loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con xin hỏi!
Khi vô sự ngồi buông thư thì có 2 trường hợp:
1. Nhắm mắt
2. Mở mắt:
- Nếu con nhìn vào 1 điểm hoặc 1 vật trước mắt thì sẽ lọt qua thiền định.
- Nếu con nhìn lung tung phía trước hoặc kiểu như ngắm cảnh, mây trời.. thì bị buông lung phóng dật.
Con xin Thầy hướng dẩn cho con biết làm sao cho đúng.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông có thể cho con hỏi tại sao hưng cảm lại nặng hơn trầm cảm không. Vì trong câu trả lời ngày 26-03-2020 Sư Ông có trả lời một bạn là đã chuyển sang hưng cảm rồi chỉ có cách đưa đi chữa trị chuyên khoa.
Vì bản thân con mặc dù cũng trầm cảm, hầu như luôn buồn, chán nản, mệt mỏi, u uất nhưng con thấy mình có những lúc rất hưng phấn hoạt động nhưng sự hoạt động của nó không phải của người thường mà là ở mức dao động toán loạn. Cách đây không lâu quan sát lại con thấy được nó nhưng hoàn toàn bị chi phối, bây giờ giai đoạn này 10 lần thì có cao nhất 2 lần con nhẫn nại để không bị chi phối nhờ vào chánh niệm cảm nhận quan sát lại chính mình.
Con có tìm hiểu về thông tin trên internet nhưng không có bài đọc nào nói hưng cảm thì nặng hơn và nó có nguy hiểm. Sư Ông có thể giúp con hiểu rõ hơn được không ạ ? Con xin kính tri ân Sư Ông !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2020

Câu hỏi:

Con xin sư ông từ bi chỉ còn cách quán Tứ diệu đế trong kinh Tứ niệm xứ, con đọc tới phần quán Tứ diệu đế trong kinh mà không hiểu phải quán sao hết vì quá dài ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi:
Bài Kinh dưới đây chữ "Xan Tham", "Xan Tham Pháp" được hiểu như thế nào ạ? Vì sao xan tham pháp là hạ liệt. Xin tri ân Thầy!
"Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp. Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Trong năm xan tham này, này các Tỷ-kheo, cái này là tối hạ liệt, tức là xan tham pháp"

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi, thầy đọc câu hỏi của con và mong thầy sẽ phản hồi sớm giúp con vì giờ nguy kịch lắm rồi ạ. Mong nhận tin từ thầy.
Chúc thầy sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy và kính chúc thầy luôn mạnh khỏe. Con là người Phật tử mới học tu tập và may mắn được nghe pháp thoại của thầy. Con xin trình thầy những gì mà con hiểu được sau khi nghe. Giác ngộ là thấy ra sự thật cho nên con chỉ cần Chánh niệm Tỉnh giác trong những sinh hoạt hàng ngày một cách tự nhiên mà không cần học lý thuyết nhiều. Sau đó cái gì đến sẽ đến mà không mong muốn đạt được gì cả. Có phải vậy không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa thầy, con là học trò đã hỏi thầy về chánh niệm khi ngủ ạ. Con đã hiểu lời thầy về việc chánh niệm khi ngủ là lưu xuất từ tiềm thức Bhavanga. Nay con xin phép được trình bày để xác nhận rõ hơn về cái hiểu của con, kính mong thầy từ bi kiên nhẫn chỉ dạy ạ.

1. Tánh biết không sinh không diệt, luôn "đang là" ở đó nên sinh và tử của một con người giác ngộ giải thoát (người đã thấy vô ngã và trở về với thực tánh, người sống với tánh biết vô hạn) thì sinh, tử và ngủ cũng đều giống nhau ở mặt chân đế, rằng tánh biết vẫn luôn ở đó phải không ạ, chỉ là khi người đó đang sống (gồm ngủ ạ) thì có những kí ức, tướng biết, tám thức ở kiếp hiện tại vẫn duy trì phải không ạ.

