Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 11-08-2021
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Sư Ông,
Nhân loại đang lặn ngụp đau khổ trong pháp covid-19.
Sống và tu phải tùy duyên thuận pháp.
Kính xin thầy chỉ dạy nhận thức và hành động thế nào mới đúng là tùy duyên thuận pháp covid-19 ạ.
Con thành kính biết ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 11-08-2021
Câu hỏi:
Thưa sư chư thiên có được phép thọ bát quan trai giới hay chỉ loài người mới được thọ bát giới?
Ngày gửi: 11-08-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch thầy ạ,
Xin thầy cho con hỏi, thiền đúng có phải là nhìn vào kết quả không ạ? Nếu kết quả mình có phát triển từ bi và trí tuệ thì chứng tỏ mình hành thiền đúng phải không thầy?
Con xin thầy chỉ dạy thêm chỗ này con đang phân vân ạ.
Con xin cảm ơn thầy rất nhiều ạ!
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
kính bạch Thầy
con xin có 2 câu hỏi ạ.
1) Con hằng ngày có thực tập quan sát mọi hành động nơi thân như đi, đứng, nói và lúc nằm ạ. Trước nay con thèm ngủ lắm và con có thể ngủ khi vừa mới ngủ dậy thầy ạ. Khi thực tập chính niệm được một thời gian thì 10 ngày trở lại đây mỗi khi con buồn ngủ con thấy con buồn ngủ đến và trùm lên người con, rồi con nhìn xem nó diễn biến thế nào thấy ra thấy ra và hết buồn ngủ luôn thầy ạ. Tối khi đi ngủ mỗi lần cơn buồn ngủ tới và con lại thấy vậy, có hôm con tỉnh tới 2h sáng ạ, lúc cơ thể mệt quá thì tự ngủ, còn không con ngủ rất ít, hôm sau nếu làm việc nhiều thì con bị mệt thầy ạ, và khi muốn ngủ thì lại thấy ra cơn buồn ngủ nên không ngủ được ạ.
2) Khi con làm việc tiếp xúc với cảnh con thấy rõ tâm vọng tưởng, và cả những suy nghĩ hành động khiến minh thích, hay không thích ạ. và con có thấy ra rằng bản thân con khi đối diện với những suy nghĩ hay việc làm mà con thích, thì con lại muốn đồng hóa mình với những suy nghĩ hành động đó. Còn điều con không thích thì con lại muốn tránh xa thầy ạ, cái thấy tâm muốn đồng hóa đó mãnh liệt lắm thầy ạ. Nếu chỉ cần không quan sát là có thể con sẽ làm theo hành động và suy nghĩ đó ạ
con mong thầy chỉ dẫn giúp con ạ.
con chúc thầy thật nhiều sức khỏe, an vui ạ
con Tata Chu
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Con kính bạch sư ông ạ.
Sư ông cho con hỏi. Vào những ngày giỗ ông bà, tổ tiên... thường theo tục lệ cúng giỗ, người thân trong gia đình sẽ sát sanh như gà, vịt để cúng. Con biết việc sát sanh là điều không nên làm, những người sát sanh sẽ mang nghiệp của mình làm. Nhưng trước giờ con còn nghe rằng việc sát sanh để làm mâm cơm cúng cho người mất còn gây nghiệp báo cho người đã mất đó nữa. Vấn đề người đang sống gây tội sao người mất (có thể đã tái sanh hoặc chưa) lại gánh thêm nghiệp đó. Con chưa được hiểu rõ vấn đề này. Sư ông hoan hỷ chỉ dạy giúp con ạ.
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con kính đảnh lễ trên Sư Ông.
Câu hỏi trước Sư Ông giải thích cho con biết Thức uẩn là cái biết 4 uẩn trước, và cũng là nơi sao chép và lưu trữ dữ liệu (phản ứng tâm lý) để sau này khi xúc Ta đem cái biết lúc trước để nhìn các đối tượng, nên cái thấy biết của ta không còn đơn thuần và mới mẻ như lúc đầu nữa. Vậy, trong những lần tiếp xúc thứ 2,3,4... thì vai trò của Tưởng uẩn có còn như lúc đầu không ạ? Trong bài Sư Ông giảng Tưởng uẩn nhìn nhận các đối tượng như đây là bàn tay, đây là hoa hồng,... một cách sơ sài, đơn giản.
Con còn chưa phân định rõ ràng vai trò của Tưởng và Thức trong những lần tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần ở những lần sau. Kính mong Sư Ông từ bi giải đáp giúp con ạ. Con xin thành kính tri ân trên Sư Ông.
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy, trước đây khi chưa có duyên gặp được pháp Thầy, con thường xuyên đau khổ và dằn vặt mình về những khó khăn trong cuộc sống. Con luôn cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này chính là để trả nợ. Tâm tư thường xuyên muộn phiền.
Tình cờ con được đọc những bài chia sẻ của Thầy do bạn con đăng về thiền Vipassanā và từ đó con có bắt đầu tìm hiểu về pháp của Thầy. Kể từ lúc đó con luôn làm theo sự hướng dẫn của Thầy là luôn Thấy Rõ mọi hoạt động của thân tâm, nhìn rõ và nhận biết sự biến chuyển của vui, khổ, giận,... Thật kì diệu là giờ đây mọi thứ con đều cảm thấy nhẹ nhàng, dù khó khăn có đến thì con không còn đau khổ nữa.
Tuy nhiên con có 1 việc vẫn còn lấn cấn mong thầy giải đáp dùm con: theo như những pháp thoại con nghe thì thiền Vipassana là mình để tâm định tĩnh, sáng suốt trong mọi hành động, thì ngay lúc đó đã là thiền. Và chúng ta không cần ngồi thiền định. Nhưng con thấy trong các phần câu hỏi vẫn có rất nhiều bạn tập ngồi thiền định. Vậy con có cần ngồi thiền không ạ?
Con xin cảm ơn thầy và nhờ thầy chỉ rõ sai sót của con về cách tu tập ạ.
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Con từ Thủ Đức hướng về Tổ Đình Bửu Long xin Đảnh Lễ Sư Ông! Đã lâu con không trình pháp nay con xin trình pháp với Thầy. Con vẫn luôn nhớ lần đầu tiên gặp Thầy vào cuối tháng 9 năm 2018 lúc đó con có hỏi Thầy chỉ cho con cách tu. Thầy nói con đọc hai cuốn Thực Tại Hiện Tiền (lý) và cuốn Sống Trong Thực Tại (sự) và kết hợp với nghe pháp thoại. Gần 1 tháng nay con phải ở nhà nên có cơ hội đọc đi đọc lại nhiều lần và liên hệ với cái thực đang là lúc đó như thế nào, con chỉ biết nói lời cảm ơn Thầy vô vàn!
Giờ con mới thấy được không nên kết luận điều gì hết chỉ thấy và thấy, con thấy có một đoạn thầy lấy ví dụ của tác giả Kim Dung rất hay: nếu chưa thấy thực nơi mình thì không nên luyện lung tung kể cả là (thiền định), con cũng thấy thiền định rất nguy hại... nếu không có chánh khí nơi cái thực thì không nên vào, giờ con ngồi rất thoải mái, đến giờ làm thì con làm, có khi bị má con la thì con chỉ biết vậy, có khi sân nữa tùy mức độ và rất nhiều thứ lung tung nhưng con chỉ thấy. Nếu Thật Sự Thực Tại Đang Là thì sẽ không bao giờ chán. Con mong Thầy chỉ điểm thêm giúp con. Con mong Thầy và Chư Tăng cùng các Cô Tu Nữ luôn giữ gìn sức!
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Dạ thầy ơi, con thấy thầy có trả lời câu hỏi 10-08: "Tinh tấn chính là đại dũng. Người thiếu tinh tấn sẽ sống buông lung, phóng dật, lười biếng, bê tha. Để vượt qua những thói hư tật xấu rất cần đại dũng của tinh tấn mới được. Đại dũng nhất của thầy là buông bỏ mọi tìm cầu sở tri, sở đắc bên ngoài để trở về soi sáng thực tại thân-thọ-tâm-pháp."
Dạ thầy ơi vậy làm cách nào để con có được Đại Dũng này? Khơi nó lên hay tạo ra nó như thế nào?
Vì bản thân con là người thiếu cái Dũng này nên trong cuộc sống con rất trì trệ trong mọi việc.
Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 10-08-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy!
Nói đến đạo Phật mọi người nghĩ ngay đến Trí Tuệ và Từ Bi mà hiếm khi được nghe quí Thầy thuyết về Đại Dũng cho đại chúng thấu hiểu.
Kính xin Thầy chỉ dạy thế nào là Dũng? Làm sao để có Dũng? Sử dụng Dũng khi nào? Xin Thầy kể lại lần Thầy đã Dũng mạnh nhất trong cuộc đời.
Con thành kính biết ơn Thầy ạ!