nhiên, khi con đọc kinh pháp Hoa phẩm Như Lai Thọ Lượng và nghe pháp của Thầy, con thấy có một điểm chung, tuy rằng 2 cách diễn đạt khác nhau, thật ra Đức Phật chỉ là thị hiện niết-bàn để giáo hóa, còn pháp thì không có sanh diệt, pháp vẫn như vậy, có hay không có phật thì vẫn thế. Nếu vậy thì làm gì có pháp diệt tận, mà chính là tâm sanh diệt con người ngày càng khốc liệt, cho nên hiện ra các pháp sanh diệt, rồi đâm ra lo lắng, sợ hãi, bất an đủ điều, mà chả giải quyết được vấn đề gì. Thực tế, con thấy rất nhiều người dẫn ra bài kinh này và ý này như là tiên tri, lo lắng về tương lai nhiều hơn thực tại. Cho nên, cá nhân con nghĩ, thật ra cách nói thời chánh pháp, tượng pháp hay mạt pháp, rồi suy vong thật ra chỉ là nói trên ngôn ngữ hiện tướng, còn bản chất thì lúc nào cũng vậy, đời nào cũng có người tu chứng, chẳng ít, chẳng nhiều mà vì mình không lo tu, căn cơ nhỏ hẹp nên không thấy người đắc đạo. Con xin thầy hoan hỉ chia sẻ thêm ý này ạ. Con xin tri ân thầy!
Ngày gửi: 17-08-2021
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, vạn pháp là giả tạm, 6 căn, 5 uẩn là giả tạm, thân này là giả tạm. Vậy kính mong thầy khai thị, trong cuộc sống này, thế giới này, điều gì là thật ạ?
Con xin thành tâm cảm ơn thầy ạ!