2. Giống ý 1, quan trọng là tánh biết vẫn "còn đó" khi ta chết phải không ạ, vì con sợ hiểu lầm ý của thầy là khi ngủ thì tánh biết hoạt động, khi chết thì tánh biết không "còn", không "hoạt động" nữa ạ. Con nghĩ ý thầy nói khi ngủ khác khi chết là ở điểm: khi chết, tám thức đã không còn nữa (ngủ/sống thì còn) nhưng tánh biết trong mọi lúc thì vẫn như vậy, vẫn "đang là", không sanh không diệt, chỉ đang là như thế thôi ạ (với người giác ngộ, giải thoát khỏi luân hồi)

3. Tánh biết khi ứng ra trong đời sống thì trong sáng, rỗng rang hoặc chú tâm, quan sát như thầy nói. Nhưng con thấy để mà luận bàn về tánh biết thì quả thật bất khả tư nghì và nên lặng thầm, vô ngôn với cái đang là thì hơn phải không ạ vì tánh biết không vận hành bằng tư duy nên cũng không thể dùng tư duy để hiểu hết chính nó mà chỉ nên cảm, nghiệm thấy. Và chính chúng ta là sự vô ngã, là sự trống rỗng, cũng là tánh biết đúng không ạ. Con biết ngôn ngữ thật bất toàn, hạn chế nhưng thật lòng con vẫn vô cùng mong được thầy hiểu ý con và chỉ dạy chi tiết thêm, chứ con đang thật chưa rõ ràng như vậy ạ.

Con xin kính tri ân thầy và luôn cầu mong thầy duy trì sức khỏe thật tốt trong thời kì dịch bệnh này ạ! Con rất rất biết ơn thầy từ đáy lòng con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Con xin thành kính tri ân Thầy, con cũng thường nghe pháp của thầy, thầy giảng thật từ bi và từ ngữ dễ hiểu, nay con kính mong thầy dạy cho con cách thực hành pháp gì để loại trừ được tánh si mê, mặc dù có lúc con thực hành chánh niệm và đấu tranh với tâm mình nhưng có lúc lại nổi dậy mãnh liệt con không thể ngăn chặn được sự ham muốn tiếp xúc khởi lên trong con. Vi con biết rằng si mê là hành vi bất thiện nhưng sao con không thắng nổi. Kính mong hoan hỉ, con kính chúc thầy vạn sự cát tường. Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy,
Bà nội con đã gần 100 tuổi; trí nhớ suy giảm nhiều. Đã mấy năm nay bà không còn biết đến các con cháu. Ông nội đã mất 6 tháng trước, nhưng đến giờ bà cũng không thật sự biết. Dạo gần đây trong các giấc mơ bà hay nói to rằng bà nhớ ông nội và hỏi ông đang ở đâu. Bà cũng có thể hiện nỗi sợ cái chết trong giấc mơ. Gia đình con không biết Phật pháp, không chú trọng cảm xúc của bà mà hiện chỉ quan tâm làm sao cho bà ăn uống vì bà suy dinh dưỡng. Bà tự giác ăn uống rất ít, ngủ rất nhiều và khi thức giấc thì liên tục bị ép ăn uống. Bà không hợp tác lắm. Con thấy gia đình con trong hoàn cảnh này cũng khổ mà bà cũng khổ. Xin Thầy cho con một lời khuyên trong ánh sáng trí tuệ Phật pháp, làm sao để hỗ trợ cho gia đình và bà nội ạ? Con xin biết ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy, Đang mùa dịch bệnh, xin Thầy giữ gìn sức khỏe. Xin phép Thầy cho con trình pháp.
Có một nhân duyên rất lạ, con được ba mẹ của con và ba mẹ vợ và những người xung quanh khen con có hiếu trước mặt, khi nghe khen con nhìn lại tâm mình lúc đó, con thấy tâm con bình thường, không vui, không phấn khích, khen chỉ là khen, hơn nữa con làm những điều đó cho ba mẹ mình vì lúc đó nhu cầu họ đang cần, và đó cũng là nghĩa vụ hay bổn phận của một người con cần phải làm cho ba mẹ mình, chứ không phải làm như vạy là để được khen hay là gì khác. Dạ thưa Thầy vậy những gì mà con ý thức được và tự giác như vậy có phải đó chính là "giới tự tánh" phải không thưa Thầy? Con xin cám ơn Thầy, con kính chúc Thầy thân và tâm luôn được an lạc.

Xem Câu Trả Lời »