loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Bình đẳng là bằng nhau.
Ví dụ: tôi cao bằng anh. Vì anh 1m6; tôi cũng 1m6.
Phật và chúng sanh đều bình đẳng. Như vậy từ bình đẳng này được hiểu như thế.
Cái gì bằng (bình đẳng)?
Và vì sao bằng (bình đẳng)?
Kính xin Thầy chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Mô Phật! Kính bạch Thầy. Xin Thầy giải thích giúp con một đề tài là "Tại sao nói Phật Pháp bất ly Thế Gian Pháp", con đã tìm đọc nhiều tư liệu nhưng hầu như đều rất mơ hồ. Kính mong Thầy tư bi chỉ dạy. Con xin kính tri ân thầy. Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, đọc câu hỏi của một bạn con chợt thắc mắc về bản thân về sự rèn luyện trong tục đế, con tìm được mấy cuốn sách rất hay về vẽ. Con đọc rồi thấy si mê rồi con bỏ, con đọc lại thấy mình đang tạo tác rồi lại bỏ, rồi lại đọc với cái mục đích xa vời rồi con lại bỏ, nhưng có cái gì đó trong con cứ thôi thúc không muốn bỏ hẳn. Nhất là hoàn cảnh bây giờ có thể con phải đổi việc làm mà con lại ngán ngẩm những công việc cũ, ngán ngẫm những trò đùa của cuộc đời, con không muốn tạo tác gì thêm nữa mà để pháp tự vận hành. Con đang tự hỏi những quyển sách này là pháp đem tới xem con có buông được hay không hay là pháp muốn con thông thạo những quyển sách này hoặc là chỉ ra bản ngã của con đang muốn níu giữ. Con rất phân vân. Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi, trong mối quan hệ bạn bè mà ko phải là sự tương giao thì dễ phát sinh sự ràng buộc phải ko ạ? Con đang bị kẹt ở mối quan hệ bạn bè. Khi bạn cần giúp đỡ, nếu việc đó con thấy đúng nên làm và phù hợp với hoàn cảnh con lúc đó con sẽ làm hết mình ko tính toán gì. Nhưng khi bạn cần con mà con thấy việc đó cũng ko thật cần thiết lắm thì con từ chối, tuy nhiên con vẫn tôn trọng sự lựa chọn của bạn, nhưng bạn rất giận mỗi khi con ko làm theo ý bạn, bạn cho rằng con sống chỉ biết có mình thôi. Con thấy ko giận bạn mà rất thương bạn vì bạn bị dính mắc và ràng buộc bởi yếu tố bên ngoài, khi làm điều gì mà ko đc như ý bạn rất khó chịu, như vậy là bị dính mắc rồi phải không thưa thầy?
Con kính đảnh lễ và cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy ạ! Chỉ vài ngày nữa là sắp hết năm, ngoảnh nhìn lại một năm đầy biến động không chỉ riêng bản thân con mà cả xã hội và thế giới nói chung. Về bản thân con, vẫn trong điều kiện hoàn cảnh như vậy nhưng được cái tâm không còn ồn ào, lo lắng, sợ hãi như cái hồi mới tu. Có lẽ cũng nhờ con nghe Pháp của Thầy cộng với việc thực hành, và quan trọng cũng là xác định con đường mình đã lựa chọn, toàn tâm toàn ý nên con thấy mình cũng trưởng thành lên nhiều, hiểu biết và thấy ra mọi thứ trong cuộc sống này cũng chỉ là giả tạm, là ảo tưởng của bản ngã nên đã dần buông mọi thứ, vì vậy mà cái tâm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Tuy vậy, trong một số hoàn cảnh, tâm vẫn còn tham, sân, si. Mỗi lần như vậy, nghe Pháp của Thầy con lại nhìn ra vấn đề và "Thấy ra" bản ngã của mình. Con thật sự cảm ơn Thầy, cảm ơn bài Pháp của Thầy đã cho con thấy thực tại của cuộc sống, những cái dính mắc khiến con người khổ đau đến vậy.
Nhân dịp sắp sang năm mới, con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an lạc. Con luôn biết ơn Thầy đã dạy dỗ chúng con. Con thành kính tri ân Thầy.
Kính thư,
Con,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Trong một câu hỏi của 1 vị Phật tử vào ngày 22/12/20, hỏi về chuyện vong linh người đã khuất khi được cầu hồn có phải là chính người ấy không. Thầy có trả lời đại loại là: khi vong linh của nghiệp thức vẫn còn ở cõi âm (thân trung ấm) & chưa tái sinh do duyên nghiệp thì thời gian đó có thể sẽ rất dài. Theo cách con hiểu là trạng thái đó rất tiêu cực. Con muốn hỏi Thầy liệu có cách nào, để mình biết được người Ba của mình mới mất cách đây rất gần đã siêu sanh chưa mà không cần phải cầu hồn hay những cách pháp chế khác? Đồng thời nếu nghiệp thức của người thân mình vẫn còn thân trung ấm thì mình làm thế nào cho tốt ạ?
Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con có một số câu hỏi muốn hỏi thầy:

