loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
1) Con thường được nghe thầy nhắc tới Sigmund Freud, thầy cho con hỏi là con muốn tìm hiểu thêm về phân tâm học thì chỉ cần đọc sách của Sigmund Freud là đủ rồi phải không ạ?

2) Chánh niệm tỉnh giác là cách hữu thức hóa vô thức hiệu quả nhất, vậy trong phân tâm học có nhắc gì đến cách chánh niệm tỉnh giác mà đạo Phật nói đến không ạ?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hiện tại con có một gia đình hạnh phúc, con hiểu về sự vô thường, nên thành ra con cảm thấy rất sợ việc bố mẹ mình sẽ sớm rời xa mình. Ngay cả lúc ngủ con cũng thấy sợ... Con nên làm sao hả Thầy?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Các khóa thiền Vipassanā cuối năm 2020, đầu năm 2021 được mở vào lúc nào (tại chùa)? Xin cám ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Nam Mô Phật Pháp Tăng Thường Trụ Tam Bảo.
Con xin được đảnh lễ sư Ông ạ.
Xin sư Ông từ bi rải tâm từ cho mẹ con với ạ, mẹ con bị ốm. Mẹ con tên là Lễ Thị Dung sinh năm 1963, pháp danh Liên Dung, trú tại xóm 13, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ạ.
Xin thành kính tri ân sư Ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Một niệm tâm có phải một sát-na tâm không ạ?
Nếu một niệm tâm là một sát-na tâm thì tâm là thường hằng trôi chảy theo Duy thức của đại thừa, còn theo Vi diệu pháp gọi là hữu phần trôi chảy.
Kính mong Thầy chỉ dạy để dứt nghi trong lòng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,

Con không biết có phải mình cố gắng trực diện thấy hiểu tánh biết bằng lí trí quá nhiều, quá tham và mạnh hay không nhưng con thấy sao mà mình càng tu càng đau khổ, stress, phân vân nghi ngờ và mất hết năng lượng sinh động, hoạt bát trong người.

Con xin lấy một ví dụ: khi quan sát thấy tiếng nói của trí năng vang lên trong đầu hay như một trạng thái khổ đau, con sẽ tự vấn hoặc ngấm ngầm muốn biết "cái thứ đang biết" đó là gì. Ngay cái khoảnh khắc đó, thói quen tư duy lăng xăng, áp dụng lý thuyết bài vở này nọ bị kích hoạt rất nhanh, xuất hiện ồ ạt là những tiếng nói nên làm thế này, nên làm thế nọ với khoảnh khắc hiện tại này. Thực sự con cảm thấy rất bế tắc và bị mắc kẹt trong trí năng không lối ra, đôi khi nó làm con cảm thấy như phát điên mà không biết làm sao thưa thầy.

Con biết mình vô minh rất nhiều và tu sai đường ở đâu đấy, con xin được thầy chỉ dẫn!
Con kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Trong khi làm bất cứ việc gì, con không cố ý bắt tâm chú ý vào việc mình đang làm mà để tâm tự nhiên (tâm rỗng, không khởi lên một ý định nào). Biết đc cái gì ở thân, thọ, tâm, pháp thì biết; không biết được cái gì thì thôi (không cố để biết rõ thân, thọ, tâm, pháp như thế nào). Thấy một ý nghĩ cuốn mình đi, mình nhìn nó một cách bình thản thì tâm sẽ tự động về với hiện tại. Khi để tâm tự nhiên và rỗng như vậy thì con thấy hình như tánh biết đang dẫn đường và chỉ cho mình làm mọi việc. Ví như con đi xe máy ngoài đường, con không cố ý đi thế này, thế kia, không quá chú ý đến bất cứ cái gì, để tâm thật bình thản thì con thấy mình cứ đi, đi một cách rõ ràng và tự nhiên. Con hành thiền trong các việc thường ngày như vậy có đúng không ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con thấy trong các bài giảng Phật Pháp có nêu và giải thích 8 tầng thiền trong thiền định. Con không rõ vì sao mình phải biết mình đang ở tầng thiền nào khi đang thực hành ạ? Ý nghĩa của các tầng thiền này là gì?
Con cảm thấy mông lung thế nào ấy.
Con xin thầy giảng giải để con được rõ.

Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2020

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy ạ.
Thầy dạy chú tâm quan sát thân tâm trong chánh niệm tỉnh giác. Cho đến giờ con hiểu và hành như vầy:
1. Theo dõi thân (chân tay, thân mình) trong đi đứng nằm ngồi và những cử động nhỏ nhặt khác, tức là biết rõ thân mình đang trong tư thế nào, hoặc đang làm gì.
2. Quan sát tâm: biết tâm mình đang nghĩ gì, đang có trạng thái và thái độ gì, hoặc nó đang lang bạt đi đâu.
3. Quan sát, nhận ra thân tâm đang như vậy chớ không khởi lên ý nghĩ, ý muốn gì về nó cả.
4. Có những lúc thất niệm, chân đang bước, tay đang làm mà chỉ bước chỉ làm như cái máy, hoặc tâm suy nghĩ miên man, nhưng chợt nhận ra mình đang thất niệm thì, tự động chánh niệm trở lại dù không cố gắng tác ý.
Cả ngày con cứ tập làm như vậy, tối đến con ngồi thư giãn niệm ân đức Phật rồi quán thân từ đầu tới ngón chân, hoặc quán sự thở.
Cách hành như vậy có sai lầm thiếu sót gì không, thưa thầy? Lúc trước con chỉ tập như vậy vào buổi tối thôi, bây giờ con bắt đầu hành cả ngày.
Con cảm ân Thầy dạy đạo ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2020

Câu hỏi:

Con xin cam on Thay, gio con tam phuc khau phuc ma hoc hanh thoi.
Mong Thay luon binh an, manh khoe!

Xem Câu Trả Lời »