Con có nghe nói các tôn giáo hay mọi người nói chung chỉ ủng hộ nam nữ đã có hôn thú, nhưng con không hiểu tại sao người ta phải làm đám cưới, đăng ký kết hôn trong khi vẫn có thể ly dị và mọi thứ đều là vô thường? Vậy thì chẳng phải hai người biết với nhau là được rồi sao lại coi trọng những cặp đôi có đám cưới, có giấy kết hôn hơn những cặp đôi không có những hình thức đó ạ?
Nếu như 2 người yêu nhau có hẹn ước, mà một người bỗng nhiên thay đổi và muốn tiến tới với người khác rồi người đó rời đi thì được cho là bình thường, nhưng nếu như là trong hôn nhân thì người muốn rời đi sẽ bị cho là có lỗi, bị lên án. Tại sao lại có sự phân biệt như vậy và ta có nên coi trọng hình thức đăng ký kết hôn/đám cưới không ạ?

Vấn đề thứ hai con muốn hỏi là nếu như trong tình yêu hay hôn nhân, người muốn rời bỏ mối quan hệ để tiến tới với người khác có lỗi không hay chỉ do hết duyên nên họ rời đi thôi ạ? Nếu như chưa cưới mà họ có con rồi người nam bỏ đi thì người nam đó có tội không thưa thầy? Và nếu là vợ chồng thì người nam đó ly dị để có mối quan hệ khác nhưng vẫn chu cấp cho con cái thì người đó có lỗi không ạ?

Vấn đề thứ ba con thấy trong xã hội có khá nhiều bà mẹ đơn thân, vậy họ có sai khi có con trước khi cưới vì nghe người nam dụ dỗ không ạ? Người nữ phải làm sao để có thể chắc chắn hơn về một mối quan hệ với người nam khi lòng người dễ thay đổi hả thầy? Con thấy giờ li dị cũng nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cặp hạnh phúc viên mãn? Vậy đâu là yếu tố để hạnh phúc bền lâu thưa thầy?

Con cảm ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Theo con hiểu về tục đế và chân đế như sau:
- Chân đế là thấy ra tánh biết để thấy ra tham sân si, không bị tham sân si dẫn dắt hại mình hại người là được.
- Tục đế là cứ làm tất cả mọi thứ cần làm miễn không hại mình hại người, cần rèn luyện thì cứ rèn luyện, tư duy thì cứ tư duy. Vì trong tục đế muốn học một cái gì đó bắt buộc phải tư duy suy nghĩ. VD: Đọc sách muốn hiểu thì phải tư duy, hay học một môn kỹ thuật nào đó thì cần phải cố gắng siêng năng...
Xin thầy chỉ dạy giúp con. Con cảm ơn thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, cho con hỏi một vấn đề này ạ. Con theo đạo của mẹ từ nhỏ là Thiên chúa, nhưng có cơ may biết được Phật pháp cũng như tâm con từ đó luôn hướng về những pháp mà Phật truyền dạy. Nay mẹ con vừa mới qua đời, con nhất tâm hướng về giáo pháp của Đức Phật. Như vậy, con có phạm phải tội phản lại đạo ban đầu mà mẹ con định cho con lúc nhỏ, và nếu con nhất tâm theo giáo pháp của Phật, con cần phải làm gì ạ? Con thành kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Thầy cho con hỏi: làm sao để ta có thể thực hành quan sát sự sân hận, si mê của mình ạ? Con hay bị phản ứng dữ dội tức thời không kiềm chế nổi, sau này con có quan sát nhưng không thấy gì cả và nó cứ lặp đi lặp lại mãi dù con đã được học lý thuyết nhiều nhưng vẫn không thực hành được. Trong lúc cơn giận tới con quên hết tất cả. Con dễ dàng bị cuốn theo cơn tức giận, cảm giác như con có thể làm bất cứ thứ gì điên rồ hay độc ác. Có phải thường xuyên ngồi thiền là phương pháp tốt nhất và cần mất rất nhiều thời gian để có thể quan sát được không thưa thầy? Mong thầy chỉ cho con phương án tốt nhất ạ.
Con xin cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »